Ba chiến lược giúp doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ

Các nội dung chính

Cuốn sách “Competitive Strategy – Techniques for Analyzing Industries and Competitors”. Chiến lược cạnh tranh: Kỹ thuật phân tích ngành và các đối thủ cạnh tranh đã thay đổi không chỉ về mặt lý thuyết mà còn ở cách giảng dạy. Từ đây nó còn ảnh hưởng lớn đến cách các công ty thực hành chiến lược cạnh tranh của mình.

chiến lược cạnh tranh

Sau đây là 3 chiến lược cạnh tranh tổng quát mà doanh nghiệp có thể sử dụng phối hợp hay riêng biệt. Nhằm tạo vị thế phòng thủ trong dài hạn và đạt được kết quả kinh doanh vượt trội so với các công ty khác trong ngành. Đó là:

1. Chiến lược tổng chi phí thấp

Chiến lược này nhằm đạt tổng chi phí thấp so với các đối thủ khác trong ngành thông qua kết hợp các chính sách.

chiến lược cạnh tranh

Chiến lược chi phí thấp giúp doanh nghiệp có mức lợi nhuận cao. Từ đó bảo vệ doanh nghiệp trước các nhà cung cấp, khách hàng mạnh. Và cuối cùng tạo ra một hàng rào chống gia nhập cao, giảm sự đe dọa của các sản phẩm thay thế.

Để đạt được tổng chi phí thấp, doanh nghiệp có thị phần cao, và có những lợi thế khác. Ví dụ như thiết kế sản phẩm để chế tạo, tiếp cận thuận lợi với nguồn nhiên liệu. Hay dòng sản phẩm rộng để chia nhỏ chi phí, bán được sản phẩm cho các khách hàng lớn.

2. Chiến lược đặc trưng hoá khác biệt

chiến lược cạnh tranh

Chiến lược này với mục đích nhằm đạt được sự khác biệt so với các sản phẩm của các đối thủ trong ngành. Sự khác biệt này được xây dựng trên sức mạnh dịch vụ, thương hiệu, hệ thống phân phối… Thậm chí là những điểm mạnh đặc trưng của công ty.

Chiến lược khác biệt hoá. Nếu như thực hiện thành công đây sẽ là một chiến lược bền vững. Nó sẽ giúp công ty đối phó được với 5 yếu tố cạnh tranh một cách cực kì hiệu quả. Từ đó công ty có thể thu được lợi nhuận trên mức trung bình trong ngành.

Xem thêm:

3. Chiến lược tập trung

Chiến lược này tập trung vào phục vụ thật tốt một mục tiêu cụ thể. Chẳng hạn như một nhóm khách hàng, một phân khúc thị trường, phân khúc sản phẩm, một vị trí địa lý cụ thể…

chiến lươc cạnh tranh

Chiến lược tập trung. Khi chiến lược thành công cũng sẽ giúp công ty đạt được chi phí thấp. Từ đó sẽ tạo sự khác biệt hoá trong thị trường mục tiêu hẹp mà doanh nghiệp đã chọn.

Một doanh nghiệp không tạo được lợi thế cạnh tranh trong những chiến lược trên sẽ không có mức lợi nhuận cao. Từ đó sẽ trở thành một đối thủ cạnh tranh yếu trong ngành.

Sẽ cần khá nhiều thời gian và phải nỗ lực liên tục nếu như doanh nghiệp bị kẹt giữa các chiến lược này và cần thực hiện một quyết định chiến lược cơ bản.

Thận trọng với những rủi ro của từng chiến lược

  • Rủi ro của chiến lược tổng chi phí thấp. Thay đổi công nghệ làm vô hiệu hoá việc giảm chi phí hiện tại, các doanh nghiệp khác sao chép, không có khả năng nhìn thấy những sự thay đổi của thị trường vì quá tập trung vào chi phí, lạm phát làm mất đi ưu thế về khoản chi phí giảm.
  • Rủi ro của chiến lược đặc trưng hoá khác biệt. Chi phí để tạo sự khác biệt khá là lớn và những sự khác biệt mà doanh nghiệp đang theo đuổi sẽ không còn giá trị trong tương lai, và sẽ bắt chước sao chép của đối thủ.
  • Rủi ro của chiến lược tập trung. Sự khác biệt về sản phẩm hay dịch vụ bị thu hẹp, các đối thủ khác có thể tìm kiếm và tập trung tốt hơn vào thị trường nhỏ bên trong của thị trường tập trung của doanh nghiệp.

Hiện nay việc các doanh nghiệp cạnh tranh nhau trên thị trường là việc không thể tránh khỏi. Vì thế mà mỗi doanh nghiệp vẫn nên chuẩn bị cho mình một chiến lược cụ thể. Để từ đây có thể tồn tại cũng như thành công trong con đường chinh phục khách hàng của mình.

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Kinh doanh. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your name here
Please enter your comment!

Gọi 1800.0098 ( miễn phí ) để tư vấn tốt nhất,
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ