Các nội dung chính
Trong quá trình phát triển, bất kỳ công ty nào cũng muốn tăng thêm doanh thu lợi nhuận. Muốn vậy, công ty không thể chỉ trông chờ vào sản phẩm và thị trường hiện tại. Do vậy, công ty cần phát triển thêm các sản phẩm mới, và các thị trường mới. Như vậy, họ phải kết hợp giữa việc phát triển chiến lược sản phẩm và phát triển thị trường.
Các nhà nghiên cứu thị trường sẽ phải có chiến lược sản phẩm dịch vụ thông minh. Các chiến lược này phải tuân theo các hướng định giá sản phẩm trên giá trị sản phẩm trên thị trường. Tất cả phải được quyết định trước khi tiến hành truyền thông hay phân phối cho khách hàng mục tiêu. Để làm được điều đó cần vạch ra chiến lược sản phẩm cụ thể và theo 4 nội dung sau:
1. Thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường
Thực hiện chiến lược này, công ty có thể bán thêm sản phẩm hiện tại cho thị trường hiện tại. Về nguyên tắc, công ty có 3 cách tiếp cận như sau:
- Thứ nhất, công ty có thể khuyến khích cho khách hàng hiện tại của mình mua thường xuyên hơn, mua nhiều hơn.
- Thứ hai, công ty có thể lôi kéo khách hàng của các đối thủ cạnh tranh chuyển sang mua sản phẩm của mình.
- Thứ ba, công ty có thể khuyến khích những người chưa mua bắt đầu mua sản phẩm của công ty.
Biện pháp thực hiện. Tăng cường quảng cáo, khuyến mại, thay đổi phương thức thanh toán tiện lợi. Thêm vào đó là cải tiến các kênh phân phối, đẩy mạnh hoạt động chăm sóc khách hàng. Cuối cùng là hỗ trợ kích thích các thành viên kênh phân phối…
2. Phát triển sản phẩm mới
Công ty tìm cách phát triển các sản phẩm mới cho các khách hàng quen hiện tại. Nếu công ty đã chiếm được uy tín của khách hàng thì khi đưa ra sản phẩm mới vào thị trường hiện tại sẽ thuận lợi. Các sản phẩm mới có thể cùng chủng loại, hoặc khác chủng loại. Ví dụ điển hình đó là Sony đã triển khai thành công sản phẩm Walkman. Thêm vào đó là tiếp tục ý tưởng đó với sản phẩm Watchman.
3. Mở rộng thị trường
Công ty có thể mở rộng thị trường bằng cách tìm các đoạn thị trường khác (về nhân khẩu học, về địa lý…) cho sản phẩm hiện tại. Trong trường hợp này, công ty cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu, thị hiếu của thị trường mới.
Xem thêm:
- Các ngành nghề “Hot” để kinh doanh phát triển trong mùa dịch
- Kinh doanh khởi nghiệp và những điều bạn chưa biết
4. Đa dạng hoá
Chiến lược này kết hợp cả mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm mới. Thông thường, thị trường mới đòi hỏi các sản phẩm mới. Trong 4 chiến lược nêu trên thì 3 chiến lược đầu dễ thực hiện hơn so với chiến lược thứ tư.
Khi cả hai biến số đều mới thì độ khó khăn và mạo hiểm sẽ cao hơn nhiều. Như vậy, sử dụng ma trận sản phẩm thị trường cho phép công ty phát hiện ra các tiềm năng thị trường, từ đó có định hướng khai thác hết các tiềm năng đó.
5. Tình huống thực tiễn
Năm 2005, sản phẩm “cá Ba sa filê đông lạnh của Việt Nam xuất sang Mỹ (thị trường duy nhất lúc đó) bị đánh thuế chống bán phá giá làm cho sản phẩm này không thể xuất vào Mỹ được. Để thoát ra khỏi tình thế bế tắc này, công ty đã sử dụng chiến lược phát triển sản phẩm thị trường. Thị trường mới là: EU, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Sản phẩm mới là: cá Ba sa băm viên, cá Ba sa kho tộ, lẩu cá Ba sa, cá Ba sa cắt khúc, dạ dày cá Ba sa… Trong 4 chiến lược phát triển sản phẩm thị trường, có thể sử dụng ba chiến lược sau (trừ chiến lược thứ nhất).
Tóm lại 4 chiến lược trên chính là chiến lược sản phẩm thị trường theo góc nhìn của việc cân đối giữa lợi ích và nhu cầu. Xin nhắc lại câu nói: “Marketing chính là cuộc chiến về giá trị và những ai làm kinh doanh cần phải nhớ điều này” – Nó không chỉ là kiến thức cho dân Làm thị, mà nó còn là kiến thức dành cho các chủ doanh nghiệp hay tất cả chúng ta : Hãy cung cấp giá trị ngày càng nhiều cho người khác thay vì đòi hỏi họ phải tôn trọng hay quý mến mình !
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Kinh doanh. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn