Hướng dẫn tối ưu SEO website để tăng điểm chất lượng quảng cáo Google Ads

Các nội dung chính

Hiện nay, kỹ thuật tối ưu SEO không còn xa lạ gì đối với những người chạy quảng cáo. Có rất nhiều bài viết và video hướng dẫn tối ưu SEO website. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người than vãn rằng mất khá nhiều thời gian để SEO. Nhưng mà từ khoá của họ vẫn không lên top. Theo quan điểm của Adsplus, mấu chốt chính cho vấn đề này là một kế hoạch hoàn hảo trước khi thực hiện. Do đó, dưới đây là một số hướng tối ưu SEO website mà bạn có thể tham khảo.

huong dan toi uu seo website de tang diem chat luong website
Hướng dẫn tối ưu SEO website

Nếu bạn đà từng hoặc đang làm SEO. Có thể bạn sẽ nghe thấy yêu cầu về chiến dịch hay kế hoạch này. Điều đáng tiếc là, chưa có nguồn nào có thể cung cấp cho bạn một cách thoả mãn đầy đủ cả. Với kinh nghiệm hơn 3 năm trong ngành. Adsplus sẽ hướng dẫn tối ưu SEO website cho bạn cũng như đưa ra các cách làm độc đáo hơn. Trong bài viết này, Adsplus sẽ chia sẻ những tiêu chí hàng đầu của chúng tôi để tối ưu SEO website. Cùng với đó là tối ưu mật độ từ khoá để nhắm chọn mục tiêu hoàn hảo.

1. Tối ưu các thẻ HTML quan trọng

Thẻ tiêu đề

Để các yếu tố từ khóa trên trang, tiêu đề trang hiệu quả hơn. Thì bạn nên sử dụng các thuật ngữ từ khoá/cụm từ đặt ở phía đầu tiên. Với những tiêu đề chứa từ khoá/cụm từ đặt ở đầu có mối tương quan cao nhất với thứ hạng website.

Meta Description

Mặc dù không được xem là yếu tố quyết định “kết quả xếp hạng”. Thế nhưng thẻ meta description là một trong những phần biên tập nội dung quan trọng. Nó truyền tải với người dùng thông điệp trang web của bạn. Bởi vì nếu thẻ Meta Description có chứ từ khoá được tìm kiếm thì các từ khoá đó sẽ được bôi đậm. Hơn nữa, khi bạn viết thẻ Meta Description hấp dẫn, người đọc cũng sẽ muốn nhấp vào trang web của bạn. Từ đây bạn cũng có thể gia tăng tỉ lệ nhấp chuột vào quảng cáo cao hơn.

Meta Keywords 

Với một lưu ý duy nhất là bạn không nên sử dụng thẻ Meta Keyword. Tuy nhiên nếu các bạn muốn sử dụng thì cũng nên hạn chế, không lạm dụng. Và bạn chỉ có thể dùng tối đa là 8 từ khóa/thẻ Meta Keyword cho một trang.

Robots Meta

Dù không quá cần thiết. Nhưng các bạn cần kiểm tra lại xem có thẻ robots meta nào đang cấm Google Spider truy cập và thu thập dữ liệu của bạn không nhé.

Rel = Canonical

Adsplus khuyên bạn nên sử dụng thêm thẻ Canonical để phòng tránh bất kỳ bản sao tiềm năng, để tránh sao chép nội dung.

2. URL

Độ dài

Bạn nên sử dụng URL ngắn, cố gắng tạo nhiều liên kết qua lại bên trong trang web của bạn. Một phần để làm phong phú thêm nội dung, tiện ích cho người đọc. Phần khác cũng sẻ lan truyền được thông điệp tốt hơn mà bạn muốn gửi đến họ. Thông thường thì một URL có độ dài không quá 100 ký tự.

Từ khoá

Bạn nên khéo léo chèn một số từ khoá vào trong URL để làm tăng độ phổ biến xuất hiện của các từ khoá. Lưu ý là bạn nên tối ưu cấu trúc các đường dẫn đến các bài viết của trang.

Tên miền phụ so với Pages

Dù đây không phải là một chủ đề mới nhưng luôn khiến các nhà chạy quảng cáo phải bận tâm. Bởi vì họ đều có một thắc mắc chung là nên sử dụng 1 tên miền phụ. Hay sử dụng một thư mục trực thuộc domain chính để làm chuyên mục cho trang web của họ.

Bạn cần phải hiểu rằng tên miền phụ (sub-domain) gần như không liên quan và tác động trực tiếp đến tên miền chính. Tuy nhiên nếu đó là một thư mục hoặc một pages trực thuộc tên miền chính. Ví dụ: domain.com/thu-muc. Thì thư mục này sẽ có tác động trực tiếp và có liên quan đến tên miền chính. Bạn có thể dùng một tên miền phụ khi nội dung của tên miền phụ hoàn toàn không liên quan hoặc khác hoàn toàn với tên miền chính. Hơn nữa, bạn nên sử dụng là pages hoặc thư mục nếu nội dung có tương đồng với tên miền chính.

Khoảng cách giữa các từ

Dấu gạch ngang vẫn là một yếu tố quan trọng trong các ký tự phân cách từ khoá trong URL. Thế nhưng bạn cũng nên cân nhắc các ký tự khác cho phù hợp với văn cảnh xuất hiện từ khoá. Bạn không nên chỉ bao quanh khuôn khổ là áp dụng dấu gạch ngang.

3. Nội dung

Số lần lặp từ khoá

Khó có thể xác định chính xác số lần xuất hiện của một thuật ngữ, từ khoá/cụm từ trên trang đó. Trong một trang chỉ nên lặp “2-3X cho trang ngắn, 4-6X trên một trang có nội dung dài hơn. Và bạn không nên chèn các từ khoá vào câu một cách cố tình. Việc lặp từ khoá trên trang bạn nên tìm hiểu thêm. Và áp dụng chính xác để tránh trường hợp Google phạt vì SEO quá đà. Lúc này sẽ giảm điểm chất lượng website đáng kể đấy.

Mật độ từ khoá

Hầu như chưa có một thông tin chính xác nào của Google cung cấp về thông tin cho biết một trang nên có bao nhiêu phần trăm mật độ từ khoá, thế nhưng đối với những người SEO chuyên nghiệp, họ đều có những ý kiến riêng về mật độ từ khoá. Đối với Adsplus, mật độ từ khoá dao động trong khoảng 1,5% – 5% trên một trang web là mức độ tốt.

Từ khóa liên quan

Thời gian gần đây, Google đã đang và sẽ luôn cập nhật các thuật toán tốt hơn để tối ưu bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm, nhiều lý thuyết cho rằng việc đa dạng từ khoá sử dụng trong một trang là phương pháp để tối ưu hoá nội dung cũng như trang web, từ đó mang lại nhiều giá trị tích cực cho bạn. Adsplus khuyên bạn chỉ nên sử dụng ít nhất một hoặc hai từ khoá liên quan để bổ sung cho các từ khoá chính xác mà bạn muốn tối ưu.

Thẻ H1

Thẻ H1 rất quan trọng lớn trong việc tối ưu hóa on-page. Adsplus khuyên bạn nên sử dụng thẻ H1 như một tiêu đề trang của bạn sẽ hiệu quả hơn việc bạn cố tình cài từ khóa cần SEO vào thẻ H1. Lưu ý đặc biệt là mỗi trang chỉ nên có một thẻ H1 mà thôi.

Thẻ H2/H3/H4/H5/H6

Những thẻ này không quan trọng bằng thẻ H1, Adsplus khuyên rằng bạn chỉ nên áp dụng nếu cần thiết. Không nên sử dụng quá nhiều thẻ heading trên cùng một trang.

Thuộc tính ALT

Từ trước đến này, đa số các người làm SEO chỉ dùng thẻ Alt khi SEO hình ảnh. Thế nhưng Adsplus cho rằng thẻ Alt có tác động khá lớn đến việc xếp hạng website của bạn. Vì vậy, bạn nên sử dụng thẻ Alt cho mục hình ảnh minh hoạ trên trang để tối ưu hoá từ khoá.

Tên hình ảnh

Từ khi truy cập vào trang web thông qua hình ảnh đang trở nên phổ biến. Việc tối ưu hóa hình ảnh để có thể đạt thứ hạng cao là điều rất quan trọng. Do đó, một trong những kỹ thuật để tối ưu hóa hình ảnh phải kể đến. Đó là bạn cần điều chỉnh tên của hình ảnh mà bạn đăng tải sát với từ khóa mà bạn muốn tối ưu. Việc đặt tên ảnh có chứa từ khóa cũng góp phần giup trang web của bạn được tối ưu nhiều hơn.

Bold / Strong

Như một điều nhấn mạnh muốn gửi tới Google. Các thẻ bold và strong luôn có tác động mạnh mẽ với người dùng. Và tất nhiên Google cũng không phải là ngoại lệ. Bạn nên tận dụng bôi đậm các từ khóa mà bạn muốn nhấn mạnh. Nó sẽ góp phần làm tăng thêm sự tập trung vào từ khóa tối ưu ở trên trang web.

Italtic/Gạch chân

Từ khóa in nghiêng/gạch chân xuất hiện trong văn bản nội dung có mối tương quan cao hơn một chút với bảng xếp hạng cao hơn so với thẻ in đậm. Thế nên, tốt nhất là bạn nên sử dụng một số thẻ in nghiêng và gạch chân cho từ khóa/cụm từ khóa được nhắm mục tiêu trong văn bản.

Comments HTML

Chưa có một thống kê chính xác nào nói về tầm ảnh hưởng của mục Comment trên trang web đến vị trí xếp hạng trên Google, tuy nhiên qua một số nghiên cứu về tỉ lệ xuất hiện Comment trong thẻ Description khi người dùng tìm kiếm một từ khóa liên quan, Adsplus cho rằng nội dung trong Comment cũng có một số tác động nhất định tới kết quả SEO.

Do đó, để hỗ trợ làm tăng thêm tính tương tác cho người dùng khi truy cập vào trang web, bạn nên tận dụng triệt để thế mạnh của mục Comment trong trang web để hỗ trợ miêu tả thêm một số ý nổi bật trong phần nội dung mà bạn muốn mang đến cho người đọc.

4. Liên kết nội bộ & Vị trí trong Cấu trúc Website

Nhấp chuột 

Việc người dùng nhấp chuột vào các đường dẫn liên đến trong nội bộ trang web sẽ giúp Google đánh giá trang web của bạn dễ dàng hơn, đặt thứ hạng cao hơn nhiều so với người dùng không có bất kỳ thao tác nào khi truy cập vào website của bạn. Nếu như từ khoá của bạn có tỉ lệ nhấp chuột nhiều, điều đó chứng tỏ rằng Google sẽ đánh giá trang web của bạn đang hoạt động rất tốt. Để có thể khiến người dùng nhấp chuột di chuyển theo ý bạn muốn, bạn nên phân tích cấu trúc website và xây dựng giao diện trang web để trở nên thân thiện hơn với người dùng.

Liên kết trong nội dung so với các khu vực xung quanh

Wikipedia là một trang web nổi tiếng và có độ uy tín dẫn đầu trong bảng xếp hạng Google, bạn có thể tham khảo cách tạo liên kết trong nội dung của Wikipedia để áp dụng cho trang web của bạn.

Vị trí Liên kết trong Sidebars & Footers

Có rất nhiều vị trí để đặt liên kết như: menu, nội dung, blogroll, footer… thế nhưng bạn chỉ nên đặt các liên kết ở một vị trí dễ dàng nhìn thấy và có ích với người dùng, tránh và hạn chế việc đặt các liên kết vào những vị trí khó quan sát và không có ý nghĩa với người dùng.

5. Cấu trúc trang

Vị trí từ khóa

Adsplus cho rằng từ khóa xuất hiện khoảng từ 50 – 150 từ đầu tiên rất có ích và có tác động tích cực tới quá trình thu thập dữ liệu của Google Spider. Vậy nên hãy cố gắng chèn từ khóa của bạn vào trong khoảng 50 – 150 từ đầu tiên trong nội dung trang web của bạn.

Cơ cấu nội dung

Một bài viết hay thường có các phần mở đầu, thân bài, các ví dụ và tổng kết, và trong SEO cũng vậy, bạn nên cố gắng tạo ra những format nội dung với cấu trúc chuẩn để giúp người đọc có cái nhìn tốt hơn về ý tưởng bạn truyền tải trong nội dung. Hiện tại, Google chưa có thông báo chính thức cho thấy trang web của bạn sẽ đạt được vị trí cao hơn nếu bạn viết đầy đủ các phần như trên.

Trên đây là một số hướng dẫn tối ưu SEO website để bất kỳ Marketer nào cũng có thể dễ dàng tối ưu website của mình.

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your name here
Please enter your comment!

Gọi 1800.0098 ( miễn phí ) để tư vấn tốt nhất,
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ