Làm thể nào để gia tăng hiệu quả Marketing cho ngành du lịch?

Các nội dung chính

Việc áp dụng các chiến lược Marketing ngành du lịch hiệu quả cho thương hiệu là rất quan trọng. Nó có thể giúp tối đa hóa doanh thu, xây dựng nhận thức về thương hiệu và nâng cao danh tiếng của thương hiệu. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn có thể tối ưu hóa và đạt được mục đích của mình.

marketing cho ngành du lịch

Marketing cho ngành du lịch là gì?

Marketing ngành du lịch là tên gọi chung cho các chiến lược Marketting khác nhau được sử dụng bởi các doanh nghiệp trong ngành du lịch. Một số doanh nghiệp có thể kể đến như khách sạn và các hình thức lưu trú khác. Cùng với đó là các hãng hàng không, dịch vụ cho thuê xe hơi, nhà hàng, địa điểm giải trí, đại lý du lịch và công ty điều hành tour.

Mục đích đằng sau các chiến lược Marketing ngành du lịch là để quảng bá doanh nghiệp. Nó sẽ làm cho doanh nghiệp nổi bật hơn so với các đối thủ, thu hút khách hàng và tạo ra nhận thức về thương hiệu. Nhiều chiến lược Marketing ngành du lịch hiện đại sử dụng các công cụ trực tuyến với các trang web, quảng cáo, email. Đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội thường đóng một vai trò quan trọng.

Tại sao Marketing cho ngành du lịch lại quan trọng?

Vì là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới nên ngành du lịch rất cạnh tranh. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành cần phải tìm cách nổi bật so với các đối thủ khác. Họ phải quảng bá mình là lựa chọn tốt nhất cho khách du lịch. Do đó, họ đã nêu bật một số điểm khiến họ khác biệt hoặc vượt trội với đối thủ.

Xây dụng chiến lược Marketing là điều cần thiết để đạt được điều này. Việc sở hữu nhiều mẹo Marketing ngành du lịch tốt nhất tập trung vào việc giúp các doanh nghiệp tìm ra điểm bán hàng độc đáo và quảng bá điểm bán hàng đó.

Tất nhiên, điều quan trọng là các Marketer phải cập nhật các xu hướng mới nhất. Họ cũng có thể tạo ra một hỗn hợp Marketing đa dạng và sử dụng các phương pháp tốt nhất để truyền tải thông điệp của họ.

15 chiến lược Marketing cho ngành du lịch hiệu quả để tăng kết quả của bạn

Bắt kịp với những phát triển mới trong các chiến lược Marketing ngành du lịch là rất quan trọng. Tuy nhiên, bạn cũng cần xem xét các ý nghĩa của những chiến lược phát triển này. Dưới đây, bạn sẽ tìm thấy danh sách các mô hình quan trọng đối với ngành du lịch nói chung. Bên cạnh đó cũng như là những phát triển để du lịch có thể thích ứng với đại dịch Covid-19.

Xem thêm:

Các chiến lược Marketing cho ngành du lịch bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Sự bùng phát của COVID đã gây ra sự gián đoạn đáng kể cho hoạt động du lịch. Do đó, nó đòi hỏi các hãng hàng không, khách sạn, công ty du lịch, nhà hàng và các doanh nghiệp khác phải thích ứng và bắt kịp các xu hướng du lịch mới nhất. Dưới đây là một số chiến lược Marketing trong ngành du lịch trong giai đoạn sống chung với đại dịch.

1. Ưu tiên nêu bật sự an toàn thông qua truyền thông Marketing

An toàn của khách hàng luôn là mối quan tâm lớn đối với những người làm trong ngành du lịch. Tuy nhiên, nhu cầu của khách hàng trong yếu tố này đã gia tăng với sự xuất hiện của Covid. Đặc biệt, vấn đề vệ sinh được chú trọng hơn bao giờ hết ở thời điểm hiện tại. Và điều này cần được phản ánh trong các nỗ lực Marketing của bạn.

Do đó, bạn nên làm nổi bật sự an toàn và vệ sinh để có thể thu hút khách hàng. Bạn cần thuyết phục rằng họ sẽ được an toàn khi trải nghiệm các sản phẩm và dịch vụ. Vì vậy bạn cần nhấn mạnh các khái niệm về vệ sinh và an toàn trên website của mình. Bạn cũng nên làm nổi bật trên nội dung Marketing, nền tảng của bên thứ ba và thông qua giao tiếp với khách hàng.

2. Tập trung vào khách hàng địa phương

Một trong những cách mà các doanh nghiệp du lịch đang thích ứng với đại dịch là tập trung nhiều hơn vào khách hàng trong khu vực địa phương hoặc ở các quốc gia lân cận. Điều này là do các hạn chế đi lại được áp dụng trên toàn cầu. Tất cả đã khiến khách hàng địa phương trở thành nhóm nhân khẩu học mục tiêu an toàn hơn.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách nhấn mạnh các đặc điểm của doanh nghiệp có khả năng thu hút khách hàng địa phương. Ví dụ: thay vì làm nổi bật các khía cạnh như thời tiết và các điểm tham quan địa phương, vốn chủ yếu thu hút khách quốc tế. Thay vào đó, bạn có thể tập trung vào cơ sở vật chất, khả năng tổ chức sự kiện hoặc các dịch vụ sang trọng của mình.

Đối với khách sạn, quán cà phê và các doanh nghiệp tương tự, bạn cũng có thể thu hút người dân địa phương. Bạn hãy giới thiệu địa điểm của mình như là một nơi nào đó để làm công việc từ xa. Và bạn cũng có thể quảng bá không gian của mình như một môi trường làm việc từ xa mới cho khách hàng.

3. Tăng sự tập trung vào các hoạt động giải trí

Một xu hướng Marketing du lịch khác là sự gia tăng các nỗ lực Marketing đến các hoạt động giải trí. Với những hạn chế về du lịch quốc tế và các cuộc tụ họp đông người ở nhiều nơi trên thế giới trong hơn 2 năm. Do đó các hoạt động kinh doanh trong ngành du lịch đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID. Mặc dù các chuyến du lịch để giải trí của ngưởi dùng cũng bị ảnh hưởng một phần nào. Tuy nhiên, khách hàng vẫn có nhu cầu cho các kỳ nghỉ để tránh xa căng thẳng. Lúc này việc tập trung nhiều hơn vào thị trường giải trí có thể mang lại hiệu quả tốt cho thương hiệu.

Nếu doanh nghiệp của bạn thường hướng tới khách hàng doanh nghiệp. Bạn hãy cân nhắc xem có cách nào để chuyển sự chú ý của bạn sang những người có khả năng ghé thăm vì mục đích giải trí hay không. Bạn cũng có thể cố gắng tập trung các nỗ lực Marketing vào các nhân khẩu học khác nhau. Một số đối tượng bạn có thể nhắm đến như các cặp vợ chồng, nhóm bạn bè hoặc gia đình có trẻ nhỏ.

Tùy thuộc vào tính chất kinh doanh của bạn, bạn cũng có thể cân nhắc việc tạo các giao dịch trọn gói đặc biệt cho các nhóm này.

Xem thêm:

Tổng quát các chiến lược Marketing cho ngành du lịch

Các xu hướng Marketing du lịch được giải thích dưới đây là các xu hướng tổng quát hơn. Có thể bạn đã từng thấy trong toàn ngành du lịch và có thể áp dụng hầu như mọi lúc, cho các công ty du lịch thuộc mọi loại hình.

4. Phát triển tính năng tìm kiếm bằng giọng nói

Sự nổi lên của công nghệ nhận dạng giọng nói đã mở ra con đường mới cho các Marketer. Đặc biệt, các khách sạn đang ngày càng sử dụng các trung tâm thông minh để cung cấp khả năng tìm kiếm bằng giọng nói trong phòng. Các công cụ này đã cung cấp các thông tin khi du lịch một cách thuận tiện hơn.

Trong khi đó, các đại lý du lịch cũng đang làm cho việc đặt phòng hoàn toàn thông qua điều khiển bằng giọng nói trở nên dễ dàng hơn. Một trong những mẹo Marketing trong ngành du lịch tốt nhất cũng là sử dụng các nguyên tắc SEO để tập trung vào kết quả tìm kiếm bằng giọng nói trên các nền tảng như Google. Ngoài ra, tìm kiếm bằng giọng nói có thể được sử dụng để giúp khách hàng trò chuyện với một chatbot.

5. Triển khai trí tuệ nhân tạo (AI)

Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo là một xu hướng Marketing đang phát triển mạnh mẽ khác. Ví dụ: các website du lịch có thể xem xét các lịch sử đặt phòng trong quá khứ. Để từ đây sẽ đưa ra các đề xuất thông minh cho các đặt phòng trong tương lai.

Thêm vào đó, các khách sạn có thể sử dụng trí thông minh nhân tạo để tạo ra dịch vụ cá nhân hóa hơn cho khách của họ. Lúc này AI có thể hỗ trợ phân tích dữ liệu cho các mục đích Marketing. Tất nhiên, một trong những lĩnh vực chính khác mà AI được sử dụng là thông qua chatbots. Lợi ích của chatbots ở đây là thời gian phản hồi nhanh chóng cho các thắc mắc của khách hàng. Các phản hồi có thể phản hồi trong 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần, bất kể nhân viên có sẵn sàng hay không.

6. Nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng của khách thông qua Chatbots

Chatbots ngày càng được sử dụng rộng rãi cho các mục đích phục vụ khách hàng của các thương hiệu. Đó là vì chúng có khả năng phản hồi khách hàng rất nhanh, ngay cả khi nhân viên không có mặt. Một trong những điều tốt nhất về chatbots là khả năng thu thập thông tin. Mà sau đó các thông tin có thể được sử dụng bởi một nhân viên dịch vụ khách hàng nếu cần can thiệp.

Công nghệ này cũng cho phép giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau trên toàn cầu. Và chatbot cũng có thể được thiết lập để gia tăng khả năng bán kèm và bán thêm. Hơn nữa, chatbot cũng có thể được sử dụng trong giai đoạn theo dõi hành trình của khách hàng, để thu thập phản hồi.

7. Sử dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR)

Mặc dù tương tự như thực tế ảo, thực tế tăng cường là việc đưa thông tin kỹ thuật số lên các cài đặt trong thế giới thực. Thay vì thay thế chúng bằng môi trường 3D hoàn toàn mới.

Điều này có thể được sử dụng cho các mục đích Marketing du lịch theo một số cách thú vị. AR có thể được sử dụng thông qua điện thoại thông minh và ứng dụng di động.

Ví dụ: một số ứng dụng du lịch hiện cho phép người dùng trỏ điện thoại của họ vào một nhà hàng hoặc điểm thu hút khách du lịch trong thế giới thực và xem các bài đánh giá trực tuyến trên màn hình. Trong khi đó, một số khách sạn hiện cũng có bản đồ tương tác. Nó có thể cung cấp nhiều thông tin du lịch hơn đáng kể khi xem qua điện thoại thông minh.

8. Ưu tiên cá nhân hóa

Khách hàng hiện đại luôn muốn được các thương hiệu hiểu rõ họ hơn trong các tình huống. Đây là lúc Marketing cá nhân hóa xuất hiện. Nguyên tắc cơ bản mà các thương hiệu cần nắm đó là cố gắng tạo ra các chiến lược Marketing một cách cá nhân hơn.

Ví dụ, bạn có thể gửi một email được cá nhân hóa, hiển thị cho họ một sản phẩm mà họ có thể thích. Để có hiệu quả, Marketing cá nhân hóa đòi hỏi bạn phải nắm bắt dữ liệu người dùng và sử dụng nó một cách thông minh. Để hiệu quả, thương hiệu của bạn có thể thông qua AI và tự động hóa. Dữ liệu này có thể là các lượt đặt trước, thói quen duyệt web hoặc hoạt động trên mạng xã hội.

9. Tổ chức tham quan qua thực tế ảo (VR)

Đại dịch đã buộc các doanh nghiệp phải ứng dụng các công nghệ trong Marketing ngành du lịch. Do đó, thực tế ảo là một trong những lĩnh vực hứa hẹn nhất để khám phá. VR có thể cho phép khách hàng tiềm năng trải nghiệm khách sạn, phòng chờ sân bay, nhà hàng, điểm tham quan địa phương.

Ngày nay, các chuyến tham quan thực tế ảo thường có thể được thưởng thức thông qua bất kỳ Website nào. Khách hàng có thể trải nghiệm không gian du lịch trên máy tính, thiết bị di động hoặc máy tính bảng. Thêm vào đó sự thích thú có thể được nâng cao hơn nữa nếu người dùng có quyền sử dụng tai nghe VR.

Các chuyến tham quan thực tế ảo có thể đặc biệt hiệu quả như một cách Marketing ngành du lịch. Đó là bởi vì chúng cho phép người dùng hiểu được những gì họ có thể mong đợi.

Xem thêm:

10. Tập trung vào trải nghiệm khách hàng

Trong quản lý du lịch, điều quan trọng cần lưu ý là hầu hết khách hàng không thực sự trả tiền cho các sản phẩm hoặc dịch vụ. Mả chính xác hơn đó là họ đang trả tiền cho những trải nghiệm.

Với suy nghĩ này, chiến dịch Marketing trong ngành du lịch hữu ích nhất nên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cạnh tranh dựa trên trải nghiệm khách hàng mà bạn có thể cung cấp. Các khách sạn có thể làm điều này bằng cách cung cấp hệ thống kiểm soát phòng thông minh. Trong khi các hãng hàng không có thể cạnh tranh dựa trên các bữa ăn và giải trí. Bí quyết lúc này là bạn có thể thúc đẩy trải nghiệm vượt trội mà bạn cung cấp. Để từ đây bạn hãy cho phép khách hàng chia sẻ trải nghiệm của họ với những người khác.

11. Tạo chiến lược Content Marketing

Content Marketing là một trong những chiến lược Marketing trong ngành du lịch tốt nhất. Nó không chỉ có thể được sử dụng để thu hút sự chú ý đến doanh nghiệp của bạn và website công ty của bạn. Bên cạnh đó, nó còn có thể giúp định vị bạn là một chuyên gia đáng tin cậy trong ngành.

Hơn nữa, một chiến lược Content Marketing hiệu quả có thể sử dụng các kỹ thuật SEO để tăng khả năng hiển thị tổng thể. Content Marketing hiện rất đa dạng và bao gồm rất nhiều thứ. Có thể kể đến như các bài đăng trên blog và các bài báo trên web, đến đồ họa thông tin, sách điện tử và video.

Chìa khóa thành công cho bạn là có thể tạo ra nội dung chất lượng cao, thực sự hữu ích. Hãy suy nghĩ về kiến thức chuyên môn mà bạn có để chia sẻ, cập nhật cho khách hàng. Hay bạn cũng có thể chia sẻ kiến thức về các điểm tham quan, hoạt động và trải nghiệm.

12. Sử dụng Influencer Marketing

Những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội là những người nổi tiếng được nhiều người tìm đến,. Do đó, mọi công ty du lịch nên xem xét chiến lược Influencer Marketing trong chiến lược Marketing của mình.

Influencer thường liên quan đến việc hợp tác với các cá nhân hoặc doanh nghiệp có mức độ ảnh hưởng đối với một nhân khẩu học cụ thể, để quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Nó khai thác sức mạnh của mạng xã hội và chia sẻ những điểm tương đồng với Marketing chứng thực.

Loại hình Influencer Marketing hiệu quả ở chỗ mọi người có nhiều khả năng tin tưởng người có ảnh hưởng hơn. Họ có thể quảng cáo một nhà hàng bằng cách đăng ảnh về bữa ăn mà họ đã dùng. Hoặc cũng có thể quảng cáo khách sạn bằng cách chia sẻ video về kỳ nghỉ của họ. Influencer Marketing cũng có thể ở các hình thức khác. Một số định dạng có thể kể đến như các bài đăng trên blog hoặc nội dung trên mạng xã hội bằng văn bản.

13. Mở rộng không gian cho nội dung do người dùng tạo

Về các mẹo Marketing du lịch phù hợp với ngân sách của nhiều người dùng. Do đó, thương hiệu có thể có lợi khi khuyến khích tạo càng nhiều nội dung do người dùng tạo càng tốt.

Nội dung do người dùng tạo đề cập đến bất kỳ nội dung nào bắt nguồn từ người dùng internet. Thay vì thương hiệu phải chia sẽ nội dung từ hoạt động kinh doanh. Nội dung do người dùng tạo bao gồm hình ảnh, video, bài đăng trên blog, nhận xét trên mạng xã hội…

Một kho ảnh chất lượng cao có thể khuyến khích khách du lịch chụp ảnh tại địa điểm của bạn. Thêm vào đó, người dùng còn có thể tự động thêm tên công ty hoặc Hashtag (#) vào ảnh. Bạn cũng có thể thiết lập một phần trên website để người dùng tải video của riêng họ lên. Bạn cũng có thể có thể khuyến khích thảo luận trên blog của công ty và trên các nền tảng mạng xã hội.

14. Đừng bỏ qua việc đánh giá hiệu quả Marketing

Ngành du lịch và lữ hành là ngành chịu ảnh hưởng rất lớn từ các đánh giá của khách hàng. Khách hàng thường có xu hướng đọc các bài đánh giá trước khi họ đặt phòng khách sạn, ghé thăm nhà hàng. Hoặc thậm chí họ còn có thể quyết định về một điểm đến du lịch khi xem các đánh giá.

Vì lý do trên, các nỗ lực Marketing ngành du lịch cũng phải tập trung vào việc quản lý các đánh giá, và có một số cách để thực hiện điều này. Bạn có thể yêu cầu đánh giá từ khách qua email. Việc này đảm bảo rằng bạn có nhiều phản hồi và ảnh hưởng của đánh giá xấu được hạn chế. Bạn cũng có thể tập trung vào việc cập nhật hồ sơ trên các nền tảng đánh giá. Các xu hướng trong các bài đánh giá tiêu cực phải được xác định nhanh chóng. Sau đó, các vấn đề cơ bản cần được giải quyết để bảo vệ danh tiếng của bạn.

15. Đầu tư vào các nỗ lực Remarketing

Xu hướng Marketing trong ngành du lịch thường được sử dụng là Remarketing. Remarketing sẽ liên quan đến việc nhắm mục tiêu những người đã tương tác với doanh nghiệp của bạn trong quá khứ.

Hình thức này có thể cực kỳ hiệu quả về chi phí Marketing cho doanh nghiệp bạn. Đó là vì bạn biết rằng bạn đang tiếp cận với những người đã từng có một số quan tâm đến những gì bạn đang cung cấp.

Remarketing có thể được thực hiện thông qua các mạng xã hội, Google Ads… Một lợi ích chính khác ở đây là các cá nhân có thể được nhắm mục tiêu dễ dàng với các thông điệp cực kỳ phù hợp.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ 15 chiến lược Marketing mà công ty du lịch của bạn có thể áp dụng. Các chiến lược giúp bạn đồng thời có thể tiếp cận với khách hàng theo những cách khác nhau. Thêm vào đó, bạn cũng có thể sử dụng các công nghệ ảo để giúp tăng cường trải nghiệm người dùng.

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing dòng ngành HOT. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn

Gọi 1800.0098 ( miễn phí ) để tư vấn tốt nhất,
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ