Các nội dung chính
Các thông tin đầu tư tài chính không chỉ tiếp cận với người dùng thông qua các nền tảng truyền thống. Mà hiện tại hơn 50% nhà đầu tư tài chính bị ảnh hưởng bởi các thông tin trực tuyến. Vậy làm thế nào để có thể xây dựng một chiến lược Marketing hiệu quả cho ngành tài chính trên các nền tảng mạng xã hội?
Marketing trong ngành tài chính không dễ dàng như Marketing cho ngành thời trang hay mỹ phẩm. Giới hạn lớn nhất trong ngành tài chính là có quá nhiều thuật ngữ. Do đó, các chiến dịch Marketing cần làm đơn giản các thuật ngữ này nhưng vẫn giữ được ý nghĩa của riêng chúng.
Thêm vào đó, các thủ tục pháp lý và các hạn chế làm cho việc Marketing trong ngành tài chính càng khó khăn. Những hạn chế này sẽ làm hạn chế sự sáng tạo của các Marketer khi tạo ra nội dung tiếp cận với người dùng. Vậy làm thế nào để tận dụng các nền tảng để có thể Marketing trong ngành tài chính?
Xem thêm:
- Google Ads mở rộng yêu cầu xác minh với quảng cáo tài chính
- [EBOOK] Thống kê Facebook liên quan đến xu hướng ngành tài chính
1. Thu hút những người có ảnh hưởng
Influencer Marketing không được nhiều người quan tâm khi vừa mới xuất hiện. Tuy nhiên, hiện tại giờ đây nó đã trở thành ngành công nghiệp trị giá tỷ đô.
Nhiều công ty tài chính không quan tâm về Influencer Marketing, vì họ nghĩ rằng khách hàng tiềm năng của họ là đối tượng trung niên. Nhưng các doanh nghiệp nên biết rằng Gen Z chiếm 40% người tiêu dùng toàn cầu. Không chỉ thế, 34% Gen Z đang học tài chính cá nhân thông qua YouTube và TikTok.
Do đó, cách tốt nhất để tiếp cận đối tượng tiềm năng này là thông qua Influencer Marketing. Hãy chọn một người ảnh hưởng am hiểu về ngành tài chính trong chiến dịch của bạn. Họ sẽ là người am hiểu rõ ràng về các thuật ngữ trong ngành và giải thích một cách dễ hiểu nhất đến với khách hàng của bạn. Bạn hãy nâng cao mối quan hệ của thương hiệu với người dùng thông qua người ảnh hưởng có uy tín trong ngành.
2. Thực hiện nghiên cứu đối tượng chuyên sâu
42% chuyên gia trong ngành tài chính cho rằng tiếp cận đúng đối tượng là mối quan tâm hàng đầu của họ. Đó là do mức độ thành công của chiến dịch sẽ phụ thuộc vào độ chính xác của đối tượng.
Các dữ liệu về đối tượng tiềm năng sẽ ảnh hưởng đến các quyết định sau này của bạn. Do đó, bạn hãy đảm bảo rằng mình đã xây dựng hồ sơ khách hàng đầy đủ và chi tiết nhất.
Do đó, bạn hãy bắt đầu bằng việc xác định độ tuổi, giới tính, vị trí của đối tượng mục tiêu, thông tin nhân khẩu học… Bạn có thể tận dụng các nền tảng mạng xã hội và tìm hiểu thông tin từ đó. Hoặc bạn có thể hỏi trực tiếp khách hàng của mình thông qua bài khảo sát. Bạn cũng có thể xem đối thủ cạnh tranh đang nhắm mục tiêu đến ai, như thế nào. Để từ đây thương hiệu của bạn có thể tìm ra được đối tượng mục tiêu cho riêng mình.
3. Chọn nền tảng một cách khôn ngoan
Quảng cáo của bạn nên đến đúng người để có thể tạo ra các giá trị hữu hình cho thương hiệu. Để làm được điều đó, thì bạn phải tìm được một nền tảng mạng xã hội mà khách hàng mục tiêu của bạn sử dụng nhiều nhất.
Ngoài việc tìm hiểu đối tượng mục tiêu đang sử dụng nền tảng mạng xã hội nào. Thì thương hiệu cũng phải xác định người dùng thường tương tác với loại nội dung nào? Sau đó hãy tạo loại nội dung mà người dùng sẽ thích thú trên từng nền tảng.
4. Thử nghiệm để tối ưu hóa quảng cáo
Để biết được quảng cáo có phù hợp với người dùng hay không? Việc bạn cần làm lúc này là kiểm tra chúng trước khi khởi chạy.
Theo thống kê, các quảng cáo tài chính chiếm tới 14% chi tiêu quảng cáo của các nền tảng trực tuyến. Điều này đã cho thấy, các thương hiệu trong ngành đã chi bao nhiêu cho quảng cáo trực tuyến. Do đó, bạn hãy đảm bảo rằng mỗi số tiền chi ra đều đáng giá bằng việc kiểm tra trước khi khởi chạy.
5. Luôn gắn liền với thương hiệu
Niềm tin là yếu tố quan trọng trong tất cả các ngành. Tuy nhiên, yếu tố này lại càng quan trọng hơn đối với ngành tài chính.
Có đến 61% người dùng sẽ lựa chọn không sử dụng thương hiệu tài chính khi không hiểu rõ. Do đó, bạn cần xây dựng thương hiệu của mình thật vững mạnh. Để từ đây người dùng có thể nhận ra với các yếu tố thương hiệu.
Việc xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng nhận thức khách hàng. Mà nó còn tác động trực tiếp đến doanh thu của thương hiệu. Do đó, bạn hãy xác nhận các yếu tố liên quan đến thương hiệu và duy trì sự nhất quán trong các nội dung quảng cáo.
6. Ưu tiên nội dung, hình ảnh chất lượng
Khi tiếp cận khách hàng qua mạng xã hội các thương hiệu nên tập trung tối đa vào hình ảnh. Người dùng sẽ không quá quan tâm đến các nội dung dài, mà sự chú ý của họ sẽ tập trung vào hình ảnh.
Thương hiệu hãy xử lý hình ảnh trực quan hơn, dễ dàng hơn cho người dùng. Hãy cung cấp các nội dung chính trên hình ảnh và hướng sự tập trung của người dùng vào đó. Do đó, hãy tạo hình ảnh dễ nhớ, hấp dẫn và truyền tải thông điệp một cách nhanh chóng.
7. Ngăn chặn khủng hoảng bằng cách lắng nghe xã hội
Tâm lý của người dùng có thể thay đổi chỉ sau một đêm. Bằng cách lắng nghe xã hội, các thương hiệu có thể bắt tay vào hành động ngay khi có rắc rối xảy ra. Lắng nghe giúp các tổ chức tài chính thực hiện phân tích tình hình và quản lý khủng hoảng nhanh chóng. Điều này hoàn toàn quan trọng để ứng phó thành công với khủng hoảng.
8. Lắng nghe tiếng nói của người dùng trong thời gian thực
Lắng nghe trên mạng xã hội cung cấp dữ liệu tiếng nói của khách hàng (VoC) có giá trị giúp bạn cập nhật tình hình hoạt động kinh doanh của mình, toàn ngành. Đặc biệt sẽ giúp bạn nắm được những biến động trong sở thích của người tiêu dùng.
Đối với các thương hiệu dịch vụ tài chính, các truy vấn lắng nghe trên mạng xã hội có thể hiển thị mọi thứ. Họ có thể nắm bắt từ xu hướng thị trường chứng khoán đến những diễn ngôn tiêu cực xung quanh công ty hoặc sản phẩm của họ.
Việc lắng nghe cho phép bạn khai thác các cuộc trò chuyện của người tiêu dùng. Đồng thời cung cấp những hiểu biết sâu sắc và những bài học quan trọng mà bạn cần để định hướng chiến lược trên toàn tổ chức của mình. Các công cụ này tiết lộ cảm nhận của người tiêu dùng về đối thủ cạnh tranh của bạn và giúp bạn xác định các khoảng trống trong ngành để tìm cơ hội mới nhằm tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp của bạn.
9. Mang đến trải nghiệm khách hàng tốt hơn
Mạng xã hội là nơi lý tưởng để nâng cao khả năng khám phá của bạn. Để từ đây bạn có thể thúc đẩy nhận thức về thương hiệu và lòng trung thành. Đồng thời giúp doanh nghiệp mang lại kết quả phát triển kinh doanh. Không chỉ thế, mà còn đảm bảo mức độ hài lòng của khách hàng cao hơn. Các thương hiệu đạt được điều này bằng cách tạo ra những kết nối có ý nghĩa với khách hàng và những người ủng hộ. Bên cạnh đó là cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng theo thời gian thực.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn