Chiến lược marketing của Apple – Hành trình chinh phục thế giới

Các nội dung chính

Apple được cả thế giới biết đến là hãng công nghệ đứng đầu tại khắp châu lục. Thương hiệu này chính thức chạm đỉnh thành công vào những năm 2004 đến 2014. Mà thương hiệu còn giữ vững phong độ của mình cho đến thời điểm hiện tại. Không chỉ kinh doanh thành công, Apple còn có hàng triệu lượng khách hàng trở thành người hâm mộ. Họ sẵn sàng bỏ rất nhiều thời gian và tiền bạc để xếp thành những hàng dài mỗi khi Apple cho ra mắt dòng sản phẩm mới. Vậy với những chiến lược marketing của Apple, hành trình chinh phục cả thế giới của thương hiệu này diễn ra như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

chiến lược marketing của apple

Xem thêm:

Không xem hình thức chạy quảng cáo là hướng đi duy nhất

Ngày nay, hàng trăm hàng nghìn doanh nghiệp chọn cách bỏ rất nhiều tiền nhằm tăng độ phủ của thương hiệu mình đến với khách hàng. Không phủ nhận đây là một phương pháp có hiệu quả cho các thương hiệu. Nhưng đối với Apple họ hiểu được rằng phương pháp này không phải lúc nào cũng mang lại kết quả như mong đợi. 

Chiến lược marketing của Apple là xây dựng hai chiến lược Marketing hoàn toàn khác nhau:

  • Vị trí sản phẩm (đặc biệt là với những người nổi tiếng hoặc trên các chương trình nổi tiếng)
  • Tiếng vang được tạo ra bởi các đánh giá tích cực trên phương tiện truyền thông. 

Schiller – Phó chủ tịch phụ trách Marketing toàn cầu của Apple. Khi thảo luận về sản phẩm iPhone, ông đã nói rằng quyết định không trả bất kỳ khoản tiền nào cho việc quảng cáo trong buổi giới thiệu sản phẩm vào tháng 1/2007. Cũng như thời gian sau khi iPhone chính thức được bán ra. “Chúng ta không cần phải làm thế”- ông nói.

Ông cũng  đã đọc rất nhiều bình luận khiếm nhã về sản phẩm Iphone và Ipad. Ông cũng giải thích rằng những bình luận như vậy thu hút nhiều sự chú ý hơn là quảng cáo.

Hiểu được giá trị của sản phẩm hơn là cạnh tranh về giá cả

Một số doanh nghiệp tin rằng họ cần phải đưa ra giá cả cạnh tranh với thị trường. Tuy nhiên, điều đó chưa chắc đã đúng. 

Thực tế chứng minh rằng cạnh tranh về giá thực sự gây tổn hại cho công việc kinh doanh. Apple hiểu điều này và không bao giờ để điều đó làm họ lo lắng. Họ nhấn mạnh giá trị trong sản phẩm của họ và cố gắng tập trung vào đó. Đó chính là chiến lược Marketing hiệu quả nhất của Apple và mang lại lợi thế cạnh tranh rất lớn.

Ví dụ: Hai máy tính giống hệt nhau đều chạy bộ xử lý core i5 và 13,3 inch. Phiên bản PC của máy Dell Inspiron có giá chỉ $750 trong khi Macbook Pro có giá hơn $1000

Tại sao Apple giữ được cơ sở người tiêu dùng với mức giá cao hơn nhiều so với đối thủ? Đó là bởi vì Apple không coi PC là đối thủ cạnh tranh của mình. Apple tập trung hoàn toàn vào chất lượng sản phẩm. Sự thật là sản phẩm của Apple có giá cao hơn vì chất lượng linh kiện, thành phần sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu.

Chiến lược marketing của Apple: Đi theo chủ nghĩa tối giản

Hiểu tầm quan trọng của chủ nghĩa tối giản

Apple biết rằng người tiêu dùng sẽ cảm thấy bối rối nếu sản phẩm quá phức tạp. Apple luôn cố gắng đơn giản hóa sản phẩm của mình nhưng vẫn trang bị đầy đủ chức năng. Họ cũng trang bị tính năng hướng dẫn sử dụng, hay giải đáp thắc mắc nếu người tiêu dùng gặp khó khăn. Họ không dùng những từ ngữ chuyên ngành hay biệt ngữ công nghệ. Mà ngược lại là những từ ngữ đơn giản, trực tiếp và tiếp tục đáp ứng những lợi ích mà khách hàng cần.

Ngay trong các sản phẩm của mình, Apple cũng sử dụng cách phối màu hay thiết kế rất đơn giản. Tên sản phẩm ngắn gọn, dễ nhớ như iPhone, iPad… đã tạo được sức hút lớn trên thị trường.

 “High tech without high tech terms”. Đây là nội dung marketing đơn giản nhưng thông minh và hiệu quả của Apple. Thông điệp này giúp tiếp cận nhiều nhóm khách hàng khác nhau.

Xây dựng ngôn ngữ để kết nối với khách hàng

Trên website của mình, Apple không đưa thông tin về tính năng hay chi tiết sản phẩm lên đầu trang. Đầu tiên, khách truy cập trang web của Apple phải cuộn qua những hình ảnh đẹp và những từ đơn giản về lợi ích của sản phẩm.

Ngoài ra, khách hàng cũng không gặp phải những từ khó hiểu như Megabyte hay Gigahert. Mà họ thấy những cụm từ dễ hiểu “góc cạnh bằng kính cường lực”, “màn hình phản chiếu bằng vật liệu retina”. “đèn LED”

Apple thực sự nắm bắt tâm lý khách hàng và xây dựng ngôn ngữ riêng khiến khách hàng cảm thấy thoải mái

Ví dụ như:

  • iPod không chỉ là một “máy nghe nhạc và thiết bị lưu trữ”. Nó giúp bạn lưu trữ hàng giờ âm nhạc trong túi của mình.
  • iPhone không chỉ là một “điện thoại thông minh”. Nó là sự tích hợp của máy tính Apple vào một chiếc điện thoại duy nhất.
  • iMac không chỉ là “một chiếc máy tính”. Nó giúp trải nghiệm sử dụng máy tính của bạn thoải mái và thú vị hơn.

Luôn cố gắng cải thiện trải nghiệm của khách hàng

Apple không bao giờ từ bỏ các dòng sản phẩm cũ của mình, họ luôn cố gắng cải thiện chất lượng các sản phẩm cũ, với mục tiêu nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Đó là lý do các dòng sản phẩm cũ của Apple luôn được săn đón.

Có rất nhiều người hâm mộ Apple đã tạo ra hàng ngàn, hàng triệu và hàng tỷ video “mở hộp” một sản phẩm mới mua từ Apple. Và điều này ngày càng trở nên phổ biến trên khắp hành tinh. Tại sao điều này xảy ra? Đó là bởi vì Apple đã xây dựng trải nghiệm khách hàng tuyệt vời vượt xa số lượng bán lẻ tại cửa hàng. Họ thậm chí không cần chi tiền cho các chiến lược tiếp thị, bởi vì thị trường của họ đã sẵn sàng.

Theo thống kê, khách hàng có trải nghiệm tuyệt vời ở mọi cửa hàng Apple và hầu hết bước ra khỏi cửa hàng với việc mua một sản phẩm mới.

Cảm xúc của khách hàng là ưu tiên

Nghiên cứu đã chứng minh rằng cảm xúc tích cực của khách hàng về một doanh nghiệp ảnh hưởng lớn đến niềm tin của họ đối với doanh nghiệp đó. Apple hiểu rằng kết nối cảm xúc là chìa khóa cho bất kỳ chiến dịch tiếp thị thành công nào, đó là điều khiến blog và video của doanh nghiệp đó trở nên phổ biến. Trở lại năm 2010 khi Apple tung ra quảng cáo đầu tiên cho iPad. Nội dung của nó thực ra rất đơn giản, chỉ là hình ảnh vui vẻ, thoải mái của mọi người khi trải nghiệm sản phẩm mới. Họ thậm chí không nói chuyện và chỉ tập trung vào việc trải nghiệm những chiếc iPad trên tay. Những quảng cáo này thực sự đánh vào cảm xúc của người tiêu dùng chứ không phải túi tiền của họ.

Xây dựng cộng đồng người dùng

Trong suốt những năm qua, Apple đã thực sự nỗ lực để xây dựng một cộng đồng người tiêu dùng vững mạnh, ở bất kỳ đâu trên thế giới. Như đã chia sẻ ở đầu bài,hình ảnh hàng trăm người xếp hàng mua sản phẩm mới tại mỗi cửa hàng Apple đã không còn là hình ảnh xa lạ. Apple đã xây dựng một cộng đồng người tiêu dùng thân thiện, tích cực, vui vẻ và xây dựng một chiến lược Marketing của Apple khiến mọi khách hàng đều muốn gắn bó với cộng đồng đó.

Kết luận

Một trong những con đường chinh phục được mục tiêu nhanh nhất đó chính là cố gắng thật nhiều từ việc học hỏi từ thành công của những người đi trước. Apple và chiến lược marketing của họ rất xứng đáng để nhiều doanh nghiệp có thể học hỏi. Họ là hình mẫu lý tưởng cho bất kỳ thương hiệu hiện đại nào muốn xây dựng cơ sở người hâm mộ cuồng nhiệt và khách hàng trung thành.

Nói thế không phải là bắt chước Apple, mà thay vào đó, hãy hiểu ý nghĩa của việc Apple hoặc bất kỳ doanh nghiệp thành công nào khác đang làm tốt các chiến lược marketing của họ.Sau đó tìm ra những cách sáng tạo riêng biệt để làm điều tương tự trong doanh nghiệp của bạn. Giữ cho chiến lược tiếp thị phù hợp với thương hiệu của bạn.

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn

Gọi 1800.0098 ( miễn phí ) để tư vấn tốt nhất,
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ