Các nội dung chính
Shopee – nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á đã hợp tác với Google Ads để thu hút nhiều doanh nghiệp. Đây được xem là hàng động nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng thông qua quảng cáo gian hàng Shopee trên Google Ads.
Chiến dịch “Google Ads with Shopee” như là cam kết trong công cuộc đẩy nhanh quá trình phát triển thương mại điện tử cho các thương hiệu. Google Ads đã đáp ứng được nhu cầu tăng nhận diện thương hiệu của các cửa hàng online trên Shopee.
1. Cơ hội thị trường trực tuyến
Theo như thống kê được thực hiện bởi Bain, thị trường trực tuyến tại Việt Nam đạt 14 tỷ đô la Mỹ. Con số này cho thấy được một thị trường trực tuyến đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp. Không những thế theo như dự đoán của Bain, thị trường trực tuyến tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong 4 năm tới.
Mặc dù thế giới đang bị đứng lại do đại dịch COVID đang hoành hành. Nhưng hầu hết các ngành đều tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn này (trừ du lịch).
Xu hướng mua sắm trực tuyến là một bàn đạp để ngành thương mại điện tử phát triển hơn bao giờ hết. Mặc dù thương mại điện tử chỉ mới phát triển trong những năm gần đây. Nhưng những chuyên gia đã thấy được sự phát triển “kỳ lân” của các doanh nghiệp trong ngành này. Bên cạnh Lazada, Amazon thì Shopee cũng không thể nào đứng ngoài cuộc chơi này được.
2. 3 giải pháp Marketing của Shopee
Để có thể thu hút được nhiều thương hiệu cũng như người dùng đến với nền tảng. Hiện nay, Shopee đang triển khai ba giải pháp Marketing chính cho doanh nghiệp.
2.1 Giải pháp trong nền tảng (On-platform)
Giải pháp này được Shopee sử dụng nhằm mục tiêu nâng cao độ hiển thị đến nhiều người dùng nhất. Không chỉ thế, Shopee còn mong muốn gia tăng độ gắn bó của thương hiệu với hàng triệu người dùng. Shopee sử dụng liên tục những giải pháp On – platform trên ứng dụng. Một số tính năng có thể kể đến như quảng cáo trong mục tin nhắn, trò chơi, Livestream từ người bán tất cả đều trên App Shopee.
2.2 Giải pháp ngoài nền tảng (Off-platform)
Với giải pháp này người dùng có thể thường xuyên nhìn thấy khi đang sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok,… Lúc này Shopee mong muốn tối đa hóa lượt truy cập của càng nhiều người dùng càng tốt. Do đó, để có thể thực hiện việc đó Shopee đã thu hút người dùng từ các trang mạng xã hội.
2.3 Infrastructure
Đây là giải pháp cuối cùng nhưng lại quan trọng nhất trong 3 giải pháp Marketing của Shopee. Các công cụ khác nhau lúc này sẽ giúp thu thập các dữ liệu khác nhau trên nền tảng. Để từ đây các Marketer có thể đánh giá tổng quan về người dùng cũng như thị trường hiện nay. Không những thế các chỉ số này còn giúp đo lường mức độ hiệu quả của các giải pháp Marketing hiện nay.
Xem thêm:
3. Hành trình mua sắm của người tiêu dùng
Hiện nay, hành trình mua sắm của người tiêu dùng được Shopee chia thành bốn giai đoạn. Với mỗi giai đoạn, Shopee sẽ có những cách thức quảng bá khác nhau để có thể thu hút tối đa người dùng.
3.1 Nhận diện
Đối với giai đoạn khởi động này, các thương hiệu chỉ cần truyền đạt đúng thông điệp chính mà mình nhắm tới. Thêm vào đó là điểm bán hàng độc đáo (USP) mà thương hiệu sở hữu. Đây là lúc mà người dùng chỉ cần biết đến thương hiệu. Do đó, việc cung cấp quá nhiều thông tin là không cần thiết. Lúc này Shopee sử dụng Off-platform, Onsite Banner để quảng cáo ở giai đoạn này.
3.2 Cân nhắc
Sau khi khách hàng đã đủ bị thuyết phục bởi những thông tin ngắn gọn ở giai đoạn đầu. Thì đây là lúc mà doanh nghiệp thể hiện càng nhiều thông tin càng tốt để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm. Đây được coi là bước đệm để tiến tới “chốt sale”. Do đó, các thông tin rõ ràng, cụ thể được đưa ra để có thể giáo dục khách hàng là rất quan trọng.
Các thương hiệu có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để thu hút khách hàng. Các hình thức như Shopee Live, Shopee Farm, On-platform được sử dụng để quảng cáo thương hiệu.
3.3 Chuyển đổi
Khi đưa được khách hàng đến tới giai đoạn này ắt hẳn thương hiệu đã phải mất rất nhiều công sức. Do đó, để thúc đẩy quá trình “chốt đơn” nhanh chóng hơn. Các thương hiệu có thể tung ra các ưu đãi hấp dẫn khác nhau để thu hút khách hàng. Nếu các ưu đãi đủ thu hút thì việc “chốt đơn” sẽ nhanh chóng hơn. Lúc này, thương hiệu có thể lựa chọn giữa Flash Sale và Storewide Voucher hoặc cả hai để thu hút người dùng lúc này.
4. Quảng cáo Shopee thông qua Google Ads
Việc quảng cáo các gian hàng Shopee hiện đang là một xu hướng nổi bật trong giai đoạn này. Từ đây các thương hiệu có thể thúc đẩy lưu lượng truy cập và chuyển đổi cho các sản phẩm và cửa hàng trên Shopee.
Hiện nay, để quảng cáo cho sản phẩm và cửa hàng trên Shopee các thương hiệu có hai cách:
4.1 Quảng cáo ngoài nền tảng Shopee
Shopee lúc này sẽ chia sẻ các danh mục sản phẩm đến từng thương hiệu. Để từ đây các thương hiệu có thể sắp xếp và đẩy các sản phẩm được cá nhân hóa đến từng khách hàng. Đặc biệt là lúc này các thương hiệu có thể tiếp cận với các khách hàng bên ngoài Shopee. Hình thức được khuyến khích lúc này là quảng cáo cửa hàng Shopee thông qua Google Ads.
4.2 Quảng cáo trong nền tảng Shopee
Hình thức này được sử dụng để tăng khả năng hiển thị sản phẩm và của hàng trên Shopee. Đây là lúc mà các thương hiệu có thể tiếp cận các khách hàng đang tìm kiếm các sản phẩm cụ thể. Hoặc chỉ đơn giản là tiếp cận các khách hàng chỉ đang khám phá các gian hàng trên Shopee.
5. Tăng doanh số bán hàng trên Shopee với quảng cáo Google
Hiện nay, thói quen xem kệ hàng và mua hàng đang chuyển dần qua thị trường trực tuyến. Nhu cầu tìm kiếm theo ngành hàng ở Việt Nam hậu Covid hầu như gia tăng ở mọi ngành. Tăng trưởng cao nhất là ngành hàng tạp hóa với 95%, sau đó là nội thất và gia đình với 58% và thấp nhất là thể thao với 17%.
Xu hướng của người dùng hiện nay là sử dụng Google để khảo sát các sản phẩm giống như đứng trước kệ hàng trong siêu thị. Theo một thống kê thì hiện nay 83% người Việt Nam nghiên cứu online trước khi mua hàng. Trong số đó thì có tới 69% sử dụng Google để nghiên cứu các sản phẩm.
Sự thật là hơn 80% người tiêu dùng sẽ chọn sản phẩm của nhãn hàng khác khi không nhìn thấy nhãn hàng mình mong muốn trên kệ. Do đó, là một người bán hàng các thương hiệu ắt hẳn luôn muốn các kệ hàng luôn đầy ấp hàng hóa. Vậy kệ hàng kỹ thuật số của bạn có đủ hàng ?
5.1 Kệ hàng kỹ thuật số gồm những gì
Hiện nay kệ hàng kỹ thuật số của Google bao gồm ba phần. Bao gồm quảng cáo mua sắm, quảng cáo tìm kiếm cuối cùng là SEO.
Quảng cáo mua sắm
Đây là nơi để bạn có thể trưng bày sản phẩm và thúc đẩy thương mại cho thương hiệu. Hầu như các kết quả mua sắm thương mại điện tử thường dựa trên nguồn cấp dữ liệu sản phẩm. Do đó, Google Ads thường ưu tiên cho đơn vị thứ ba quảng cáo sản phẩm. Tức là những đơn vị không trực tiếp cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Quảng cáo tìm kiếm
Đây là loại hình quảng cáo mà bất kỳ thương hiệu nào cũng có thể thực hiện. Quảng cáo ở vị trí này sẽ thể hiện ở dạng văn bản thay vì hình ảnh như quảng cáo mua sắm. Để có thể quảng cáo ở vị trí này các thương hiệu có thể đấu giá trên Google Ads.
SEO
Khi một website có thể đứng ở vị trí này đã thể hiện được đây là một website uy tín được nhiều người tìm hiểu. Điều này cũng chứng tỏ Website này rất có uy tín trong mắt Google. Do đó, rất nhiều doanh nghiệp rất mong muốn đạt được vị trí này vì đây là nơi có thể tiếp cận dễ dàng với khách hàng.
5.2 Các lưu ý khi sử dụng quảng cáo Google Ads
- Kệ hàng nên ở ngang tầm mắt người tiêu dùng
- Kết hợp quảng cáo mua sắm với quảng cáo văn bản để tối ưu Google Ads
5.3 Sở hữu 100% kệ hàng kỹ thuật số với Google Ads với Shopee
Các chiến dịch Google Ads với Shopee được coi là giải pháp giúp các thương hiệu trên Shopee thúc đẩy bán hàng. Các thương hiệu có thể thông qua quảng cáo mua sắm và quảng cáo văn bản để tối ưu hiệu quả.
Các thương hiệu sẽ chạy quảng cáo trên Google Ads bằng cửa hàng của mình trên Shopee. Sau khi người dùng tìm kiếm sản phẩm và bấm vào gian hàng trên Shopee. Sau đó người mua sắm có thể truy cập vào ứng dụng Shopee để hoàn tất việc mua hàng. Không chỉ dừng lại ở đó, Shopee còn chia sẻ dữ liệu về lượt bán hàng sau khi nhấp cụ thể cho từng thương hiệu.
Quảng cáo mua sắm thông minh là cách đơn giản để tìm khách hàng mới
Quảng cáo mua sắm thông minh giúp thương hiện tiếp cận người mua hàng mới. Mà lúc này không chỉ tiếp cận trên Google tìm kiếm mà còn trên Gmail, Youtube và quảng cáo hiển thị.
6. Ưu điểm khi sử dụng quảng cáo Google cho Shopee
- Thương hiệu có thể dễ dàng tạo gian hàng trên Shopee rất dễ dàng. Đặc biệt là thương hiệu không cần tốn chi phí tạo website.
- Nhu cầu mua hàng qua các sàn Thương mại điện tử ngày càng tăng, nhất là trong mùa dịch. Do đó các thương hiệu dễ dàng có được lượng khách hàng trỏ về Shopee từ Google.
- Tăng lượng người dùng vào gian hàng. Thương hiệu sẽ không bị gói gọn khách hàng trong lượng người sử dụng Shopee.
- Chủ động về quảng cáo của gian hàng. Vì nếu không chạy quảng cáo, Shopee chỉ lấy ngẫu nhiên các cửa hàng trên hệ thống. Để từ đó chạy cùng sản phẩm để hiển thị trên Google ads của Shopee.
7. Khi chạy quảng cáo Google Ads cho Shopee tại Adsplus thì thương hiệu còn có thể nhận được những lợi ích sau:
- Các chuyên gia sẽ hỗ trợ tư vấn các thương hiệu tạo gian hàng trên Shopee
- Thương hiệu không cần mall cũng có thể liên kết triển khai quảng cáo ở tất cả các hình thức. Tuy nhiên, lúc này nền tảng yêu cầu cửa hàng có tối thiểu 50 sản phẩm.
- Các thương hiệu sẽ được đội ngũ chuyên gia Google hỗ trợ liên tục. Ngoài ra, Adsplus còn liên kết trực tiếp với đội ngũ hỗ trợ bên Shopee. Để từ đây có thể dễ dàng giải quyết nếu có vấn đề xảy ra.
- Các thương hiệu sẽ được hỗ trợ đo lường chuyển đổi thực tế. Việc này sẽ giúp cho việc chạy quảng cáo trên hệ thống Google sẽ được tối ưu hơn
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn