Các nội dung chính
Cuối năm 2021, mọi thứ đang dần trở lại với trạng thái ban đầu của nó. Nhu cầu mua sắm tăng cao ngay dịp Black Friday. Mội trong những ngày lễ hội mua sắm lớn nhất hành tinh. Cùng học hỏi 12 chiến dịch Black Friday thành công nhất từ trước đến giờ để chuẩn bị cho một mùa bội thu nào.
1. Black Friday là gì?
Black Friday hay còn được gọi là ngày thứ sáu đen tối. Đây là một ngày lễ thường diễn ra ngay sau ngày lễ tạ ơn của người Châu Âu. Vì ngày lễ tạ ơn thường diễn ra vào ngày thứ năm của tuần lễ thứ 4 trong tháng 11. Cho nên Black Friday cũng được tổ chức ngay sau đó, tức thứ sáu ngay sau ngày lễ tạ ơn. Thường rơi vào khoảng 23-29 tháng 11 với quy mô trên toàn thế giới. Black Friday đã có từ thế kỉ trước và được kéo dài như một lễ hội mua sắm cho đến nay. Có rất nhiều cách giải thích cho tên gọi này. Cách giải thích hợp lí nhất có lẽ là khoảng thời gian này nhu cầu mua sắm sẽ tăng cao do sắp đến Noel.
Ngoài ra trong kinh doanh có một cụm từ ‘’In the black’’ tức là có dư, có lời. Ngược lại với cụm từ ‘’In the red’’ là thua lỗ, nợ nần. Như vậy, Black Friday không chỉ có ý nghĩa với những người mua sắm mà còn với cả những người làm kinh doanh.
Chính từ nhiều lý do này đã tạo nên một Black Friday.
2. 12 chiến dịch Black Friday thành công nhất mọi thời đại
Mỗi mùa Black Friday đến là các nhà kinh doanh lại đau đầu làm sao để chiến khai một chiến dịch thật thành công. Dưới đây là gợi ý 12 chiến dịch Black Friday được cho là thành công nhất mọi thời đại.
2.1 Amazon – Vua của các chiến dịch Black Friday
Amazon – gã khổng lồ trực tuyến đứng ngang hàng với Google, Facebook, Apple.
Amazon luôn bắt đầu chiến dịch Black Friday từ rất sớm. Thường bắt đầu kể từ ngày 4 tháng 11 cho đến hết mùa Black Friday. Đây có thể được xem là một trong những bí mật thành công của Amazon. Thay vì chờ đợi đến ngày, Amazon bắt đầu chiến dịch từ sớm như một cách tiếp cận khách hàng. Nhờ thế mà doanh thu dịp này của Amazon thật sự đáng kinh ngạc. Có thể nói là bất bại trên thương trường quốc tế.
Amazon cũng rất biết cách tận dụng thời thế khi giới thiệu chiến dịch Black Friday tích hợp với kinh doanh bán lẻ ở nước Anh.
2.2 Chiến dịch của Apple
Tiếp thị qua email là sự lựa chọn hàng đầu của Apple.
Để thu hút khách hàng, Apple sẽ gửi những email trêu chọc họ với sự mong đợi. Khi Black Friday sắp diễn ra, Apple sẽ gửi email thứ hai thông báo chi tiết cụ thể về các ưu đãi trước một tuần. Một trong những cách tuyệt vời để giữ chân khách hàng thân thiết.
2.3 Chiến dịch Cards Against Humanity
Đây là một chiến dịch với cách thức vô cùng độc lạ. Họ thực hiện nó như một trò trêu chọc khách hàng vào ngày Black Friday.
Họ phát hành một loại thẻ gọi là Card Against Humanity. Card Against Humanity hay còn gọi là Odd, một trong những trò chơi bài phổ biến. Odd có nghĩa là lạ lùng, kỳ lạ. Người chơi sẽ không biết chuyện xảy ra tiếp theo. Trò này chủ yếu là gây bất ngờ cho người tham gia.
Vào năm 2018, họ bắt đầu giảm giá khủng khiếp 99% cho nhiều mặt hàng, bao gồm cả một chiếc ô tô độc lạ với giá 97,50 đô la.
Vào năm 2013, họ đã tăng giá sản phẩmlên 5 đô la và có vẻ như gây tranh cãi. Nhưng ý tưởng vô lý này thực sự đã làm tăng doanh số bán hàng của họ so với năm trước.
2.4 Chiến dịch của Walmart
Walmart được biết đến là công ty bán lẻ quốc tế nhờ hình thức mua bán trực tuyến và chuỗi các siêu thị, cửa hàng tạp hóa giảm giá.
Năm ngoái, Walmart đã có một chiến dịch kéo dài 6 ngày. Walmart đã thực hiện chiến dịch countdown Black Friday vui nhộn với thẻ #DealsForDays. Chiến dịch này đã kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng khi những giảm giá lần lượt được tung ra.
2.5 Chiến dịch của Kohl’s
Do đại dịch và các biện pháp cách ly, người tiêu dùng không thể ra đường để mua sắm. Lợi dụng điều này, Kohl’s đã khởi xướng một loạt các bài đăng trên mạng xã hội. Kohl’s ủng hộ việc mua sắm trực tuyến kèm theo những lời chúc sức khỏe và nhắc nhở khách hàng giữ an toàn. Nhờ đó họ thu về rất nhiều ấn tượng tốt khi quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng.
2.6 Chiến dịch của Steve Madden
4 năm trước thương hiệu này đã nghĩ ra cách khuyến khích khách hàng đăng ký nhận thông báo từ họ. Họ sẽ ra những thông báo như:’’Hãy đăng ký để nhận thông tin về ngày Black Friday sớm nhất.’’ Số lượng ưu đãi là có giới hạn do đó ai cũng mong muốn nhận được thông tin sớm nhất. Chính nhờ điều này đã giúp họ thu hút một lượt khách hàng lớn.
2.7 Quảng cáo Patagonia’s Anti-Black Friday
Họ đã chạy một quảng cáo với nội dung “Đừng mua chiếc áo khoác này” trên New York Times và trên phương diện truyền thông. Tuyên bố cuộc chiến công khai với văn hóa tiêu dùng, chỉ trích chủ nghĩa tiêu dùng quá mức. Quảng cáo này đã trở nên vô cùng nổi tiếng vào thời điểm đó. Vào năm 2016, Patagonia đã quyên góp 100% lợi nhuận của Black Friday cho các tổ chức phi lợi nhuận về môi trường trên toàn thế giới.
Chiến dịch này đã thật sự vô cùng thành công. Nó có thể không mang lại nhiều lợi nhận vào ngày Black Friday cho thương hiệu. Nhưng lại khiến thương hiệu tiếp cận đến khách hàng bằng một cách vô cùng thú vị.
2.8 Chiến dịch của Cartier
Chiến dịch Black Friday năm 2020 của Cartier vượt xa đối thủ với chính sách hoàn trả đột phá. Đối với những người thích mua sắm trong kỳ nghỉ giữa tháng 11 và tháng 12, thương hiệu chấp nhận trả/ đổi hàng cho đến giữa tháng Giêng.
2.9 Chiến dịch của Fifa
Fifa rất chú trọng ngày Black Friday hằng năm. Thương hiệu này sẽ quan tâm đến các khách hàng thân thiết của mình. Vào năm 2020, họ liên tục tung ra các ưu đãi kéo dài từ Black Friday tới Cyber Monday (thứ hai điện tử). Đó là ngày thứ hai ngày sau Black Friday. Nếu Black Friday gắn với mua sắm truyền thống thì Cyber Monday gắn với mua sắm trực tuyến. Nhờ việc kéo dài thời gian kết thúc Black Friday mà họ đã giữ chân khách hàng thân thiết rất lâu.
2.10 Chiến dịch của Just Eat
Just Eat lựa chọn hợp tác với thương hiệu khác để xây dựng chiến dịch cho ngày Black Friday.
Just Eat hợp tác với TopCashback và sẽ hoàn trả £15 cho một bữa ăn của khách hàng mới trên website. Ngoài ra, Just Eat liên minh với FoodCycle – công ty từ thiện ngăn chặn lãng phí bằng cách phục vụ ‘’unwanted food’’ trên nước Anh.
Đây là hình thức quảng bá hai hay ba thương hiệu cùng một lúc trong một chiến dịch. Một hình thức kết hợp hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
2.11 Chiến dịch của MeUndies
Họ đã tổ chức một buổi livestream độc quyền trên Facebook. Kèm theo đó là mở khóa giảm giá phụ thuộc vào lượt truy cập hay giờ xem. Nó đã thu được lượng truy cập khổng lồ với hơn 13.000 người dùng. Công ty đã trở thành chủ đề nóng khi mời 300.000 người theo dõi sự kiện nhưng lại thu hút hơn 660.000 người.
2.12 Chiến dịch của REI: #OptOutside
REI đã thực hiện chiến dịch này từ năm 2015. Họ sẽ đóng tất cả các cửa hàng của mình vào Black Friday. Lý do là để thúc đẩy nhân viên và khách hàng của họ dành cả ngày ngoài trời sử dụng hashtag thương hiệu. Chiến dịch này đã xây dựng nền tảng cho lòng trung thành và ý thức cộng đồng. Đồng thời thông qua hashtag quảng bá thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội.
Xem thêm:
- Làm thế nào để có thể thuyết phục khách hàng một cách nhanh chóng ?
- Kinh nghiệm bán mỹ phẩm online từ các ông lớn
- Cách thúc đẩy doanh số bán hàng thông qua quảng cáo YouTube hiệu quả
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn