Các nội dung chính
Không một doanh nghiệp nào có thể phục vụ tất cả các đối tượng khách hàng. Thị trường mục tiêu càng nhỏ thì càng tốt. Đây được gọi là thị trường ngách. Vậy thị trường ngách là gì? Hãy cùng tìm hiểu.
Thị trường ngách là gì?
Thị trường ngách là một phần rất nhỏ so với toàn bộ thị trường. Thị trường ngách hình thành khi có những nhu cầu tiềm năng đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ chưa được đáp ứng bởi các nhà cung cấp lớn trên thị trường. Một thị trường ngách cũng có thể hình thành khi có một nhóm nhỏ các khách hàng tiềm năng. Thị trường ngách có thể bị bỏ qua hoặc xem nhẹ đối với các hãng lớn do họ coi rằng tiềm năng của thị trường này quá nhỏ.
Tại sao cần phải chọn một thị trường ngách?
Lựa chọn một ngách đòi hỏi bạn phải làm một số nghiên cứu về những lĩnh vực phụ của chủ đề mà có khả năng tạo ra lợi nhuận. Khi mọi người tìm kiếm trên Internet, họ thường tìm kiếm một cái gì đó rất cụ thể hơn là một giải pháp cho một vấn đề gì đó mà họ đang tìm kiếm. Nếu bạn tập trung vào một ngách cụ thể, hoặc thị trường ngách, bạn sẽ thấy kết quả tốt hơn nhiều so với chỉ thảo luận về một chủ đề nói chung.
Các bước xác định thị trường ngách
Bước 1: Viết ra một danh sách những điều bạn mong muốn
Bạn muốn bán sản phẩm, dịch vụ của mình cho ai? Việc liệt kê này càng cụ thể càng tốt. Hãy nhận dạng khu vực địa lý bạn muốn bắt đầu và hình thức khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp bạn muốn bán sản phẩm, dịch vụ của mình.
Nếu như bạn không biết bạn muốn bán hàng cho ai, bạn sẽ không thể tìm ra cách để liên hệ với họ. Bạn cần phải nhận ra rằng bạn không thể bán hàng cho tất cả mọi người. Nói cách khác, việc cố gắng bán hàng cho tất cả các đối tượng chỉ là đang liều lĩnh phí công sức của bản thân và càng làm khách hàng bị bối rối. Lúc này cần thiết để bạn nghĩ đến việc thiết lập thị trường ngách cho doanh nghiệp của mình.
xem thêm:
Bước 2: Tập trung
Thị trường ngách không đồng nghĩa với lĩnh vực bạn đang kinh doanh. Chẳng hạn, việc kinh doanh quần áo không phải là một thị trường ngách, nó là lĩnh vực kinh doanh bạn đang tham gia. Để bắt đầu bước thứ 2 này, bạn nên sử dụng những kỹ thuật như sau:
- Liệt kê một danh sách những điều bạn làm tốt và những kỹ năng cần thiết liên quan.
- Liệt kê những thành tựu bạn đã đạt được.
- Nhận dạng những bài học quan trọng bạn đã học.
- Nhìn vào những kinh nghiệm quá khứ, chúng sẽ cho bạn thấy phong cách của bạn, cách mà bạn thường tiếp cận để xử lý vấn đề.
Bước 3: Hãy mô tả thế giới bằng con mắt của khách hàng
Khi bạn nhìn vào mọi thứ xung quanh từ góc độ của những khách hàng tiềm năng, bạn có thể nhận dạng được nhu cầu hoặc mong muốn của họ.
Cách tốt nhất để làm việc này chính là hãy nói chuyện với những khách hàng tiềm năng, và phát hiện cũng như phân tích những mối quan tâm chính của họ là gì.
Bước 4: Tăng tốc
Đây là giai đoạn thị trường của bạn bắt đầu hình thành khi những ý tưởng của bạn, cộng với những nhu cầu và mong muốn của khách hàng hợp nhất, tạo ra một điều gì đó mới. Một thị trường ngách tốt sẽ có 5 đặc điểm như sau:
- Nó dẫn bạn tới nơi bạn muốn – nói cách khác, nó phù hợp với mục tiêu dài hạn của bạn.
- Người nào khác cũng muốn nó – “Người nào khác” ở đây chính là khách hàng.
- Nó được chuẩn bị một cách cẩn trọng.
- Nó là duy nhất.
- Nó không ngừng phát triển, và cho phép bạn tạo ra những cơ hội lợi nhuận khác nhau nhưng vẫn giữ được yếu tố kinh doanh cốt lõi, từ đó, đảm bảo thành công dài lâu.
Bước 5: Đánh giá
Nếu bạn nhận ra rằng thị trường ngách bạn hướng tới đòi hỏi bạn phải đi đi lại lại nhiều, trong khi bạn lại không phải là người thích di chuyển, thì việc này có nghĩa rằng thị trường ngách đó chưa đáp ứng tất cả những tiêu chí trên và nó sẽ không thể dẫn bạn đến nơi bạn muốn. Do vậy, đừng ngại ngần bỏ qua nó, và tiếp tục với những ý tưởng tiếp theo.
xem thêm:
Bước 6: Thử nghiệm
Một khi đã có sự ăn khớp giữa thị trường ngách và sản phẩm của mình, bạn hãy thử bán nó ra thị trường. Hãy cho mọi người cơ hội mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn ngoài thị trường thực tế. Điều này có thể thực hiện bằng cách tung ra các sản phẩm mẫu, thông qua buổi seminar hay qua các thư giới thiệu. Cần nhớ, việc thử nghiệm không nên tiêu tốn nhiều tiền của bạn.
Bước 7: Tiến hành
Đây là giai đoạn khó khăn và thách thức nhất. Tuy nhiên với sự chuẩn bị vào tìm hiểu kỹ lưỡng mọi thứ thì tin chắc rằng việc gia nhập thị trường sẽ là một bài tập mạo hiểm có tính toán, chứ không phải bạn đang đánh bạc.
Như vậy, bài viết này vừa giải nghĩa cho bạn hiểu thị trường ngách là gì cũng như các bước xác định đúng đắn một thị trường ngách. Chúc bạn sẽ tìm được hướng đi hợp lý nhất cho doanh nghiệp mình.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn