Các nội dung chính
Trước khi mà bạn muốn thị trường kinh doanh đi theo cách mà bạn muốn thì bạn nên có một kế hoạch phát triển thị trường rõ ràng. Sự thật là kinh doanh mà không có kế hoạch rõ ràng đặc biệt là kế hoạch Marketing giống như lái xe mà không có bản đồ. Nếu bạn có đích đến nhưng không có lộ trình rõ ràng. Lúc này, bạn sẽ dễ bị mắc những lỗi khiến bạn tốn kém thời gian và chi phí.
Kế hoạch Marketing = Sự tự tin
Cách duy nhất để có thể bắt đầu kinh doanh một cách tự tin là phát triển một kế hoạch Marketing thật tốt. Mà muốn làm tốt được thì phải có sự hỗ trợ từ các dữ kiện và nghiên cứu. Từ các kế hoạch đã thiết lập, bạn có thể biết làm thế nào để có thể thu hút khách hàng đến với công ty. Đây là bước quan trọng trong việc thúc đẩy cho việc mua hàng của người mua sắm. Một bên khác mà doanh nghiệp cần tiếp cận đó là các tổ chức tài chính. Một kế hoạch hoàn hảo là khi nó thuyết phục được các tổ chức tài chính cho vay vì tỉ lệ thành công cao.
Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, kế hoạch Marketing không bao giờ là hoàn thiện. Mà đây là bản kế hoạch có thể thay đổi và cập nhật liên tục để phản ứng sự thay đổi của doanh nghiệp. Có nhiều vấn đề mà một bản kế hoạch Marketing cần quan tâm. Dưới đây là một số yếu tố cần thiết mà bất kỳ ai xây dựng kế hoạch Marketing cần biết.
Phân tích tình huống
Nhiều công ty sẽ bắt đầu bước đầu tiên bằng việc phân tích SWOT. Từ đó họ có xem xét được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Việc này các doanh nghiệp có thể xem xét các đối thủ cạnh tranh trên nhiều yếu tố. Một trong số đó là cách họ hoạt động đồng thời làm quen với điểm mạnh, điểm yếu của họ.
Điểm mạnh
Đây là bất kỳ lợi thế cạnh tranh, kỹ năng, chuyên môn, trình độ hoặc các yếu tố khác mà doanh nghiệp tự tin. Tất cả yếu tố trên phải giúp doanh nghiệp cải thiện vị trí trên thị trường và không dễ dàng sao chép. Một số ví dụ như: đội ngũ bán hàng được đào tạo bài bản, tỷ lệ giữ chân người dùng cao. Cùng với đó là một số yếu tố liên quan đến công nghệ như chi phí sản xuất thấp do công nghệ vượt trội.
Điểm yếu
Đây là các yếu tố khiến doanh nghiệp giảm đi khả năng đạt được các mục tiêu trên thị trường. Một số điểm yếu mà các doanh nghiệp dễ mắc phải như dịch vụ giao hàng không đáng tin cậy, thiếu kế hoạch và nỗ lực tiếp thị.
Cơ hội
Đây là các yếu tố giúp doanh nghiệp phát triển hơn trong thị trường. Chúng có thể bao gồm tìm kiếm thị trường mới, bắt kịp theo các xu hướng công nghệ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nên tận dụng các kỹ năng hiện có để phát huy tối đa cơ hội để phát triển,
Thách thức
Đây chính là những rào cản xảy ra trong lúc doanh nghiệp gia nhập các thị trường mới. Chẳng hạn như việc thiếu nguồn lực lao động, các luật lệ hay các chính sách liên quan đến kinh tế gây bất lợi.
Xây dựng hồ sơ thị trường mục tiêu
Chân dung nhân khẩu học
Lúc này doanh nghiệp phải chứng minh được rằng họ hiểu toàn diện khách hàng mục tiêu của họ. Lúc này doanh nghiệp cũng nên hiểu về chân dung nhân khẩu học cơ bản rồi từ đó vẽ hồ sơ cơ bản về khách hàng mục tiêu. Lúc này các yếu tố như tuổi, giới tính, nghề nghiệp, mức thu nhập, trình độ học vấn cũng nên được cân nhắc.
Ước tính nhu cầu
Doanh nghiệp lúc này nên nghiên cứu về các ước tính nhu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ. Cùng với đó là tốc độ tăng trưởng trong nhu cầu đó. Việc này sẽ xây dựng niềm tin cho các tổ chức tài chính đối với doanh nghiệp. Khi họ tin tưởng rằng doanh nghiệp có khả năng phát triển cao thì việc vay sẽ dễ dàng hơn.
Động lực mua hàng
Việc hiểu chính xác các tác động để thúc đẩy khả năng mua hàng của người mua sắm cũng rất quan trọng. Lúc này doanh nghiệp phải tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi tưởng đơn giản nhưng lại khó. “Tại sao khách hàng lại chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp mình thay vì đối thủ ?” Lúc này doanh nghiệp cũng nên biết tại sao khách hàng lại không mua sắm các sản phẩm của đối thủ. Những hiểu biết sâu sắc này sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển các sản phẩm hay dịch vụ vượt trội đối thủ cạnh tranh.
Đặc mục tiêu Marketing rõ ràng
Lúc này doanh nghiệp phải đề cập rõ ràng các mục tiêu mong muốn đạt được với khung thời gian rõ ràng. Lúc này cách tiếp cận dễ dàng nhất là sử dụng các thước đo Marketing. Một số mục tiêu thị trường có thể bao gồm:
- tổng thị phần và phân khúc
- tổng số khách hàng và tỷ lệ giữ chân
- tỷ lệ thị trường tiềm năng của bạn mua hàng (tỷ lệ thâm nhập)
- kích thước hoặc khối lượng mua hàng trung bình
Xác định chiến lược tiếp thị của bạn trong kế hoạch phát triển thị trường
Khi bạn đã xác định được mục tiêu của doanh nghiệp mình. Đây là thời điểm bạn nên xem xét cách Marketing doanh nghiệp của mình đến với khách hàng. Các chiến dịch thường bao gồm 4P:
- Sản phẩm (Product)
- Địa điểm (Place)
- Giá (Price)
- Xúc tiến (Promotion)
Cách bạn lựa chọn phương tiện tiếp thị nào sẽ bị chi phối bởi thị trường mục tiêu mà bạn chọn. Vì vậy lúc này bạn cần hiểu rõ các phương tiện khác nhau để có thể tiếp cận với các đối tượng khác nhau. Bạn đừng bao giờ suy nghĩ việc chi tiền cho quảng cáo là tốn kém. Đôi khi bạn có thể tận dụng các phương thức quảng cáo miễn phí như Email để tiết kiệm.
Một số phương thức quảng bá tốn kém nhất như là quảng cáo, khuyến mãi cũng như PR. Sử dụng các nền tảng trực tuyến để tiếp cận khách hàng với chi phí thấp hơn. Do đó, Online Marketing là một chiến lược mạnh mẽ vì nó không tốn kém và hiệu quả trong việc tiếp cận thị trường mục tiêu.
Tạo kế hoạch tài chính của bạn trong bản kế hoạch phát triển thị trường
Lúc này bản kế hoạch cần có các dự báo ngân sách và doanh số bán hàng. Tuy nhiên bạn không cần phải làm cho nó quá phức tạp, mà bạn nên giữ nó đơn giản sẽ tốt hơn. Bạn có thể bắt đầu bản kế hoạch tài chính bằng một số câu hỏi như sau:
- Bạn mong đợi sẽ bán được bao nhiêu ?
- Chi phí sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ của bạn là bao nhiêu ?
- Chi phí hoạt động là bao nhiêu ? (Bao gồm phí tuyển dụng và tiền lương ở đây)
- Chi phí vận hàng doan nghiệp của bạn là bao nhiêu ?
Cùng với đó, việc phân tích điểm hòa vốn là một bước quan trọng trong việc phát triển kế hoạch Marketing. Phân tích này cho thấy chính xác số tiền bạn cần trang trải chi phí kinh doanh của mình. Nếu có thể vượt qua được điểm hòa vốn thì sẽ dễ dàng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Kinh doanh. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn