Các nội dung chính
Trong bất kỳ bộ máy của doanh nghiệp nào cũng sẽ tồn tại bộ phận quan trọng nhất để điều hành và chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động liên quan đến khách hàng và việc tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Trong nội dung bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vị trí CCO và cụ thể công việc của vị trí này là gì?
Xem thêm
- Chiến lược Marketing cho doanh nghiệp nhỏ
- Tạo trang LinkedIn doanh nghiệp: Hướng dẫn chi tiết
- Cách để doanh nghiệp đăng ký giấy phép kinh doanh?
Giới thiệu về vị trí CCO trong doanh nghiệp
Vị trí Giám đốc kinh doanh hay còn gọi là CCO (Chief Customer Officer) là một vị trí quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào. CCO thường được coi là vị trí quan trọng hàng đầu, chỉ đứng sau giám đốc điều hành công ty (CEO). Bởi họ có trách nhiệm về doanh thu, lợi nhuận, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của doanh nghiệp trên thương trường.
Công việc của một CCO là gì?
Hoạch định chiến lược kinh doanh
Đầu tiên công việc của CCO là chịu trách nhiệm phát triển và thực hiện chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. Chiến lược này sẽ xác định thị trường mục tiêu, sản phẩm/dịch vụ, giá cả, phân phối và tiếp thị của doanh nghiệp.
Quản lý đội ngũ nhân viên
Bên cạnh đó, CCO chịu trách nhiệm phê duyệt nhân sự được tuyển dụng, quy trình đào tạo và quản lý đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp. Vì đội ngũ nhân viên chính là người trực tiếp tiếp cận và bán sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp cho khách hàng.
Quản lý quan hệ khách hàng
Tiếp đến, CCO phải quản lý phát triển và duy trì mối quan hệ với khách hàng của doanh nghiệp. Mối quan hệ tốt với khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng hiện tại. Đồng thời trong tương lai sẽ dễ dàng thu hút khách hàng mới.
Phát triển sản phẩm/dịch vụ
Các sản phẩm/dịch vụ CCO phải là người trực tiếp theo dõi. Từ đó đưa ra chiến lược phát triển các sản phẩm/dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Thị trường và quảng cáo
Cuối cùng, nhiệm vụ quan trọng giúp tiếp cận khách hàng đó là chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing, quảng cáo. Từ đó quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng.
Để trở thành một CCO trong tương lai, cần phát triển những kỹ năng gì?
Kiến thức về kinh doanh
Kiến thức vững chắc về kinh doanh là điều kiện đầu tiên để trở thành một Giám đốc điều hành trong tương lai. Những kiến thức ấy bao gồm chiến lược kinh doanh, marketing, bán hàng và quản lý quan hệ khách hàng.
Kỹ năng lãnh đạo
Tiếp đến là khả năng lãnh đạo. Chính khả năng này sẽ giúp những người đứng đầu có thể thúc đẩy đội ngũ nhân sự của mình làm việc và đạt được mục tiêu, cũng như những dự án được đề ra.
Kỹ năng giao tiếp
Là một trong những vị trí đứng đầu một doanh nghiệp, kỹ năng giao tiếp chắc chắn không thể thiếu. Sở hữu khả năng giao tiếp và đàm phán hiệu quả với khách hàng, đối tác và nhân viên là chìa khóa quan trọng dẫn đến thành công.
Kỹ năng phân tích
Cuối cùng, Giám đốc điều hành CCO cần có khả năng phân tích dữ liệu. Từ kỹ năng này có thể giúp họ đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt.
Tạm kết
CCO là một vị trí quan trọng và đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Nếu bạn có đam mê kinh doanh và muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này, thì vị trí CCO là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn