Lưu ý khi bắt đầu cho các nhà kinh doanh cây cảnh mini

Các nội dung chính

Do sự phát triển của đô thị ngày một nhanh và có rất nhiều người chuyển đến thành phố sinh sống, nơi mà họ chỉ có một khoảng ban công nhỏ. Từ đó mà ngành kinh doanh cây cảnh mini trở trên bùng nổ. Với một không gian sống không có một khoản sân vườn rộng thì những cây bonsai nhỏ bé có sức hấp dẫn vô cùng lớn với những người yêu cây cảnh.

kinh doanh cây cảnh mini

Bạn có thể bắt đầu kinh doanh cây cảnh mini bằng cách làm theo các bước sau:

Xem thêm: 

1. Lập kế hoạch kinh doanh cây cảnh của bạn

Một kế hoạch kinh doanh rõ ràng và chi tiết là một điều cần thiết để thành công với tư cách mà một doanh nhân. Trước khi bắt đầu kinh doanh bạn nên lưu ý một số điều sau:

Các chi phí để kinh doanh cây cảnh mini

Bạn có thể bắt đầu kinh doanh những cây cảnh mini trên một mảnh đất nhỏ hoặc một vị trí trong nhà để trồng cây. Bạn sẽ cần mua hạt giống hoặc cành giâm, chậu hoặc các kệ để chậu cây, v.v. Bạn cũng cần tiền để mua các dụng cụ trồng cây, chẳng hạn như dây nhôm hoặc đồng để cắt tỉa, tạo kiểu cho cây cảnh, mua thuốc bảo vệ khỏi sâu bọ và kích thích sự tăng trưởng.

Các chi phí liên tục cho việc kinh doanh cây cảnh 

Bạn phải dành ra khoảng một khoản chi phí để tiếp tục mua lại hạt giống, đất, chậu và các thiết bị khác. Chúng chiếm khoảng 30% doanh thu trung bình của bạn hàng tháng. Chi phí cho doanh nghiệp của bạn sẽ bao gồm địa điểm, chi phí duy trì mặt tiền cửa hàng. Các chi phí đáng kể khác sẽ là tiền lương cho chính bạn và nhân viên. Bên cạnh đó là chi phí để duy trì website hay chạy quảng cáo cho cửa hàng bán cây cảnh.

Thị trường mục tiêu

Khách hàng của doanh nghiệp là những người yêu thích những loại cây cảnh mini, nhỏ gọn. Những người thích làm vườn tại nhà và những người đang tìm kiếm quà tặng cũng là những khách hàng tuyệt vời để nhắm mục tiêu. Những khách hàng không muốn bỏ công sức vào việc chăm sóc cây cảnh thường ít được doanh nghiệp chú ý đến. Đó là vì những cây này cần được chăm sóc thường xuyên.

2. Hình thành pháp nhân

Việc thành lập một pháp nhân kinh doanh hợp pháp giúp bạn không phải chịu trách nhiệm pháp lý cá nhân nếu doanh nghiệp cây cảnh mini của bạn gặp phải vấn đề. Các cấu trúc kinh doanh phổ biến nhất là công ty hợp danh/ trách nhiệm hữu hạn, tập đoàn.

3. Đăng ký thuế

Bạn cần phải đăng ký nhiều loại thuế trước khi bạn bắt đầu một hoạt động kinh doanh nào đó. Tùy thuộc vào cơ cấu kinh doanh cây cảnh mini bạn chọn. Mà lúc này bạn có thể tùy chọn loại khác nhau sao cho phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

4. Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp

Sử dụng các tài khoản tín dụng và ngân hàng dành riêng cho doanh nghiệp là điều cần thiết để bảo vệ tài sản cá nhân. Ngoài ra, mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp còn giúp bạn:

  • Tách tài sản cá nhân của bạn khỏi tài sản của công ty bạn. Điều này cần thiết để bảo vệ tài sản cá nhân.
  • Giúp cho việc hạch toán và khai thuế trở nên dễ dàng hơn.

5. Thiết lập kế toán kinh doanh

Việc ghi chép lại các khoản chi phí và nguồn thu nhập khác nhau của bạn là rất quan trọng. Nó giúp bạn hiểu được hoạt động tài chính trong kinh doanh nói chung và kinh doanh cây cảnh mini nói riêng. Điều này còn giúp giữ các tài khoản chính xác và chi tiết. Đồng thời điều này cũng giúp đơn giản hóa việc khai thuế hàng năm của bạn.

6. Lấy giấy phép cần thiết

Không xin được giấy phép cần thiết, doanh nghiệp của bạn có thể bị phạt nặng. Nếu nặng hơn đôi khi thậm chí khiến doanh nghiệp bạn phải đóng cửa. Kinh doanh cây cảnh mini quan trọng nhất là mặt bằng kinh doanh. Do đó những giấy tờ như chứng nhận cư trú, hợp đồng thuê mặt bằng rất quan trọng,…

7. Bảo hiểm kinh doanh

Cũng giống như với giấy phép, doanh nghiệp của bạn cần có bảo hiểm để hoạt động một cách an toàn và hợp pháp. Có một số loại hợp đồng bảo hiểm được tạo ra cho các loại hình kinh doanh khác nhau với những rủi ro khác nhau. Nếu bạn không chắc chắn về các loại rủi ro mà doanh nghiệp cây cảnh mini của bạn có thể gặp phải, hãy bắt đầu với Bảo hiểm trách nhiệm chung . Đây là phạm vi bảo hiểm phổ biến nhất mà các doanh nghiệp nhỏ cần phải có.

8. Xác định thương hiệu của bạn

Thương hiệu của bạn là đại diện cho công ty, cũng như cách doanh nghiệp của bạn được công chúng nhìn nhận. Một thương hiệu mạnh sẽ giúp doanh nghiệp của bạn nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Chuẩn bị sẵn danh thiếp hoặc tờ rơi khi bạn tổ chức các sự kiện ở địa phương, chẳng hạn như hội chợ cây cảnh, v.v. Một cửa hàng trực tuyến cũng là điều cần thiết để hỗ trợ cho việc đăng tải hình ảnh các cây cảnh mini. 

9. Tạo trang web cho doanh nghiệp

Sau khi xác định thương hiệu và tạo logo, bước tiếp theo là tạo một trang web cho doanh nghiệp của bạn .

Mặc dù tạo trang web là một bước thiết yếu, nhưng một số người có thể sợ rằng nó nằm ngoài tầm với của họ vì họ không có bất kỳ kinh nghiệm xây dựng trang web nào. Tuy nhiên bạn vẫn có thể thuê người thiết kế trang web và bắt đầu học cách quản lý nó. 

10. Thiết lập hệ thống điện thoại doanh nghiệp

Thiết lập điện thoại cho doanh nghiệp là một trong những cách tốt nhất để giúp giữ cuộc sống cá nhân và cuộc sống kinh doanh của bạn tách biệt và riêng tư. Ngoài ra, nó cũng giúp cho doanh nghiệp của mình sự chủ động hơn, mang lại tính hợp pháp cho doanh nghiệp của bạn và giúp khách hàng tiềm năng tìm thấy và liên hệ với bạn dễ dàng hơn.

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn

Gọi 1800.0098 ( miễn phí ) để tư vấn tốt nhất,
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ