Vai trò và chiến lược quảng cáo ngành logistic tại Việt Nam

Các nội dung chính

Có thể thấy sự phát triển của ngành logistic trong những năm gần đây ngày càng lớn mạnh hơn. Song song với đó nhu cầu sử dụng các đơn vị vận chuyển đã trở thành một phần thói quen không thể thiếu của phần lớn mọi người cả trong và ngoài nước. Và đương nhiên việc quảng cáo ngành logistics tại Việt Nam ngày nay cũng rất cần được chú trọng. Vậy để biết được sự phát triển vượt bậc của logistic là như thế nào? Hãy cùng đi sâu vào tìm hiểu về vai trò cũng như các chiến lược quảng cáo ngành Logistic trong bài viết dưới đây nhé!

quảng cáo ngành logistics

Xem thêm:

Hoạt động của ngành Logistic 

logistic

Logistic là khâu trung gian để đưa hàng hoá (sản phẩm hoặc dịch vụ) đến tay người tiêu dùng nhanh nhất.  Nó sẽ bao gồm các hoạt động vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, quản trị tồn kho, hoạch định cung cầu. Ngoài ra Logistic cũng sẽ kiêm luôn nhiều việc liên quan. Ví dụ như tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, lập kế hoạch sản xuất, đóng gói sản phẩm, dịch vụ khách hàng.

Vai trò của ngành logistic tại Việt Nam

Như đã nói trên, Logistic là bao gồm các công việc như lên kế hoạch, phân phối và kiểm soát luồng dịch chuyển của hàng hóa. Từ nhà sản xuất cho đến thị trường tiêu thụ. Với mục đích là đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà vẫn tạo ra lợi nhuận.

Để việc kinh doanh phát triển tốt thì doanh nghiệp cần tạo ra chiến lược hiệu quả về dịch vụ, giá cả và ưu đãi. Quảng cáo trong ngành logistic là chiến lược quan trọng cần phải chú trọng. Bởi nền công nghệ thông tin ngày càng phát triển đã giúp ngành Logistic đã phát triển. Việc Marketing và quảng bá sẽ góp phần phổ biến thương hiệu một cách hiệu quả.

Ngành Logistic được chia ra làm 3 giai đoạn chính và cụ thể như sau:

Inbound logistic: lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát luồng dịch chuyển nguồn nguyên liệu đầu vào. Từ nhà cung cấp đến nhà máy sản xuất

Outbound logistic: lập kế hoạch, thực hiện, giám sát luồng dịch chuyển của hàng hóa đầu ra. Bao gồm những thông tin liên quan từ nhà cung cấp đến khu vực sản xuất

Reverse logistic: lập kế hoạch và giám sát luồng dịch chuyển của nguyên liệu. Và mặt hàng lỗi, hư hỏng trong quá trình vận chuyển về nhà cung cấp hay doanh nghiệp. 

Chiến lược quảng cáo ngành Logistic tại các công ty

logistics

Trong hầu hết các bài viết chia sẻ về các kiến thức dòng ngành cho đến thời điểm hiện tại. Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong chiến lược quảng cáo đó là xác định khách hàng. Bất kể là kinh doanh ở lĩnh vực và ngành nghề nào thì chúng ta cũng cần phải phân khúc khách hàng cụ thể. Để rồi từ đó tạo chiến lược quảng cáo sao cho phù hợp với mục đích của doanh nghiệp. 

Xác định khách hàng

Các công ty logistic thường có 2 nhóm đối tượng khác hàng chính: 

B2B – “Business to Business “: sân bay, các doanh nghiệp chuyên xuất nhập khẩu hàng hóa,..

B2C- “Business to Customer”: khách hàng mua sắm online, người dùng cần gửi đồ đến người thân, các cửa hàng nhỏ,..

Bạn cần xác định rõ đối tượng khách hàng của bạn là ai. Cụ thể hơn, với các doanh nghiệp triển khai cả 2 mảng phục vụ B2B và B2C. Hãy xem chiến lược marketing ngành logistic của bạn đang muốn hướng đến đối tượng nào. 

Marketing có tốt hay không sẽ chịu chi phối của khách hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp hãy luôn xác định tâm lý chung của khách hàng là gì. Và hiện tại đang hoạt động những thị trường nào. Xác định thị trường tiềm năng nhất. Từ đó, đưa ra những mặt hàng cần kinh doanh và cần vận chuyển.

Đầu tư các công cụ kinh doanh online

Marketing trong ngành logistics không thể thiếu công cụ kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ tính các chi phí áp dụng hiệu quả cho Marketing và truyền thông. Những chi phí này rất quan trọng và đem lại hiệu quả cho công ty.Giúp công ty phát triển theo từng ngày. 

Hiện nay có rất nhiều nền tảng phục vụ cho công cuộc kinh doanh được ưa chuộng trên thế giới. Phổ biến nhất đó là Google, Facebook. 

Bên cạnh trang lớn như Google, Facebook thì doanh nghiệp còn có thể chọn các trang khác để kinh doanh trực tuyến 

  • Các fanpage mạng xã hội bao gồm Twitter, Linkin,… đưa thông điệp và thông tin đến khách hàng 
  • Website doanh nghiệp: Nơi dùng để quảng bá thị trường toàn cầu. Bất kỳ ai cũng có thể truy cập được, dễ tìm kiếm, tất cả thông tin về doanh nghiệp và chi tiết sản phẩm/ dịch vụ trên website
  • Profile trực tuyến: Hỗ trợ gửi cho khách hàng có nhu cầu tìm hiểu công ty
  • Tài liệu bán hàng sales kit: dùng để quảng cáo doanh nghiệp cũng là bộ tài liệu bán hàng của bộ phận sale

Tất cả công cụ kinh doanh online, muốn thu lại hiệu quả nên đầu tư thật tốt. Hơn nữa nên tập trung vào phần hình ảnh và nội dung chất lượng, phù hợp với mục tiêu đề ra của doanh nghiệp

Đầu tư chiến lược Digital Marketing

Việc sử dụng các công cụ truyền thông rất cần thiết. Không những thế mà cũng gần như đã trở thành xu hướng kinh doanh của nhiều ngành nghề. Sử dụng công nghệ truyền thông để quảng cáo ngành logistic sẽ đem về những lợi ích không hề nhỏ cho doanh nghiệp. 

Làm sao để khách tìm thấy được thương hiệu, dịch vụ doanh nghiệp

Các công ty về ngành logistic cần phải biết rằng với dịch vụ logistic, khách hàng mục tiêu là người chủ động. Vậy nên, doanh nghiệp cần sử dụng chiến lược search marketing bằng các từ khóa phù hợp theo thói quen tìm kiếm của khách hàng.

Các nền tảng được dùng để triển khai các chiến dịch quảng cáo ngành logistic đang là xu hướng hiện nay như Google Ads, SEO, Facebook,…có mục đích giúp tiếp cận đúng khách hàng một cách tối ưu nhất. 

Để thương hiệu làm sao luôn xuất hiện trước mắt khách hàng

Khi khách hàng cần, thì phải đảm bảo rằng thương hiệu luôn xuất hiện trước mắt họ. Để khách không bị rơi vào thế bị động khi quyết định sử dụng dịch vụ Logistic. Vậy nên việc đẩy mạnh các chiến dịch quảng cáo ngành Logistic là rất cần thiết. Chúng giúp hình ảnh, thương hiệu luôn tồn tại trong mắt khách hàng bất cứ khi nào họ cần. 

Các chiến dịch quảng bá thương hiệu doanh nghiệp hiện nay được lựa chọn triển khai nhiều nhất đó là : Facebook ads, remarketing, email marketing, đặt banner trên trang điện tử, sms marketing,…

Để sử dụng được chiến lược Digital Marketing, doanh nghiệp cần đáp ứng được điều kiện sau

  • Đội ngũ doanh nghiệp mạnh, am hiểu về marketing và công nghệ
  • Hạ tầng cơ sở công nghệ tốt
  • Tham khảo danh sách đối tác tiềm năng
  • Nghiên cứu và tìm hiểu khách hàng đang sử dụng dịch vụ nào. Từ đó xác định điểm mạnh yếu của doanh nghiệp
  • Tạo được sự tương tác
  • Có cơ sở dữ liệu khách hàng chi tiết
  • Tích hợp các công cụ Digital Marketing và công cụ truyền thống

Làm inbound marketing

Với các doanh nghiệp logistic định hướng triển khai dịch vụ theo mô hình B2B, làm inbound marketing – cung cấp nội dung hữu ích cho khách hàng là một hình thức marketing vô cùng cần thiết. Khi bạn cung cấp các thông tin có giá trị cho khách hàng, bạn sẽ tăng được độ tin cậy cho doanh nghiệp của mình.

Hơn nữa, việc làm inbound marketing giúp bạn tiếp cận được đúng nhóm khách hàng tiềm năng của mình mà không cần phải tốn quá nhiều kinh phí vào việc quảng cáo.

Chương trình ưu đãi, khuyến mãi

Hiện đã có rất nhiều doanh nghiệp về Logistic lựa chọn triển khai các chương trình ưu đãi vận chuyển như Shopee, Lazada, Shein,…Người dùng thường xuyên nhận được mã giảm giá phí vận chuyển trên các sàn thương mại điện tử. Có thể nói, đây cũng là một hình thức quảng cáo ngành logistic hiệu quả mà các doanh nghiệp B2C có thể áp dụng để giữ chân người dùng cũ cũng như mang đến trải nghiệm cho người dùng mới về dịch vụ của mình.

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn

Gọi 1800.0098 ( miễn phí ) để tư vấn tốt nhất,
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ