Các nội dung chính
Đằng sau sự thành công của những doanh nghiệp luôn có sự đóng góp của những chiến lược Marketing hoàn hảo. Và đằng sau đó là óc sáng tạo tuyệt vời của một người được gọi là CMO. Vậy CMO là gì? Hôm nay, hãy cùng Adsplus.vn tìm hiểu nhé.
CMO là gì?
CMO là viết tắt của cụm từ “Chief Marketing Officer” hay còn được gọi là Giám đốc Marketing. Đây là một trong nhiều chức vụ quản lý cấp cao trong một công ty. Trách nhiệm của vị trí bao gồm bao quát chiến lược marketing, chiến lược thương hiệu cho tất cả các công ty thành viên trong tập đoàn. Đồng thời, lên kế hoạch những bước đi kế tiếp cho sự phát triển của tập đoàn.
Trong thời gian đầu của nền kinh tế mới phát triển thời gian vừa qua, có thể thấy một CMO giỏi, không chỉ nhìn thấy những xu hướng phát triển của thị trường để tìm ra những cơ hội kinh doanh khả thi, mà hơn thế CMO còn xác lập những hướng phát triển “bền vững” cho doanh nghiệp, nhất là đối với các chuyên gia marketing thấu hiểu vai trò và bản chất của thương hiệu. Việc ứng dụng marketing ở tầm chiến lược và tầm lãnh đạo nhất thiết đòi hỏi những cá nhân xuất sắc, những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực marketing, không chỉ có tầm nhìn quốc gia mà còn đòi hỏi tầm hiểu biết khu vực .
Vai trò và trách nhiệm của các CMO thể hiện qua việc:
- Phát triển sản phẩm
- Truyền thông tiếp thị
- Nghiên cứu thị trường
- Chăm sóc khách hàng
- Phát triển kênh phân phối
- Quan hệ công chúng
- Quản trị bán hàng
CMO thực hiện quản trị mọi hoạt động quảng bá doanh nghiệp, hỗ trợ kinh doanh và hỗ trợ các hoạt động thương mại như:
- Hoạch định chiến lược, kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện hoạt động Marketing của công ty.
- Xây dựng các công cụ đo lường hiệu quả hoạt động Marketing
- Tổ chức thực hiện các hoạt động và chương trình nghiên cứu thị trường
- Tham mưu cho, ban Giám đốc về truyền thông, nhận diện và phát triển thương hiệu
- Huấn luyện và đào tạo nhân viên phòng marketing thuộc phạm vi phụ trách
- Thiết lập và duy trì quan hệ với các đối tác, cơ quan truyền thông, các nhà cung cấp dịch vụ có liên quan phục vụ cho hoạt động marketing của công ty
Tham khảo thêm:
Những yếu tố tạo nên một CMO xuất sắc
1. Định vị thương hiệu cho doanh nghiệp
CMO phải xác lập chiến lược marketing toàn diện 4P cho từng thương hiệu & sản phẩm, hay cho từng mảng kinh doanh, và chiến lược 7P cho từng công ty thành viên, xác lập hệ thống phân phối như một hạ tầng chung cho cả tập đoàn, xây dựng cơ cấu thương hiệu hợp lý cho tất cả các công ty thành viên vốn hoạt động trong từng ngành hàng, sản phẩm hay thị trường mang tính cục bộ; một cơ cấu tài chính thương hiệu tương hỗ.
2. Sáng tạo và theo đuổi những xu hướng tiếp thị thời đại
CMO phải đủ năng lực chuyên môn để thiết lập các quy trình quản lý, hệ thống hóa và quy trình hóa những công việc liên quan đến marketing và thương hiệu. Theo đó tư tưởng chất lượng toàn diện sẽ hài hòa với tư duy marketing. Có hàng trăm xu hướng kinh doanh cùng tồn tại ở một thời điểm nhưng chỉ có vài xu hướng liên quan, có sức hút với doanh nghiệp. Việc lựa chọn đúng xu hướng có thể mở ra một thị trường cũng như mở rộng tệp khách hàng hoàn toàn mới.
3. Đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động Marketing của doanh nghiệp
Một quy trình đánh giá hoàn chỉnh của CMO sẽ kết nối các hoạt động của công ty, kinh nghiệm của mọi người qua đó cũng được sử dụng và hỗ trợ. Đó là điều mà CMO nào cũng mong muốn đạt được. Nhưng để làm được như thế, CMO cũng cần đạt được sự ủng hộ và góp sức của ban giám đốc cấp cao cũng như các chuyên gia điều hành trong các bộ phận khác của công ty.
4. Tạo dựng môi trường, văn hóa hợp tác
CMO phải là cầu nối đắc lực giữa marketing và công nghệ. Nắm vững một mô hình marketing innovation thích hợp, ngoài công việc xác lập hệ thống quản trị, hệ thống phân phối và sáng tạo truyền thông, CMO còn phải có khả năng xác lập những chương trình nghiên cứu phát triển mang lại những kết quả cụ thể, tạo những sản phẩm mới hoàn thiện ở cấp độ sản phẩm thương hiệu, chứ không phải là sản phẩm ý tưởng hay sản phẩm công nghệ
CMO phải khuyến khích sáng tạo, thấu hiểu công nghệ và cùng với các chuyên gia công nghệ sáng tạo ra những ý tưởng sản phẩm tiên phong cả về công nghệ và hấp dẫn nhu cầu, theo đúng xu hướng tiêu dùng và hài hòa với sứ mệnh của doanh nghiệp.
5. Đứng trên cương vị khách hàng để thấu hiểu
Nhiệm vụ của CMO là bảo vệ và cải thiện những trải nghiệm của khách hàng. Điều này đòi hỏi một tầm nhìn xa, sự hiểu biết căn bản về Design Thinking và sẵn sàng đứng lên đại diện cho khách hàng trên cương vị là ban lãnh đạo của công ty.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về CMO là gì. Đồng thời, nắm rõ hơn vai trò của CMO trong doanh nghiệp của mình. Hãy cùng theo dõi những bài viết tiếp theo của Adsplus.vn nhé!
Tham khảo thêm:
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn