wdt_admin

2976 Bài viết 0 BÌNH LUẬN
xây dựng thương hiệu 01
8,712 Lượt xem
Xây dựng thương hiệu là điều tất yếu mà các doanh nghiệp cần làm. Đặc biệt, đối với ngành môi giới bất động sản, tạo niềm tin và thu hút khách hàng bằng thương hiệu là môt điều vô cùng quan trọng. Như vậy, làm thế nào để xây dựng một thương hiệu tốt trong ngành môi giới bất động sản? xây dựng thương hiệu 01

Xây dựng thương hiệu lĩnh vực môi giới bất động sản bằng cách nào?

Trước triên bạn cần phải xác định rõ ràng mục tiêu mà thương hiệu bạn hướng đến. Bạn muốn nổi bật như thế nào trong lĩnh vực của bạn? Trả lời được những câu hỏi này chính là bước đầu tiên trong việc xây dựng thương hiệu. Xây dựng thương hiệu trên internet xây dựng thương hiệu 02

Xây dựng thương hiệu lĩnh vực môi giới bất động sản bằng cách nào?

Thứ nhất, tên miền trang web của bạn nên chứa tên thương hiệu trong đó (nếu có thể). Đây có thể là một thách thức khi các tên miền bất động sản địa phương đã bị lấy hết. Nhưng tội gì bạn không thử? Lời khuyên của Adsplus.vn đó là bạn nên thêm một hoặc hai từ khiến tên thương hiệu của bạn trở nên độc đáo. Chẳng hạn, có thể là AllDenverHomesForSale.com. Hoặc là BestDenverHomesForSale.com. Tên miền là duy nhất và nó thực sự trợ giúp rất nhiều cho SEO. Xây dựng thương hiệu cho văn phòng môi giới bất động sản qua chữ ký email xây dựng thương hiệu 03

Xây dựng thương hiệu lĩnh vực môi giới bất động sản bằng cách nào?

Một chữ ký email thực sự là cần thiết. Hãy thêm các thông tin quan trọng về văn phòng của bạn như: - Tên văn phòng (VD: Sam Jones, Realtor) - Website (VD: BestDenverHomesForSale.com) - Số điện thoại - Địa chỉ - Email, v.v … Chữ ký email sẽ theo email giúp bạn quảng bá thương hiệu của bạn một cách tự nhiên. Bạn đang củng cố và giúp thương hiệu được in dấu trong tâm trí người nhận email. Print ads Khi xây dựng thương hiệu bất động sản, bạn cần lưu tâm đến những quảng cáo dạng in (print ads), chẳng hạn như: - Danh thiếp - Tờ rơi - Brochure - Quảng cáo trên báo/ tạp chí Tư liệu quảng cáo Bạn có thể gắn tên thương hiệu ở bất kỳ đâu như trên bút viết, mũ bóng chày, tủ lạnh,… miễn là nó có thể gợi nhớ khách hàng về thương hiệu của bạn, làm sao để thương hiệu của bạn hiện lên ngay trong đầu họ khi phát sinh nhu cầu về dịch vụ bất động sản. Bảo vệ danh tiếng thương hiệu cho văn phòng môi giới bất động sản Các nhận xét tiêu cực về của bạn trên mạng xã hội như Facebook thực sự có thể gây thiệt hại cho thương hiệu của bạn. Khi tìm thấy một bình luận tích cực, đừng quên cảm ơn người đã khen ngợi thương hiệu của bạn. Ngược lại, khi tìm thấy một bình luận tiêu cực, hãy cố gắng giải quyết thắc mắc của họ để họ hài lòng và công nhận những nỗ lực của bạn. xây dựng thương hiệu 04

Xây dựng thương hiệu lĩnh vực môi giới bất động sản bằng cách nào?

Xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài cần nhiều thời gian và sự kiên trì đặc biệt là xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực môi giới bất động sản. Vừa rồi là những thông tin bổ ích trong lĩnh vực này mà Adsplus.vn chia sẻ cho doanh nghiệp của bạn. Nếu bạn còn nhiều thắc mắc hoặc bạn muốn đẩy mạnh thương hiệu bẳng quảng cáo Google Ads, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Adsplus.vn để nhận sự hỗ trợ tốt nhất nhé! Chúc bạn thành công!    
màu sắc thương hiệu
8,712 Lượt xem

Màu sắc nói lên rất nhiều điều về thương hiệu của bạn. Việc chọn một bảng màu phù hợp với thương hiệu và thu hút khán giả của bạn là một trong những khía cạnh thú vị nhất. Lựa chọn màu sắc thậm chí còn thú vị trong việc khởi chạy hoặc thiết kế lại một thương hiệu.

màu sắc thương hiệu

Ngày nay, tâm lý học màu sắc là một lĩnh vực nghiên cứu đang rất phát triển. Các nghiên cứu này với mục đích xem xét các màu sắc khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến hành vi của con người. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều phát hiện thú vị mà đôi khi bạn không nghĩ đến. Chẳng hạn như “màu nào được chia sẻ thường xuyên nhất trên Facebook”. “Màu nào mang lại nhiều tiền nhất cho các cuộc đấu giá trên eBay”. Đâu là “màu áo của các cầu thủ bóng đá dẫn đến nhiều điểm phạt nhất”.

Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin chi tiết về các quyết định xây dựng thương hiệu. Dưới đây là 7 màu phổ biến nhất có thể ảnh hưởng đến nhận thức và ý kiến khán giả.

Màu đỏ

Màu đỏ gắn liền với tình yêu, niềm đam mê, cũng như sức mạnh và quyền lực. Đây là một trong những màu sắc phổ biến và có ảnh hưởng nhất có thể nhanh chóng thu hút sự chú ý của bạn. Điều đó làm cho màu đỏ trở thành một lựa chọn tuyệt vời để thúc đẩy khán giả. Màu đỏ được áp dụng khi thương hiệu mong muốn khán giả thực hiện các hành động khẩn cấp và táo bạo. Nghiên cứu cụ thể này đã đưa ra một kết luận hấp dẫn  mà các thương hiệu nên học hỏi. Đó là các đối thủ cạnh tranh đấu giá trên eBay đã chi nhiều tiền hơn khi nền trang web có màu đỏ.

Màu đỏ rất được ủng hộ vì màu đỏ thúc đẩy sự phấn khích, niềm đam mê và lời kêu gọi hành động. Nhưng hãy thận trọng. Nếu thương hiệu của bạn hướng tới hình ảnh nhẹ nhàng. Lúc này, việc lạm dụng quá nhiều màu đỏ có thể gây choáng ngợp và phản tác dụng.

Một số công ty sử dụng màu đỏ trong thương hiệu của họ bao gồm YouTube, Netflix, Target, Mitsubishi, CocaCola, Virgin, Lego, UBS và Harvard.

màu sắc thương hiệu

Màu Tím

Từ lâu trong lịch sử, màu tím đã là màu của hoàng gia. Màu tím vẫn được kết hợp với sự quý phái, quyền lực và sang trọng. Người ta thường nghĩ đến màu tím là một màu ma mị và huyền bí. Ngoài ra màu tím còn được xem là màu của phẩm giá và trí tuệ. Nếu bạn đang xây dựng một thương hiệu phong phú, mang tính biểu tượng. Thêm vào đó bạn đang có kế hoạch tương tác với khán giả đầy tham vọng. Lúc này màu tím sẽ là một lựa chọn thông minh.

Các công ty sử dụng màu tím trong thương hiệu của họ bao gồm Đại học New York, Welch’s, Stop & Shop, Cadbury, Hallmark, FedEx, Asprey of London, Thai Airways và Los Angeles Lakers

màu sắc thương hiệu

Màu xanh lam

Màu xanh lam là một màu cơ bản khác được nhiều thương hiệu trên toàn thế giới sử dụng và có lý do cho điều đó.

Màu xanh lam có mối liên hệ chặt chẽ với sự ổn định, chân thực và hòa bình. Khách hàng nhận thấy màu xanh lam là một màu êm dịu. Bên cạnh đó các thương hiệu thường sử dụng màu này để thể hiện mức độ đáng tin cậy của họ. Bằng cách nhắc nhở chúng ta về biển và bầu trời xanh thẳm. Màu xanh lam đóng vai trò như một “người thư giãn” tuyệt vời. Theo một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi G.F. Smith and The World’s Favourite Color Project. Xanh lam đậm là màu sắc thư giãn nhất trên thế giới.

Màu xanh lam có thể là một lựa chọn an toàn và thông minh cho thương hiệu của bạn. Nhưng hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng nó đúng lý do. Có thể khó hơn để nổi bật giữa đám đông.

Các công ty sử dụng màu xanh lam trong thương hiệu của họ bao gồm Pfizer, Ford, JetBlue, Citi, AXA, GE, GM, Intel, Maytag, Walmart, KLM, Pillsbury, Nokia và IBM.

màu sắc thương hiệu

Xem thêm:

Màu xanh lá cây

Màu xanh lá cây là một màu khác đang trở nên phổ biến trong việc xây dựng thương hiệu. Không có gì lạ, hiện tại thế giới đang cố gắng chuyển sang ưa chuộng màu xanh lá cây hơn. Màu xanh lá cây hiện chứa đựng nhiều ý nghĩa tích cực.  Một trong số đó bao gồm cả sự thịnh vượng (đó là màu của những tờ đô la!), sức khỏe và sự hài hòa. Tất nhiên, màu xanh lá cây được hưởng lợi từ sự kết nối của nó với thiên nhiên. Do đó nó còn tượng trưng cho sự phát triển, tươi mát và màu mỡ. Điều này làm cho nó trở thành một gợi ý tuyệt vời cho các thương hiệu gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên. Màu xanh lá cây cũng thường được liên kết với khả năng chữa bệnh và làm dịu.

Các công ty sử dụng màu xanh lá cây trong thương hiệu của họ bao gồm Land Rover, Starbucks, John Deere, TD Bank, Green Giant, Lush, The Body Shop, Aer Lingus, Fidelity và Whole Foods.

màu xanh lá

Màu vàng

Giống như ánh nắng, màu vàng làm mọi người vui lên bất cứ khi nào họ nhìn thấy nó.

Với mối liên hệ rõ ràng với mặt trời - màu vàng thường là một màu ấm áp và vui vẻ. Mọi người liên kết màu vàng với mùa hè và hạnh phúc. Do đó, màu vàng là một lựa chọn hiển nhiên cho những thương hiệu muốn gắn liền với một khởi đầu mới, sự tích cực và lạc quan.

Các công ty sử dụng màu vàng trong thương hiệu của họ bao gồm IKEA, Caterpillar, Pennzoil, Hertz, Shell, Ferrari, Sprint, Post-it và National Geographic

màu vàng

Màu trắng

Màu trắng liên quan đến sự khởi đầu mới, sự sạch sẽ và tinh khiết. Trong nhiều nền văn hóa trên thế giới, màu trắng còn tượng trưng cho “lòng tốt” và sự ngây thơ.

Mặc dù một số người thấy màu trắng quá nguyên sơ và nhàm chán. Nhưng trong những năm gần đây, các nhà môi giới đã khuyến nghị những người bán nhà sơn bất động sản của họ màu trắng.

Màu trắng có thể là một màu trung tính hoàn hảo cho các thương hiệu. Đặc biệt là những thương hiệu muốn làm nổi bật sản phẩm hoặc dịch vụ của họ bằng kỹ thuật số. Hầu hết các trang web hiện đại đều có nền màu trắng.

Nhưng hãy cẩn thận với các thiết kế màu trắng trong các nền văn hóa châu Á.  Bởi vì người dân châu Á thường coi màu này như là màu “tang tóc”.

Các công ty sử dụng màu trắng trong thương hiệu của họ bao gồm Tesla, Facebook, Skype, Intel, Channel, Volkswagen, Virgin, WWF, The North Face và KFC.

màu trắng

Màu đen

Màu đen là một màu có nhiều liên tưởng hỗn hợp. Nó có một số ý nghĩa tiêu cực vì là "đen tối nhất". Nhưng nó cũng được liên kết với quyền lực và sự sang trọng. Màu đen là tất cả về uy tín và sức mạnh.

Màu đen có thể là một lựa chọn lý tưởng cho các thương hiệu xa xỉ. Nhưng hãy lưu ý đến sức mạnh “thần bí” của nó. Một nghiên cứu cho thấy các cầu thủ bóng đá mặc đồng phục đen bị phạt nhiều hơn. Vì vậy màu này "có thể" gây ra phản ứng bất lợi.

Các công ty sử dụng màu đen trong thương hiệu của họ bao gồm Sony, Nike, Louis Vuitton, Gucci, Loreal, Uber, Yamaha, HBO và TheNewYorkTimes.

màu đen

Kết luận

Trong quy luật cạnh tranh, bên cạnh những sản phẩm tốt, chất lượng dịch vụ luôn làm hài lòng khách hàng. Thì một điều quan trọng nữa để thành công đó chính là đem thương hiệu đến gần nhất với khách hàng. Có thể nói màu sắc thương hiệu là những cá tính, bản sắc riêng biệt của mỗi thương hiệu giúp họ gây được sự chú ý trên thị trường và tiếp cận được với khách hàng. Chìa khóa thành công trong việc nhận diện thương hiệu cũng là một phần không nhỏ liên quan đến lựa chọn màu sắc.

Do đó, hãy chọn màu cho thương hiệu của bạn một cách khôn ngoan.

Bạn có thể không nghĩ rằng màu sắc là yếu tố quan trọng khi kinh doanh thành công. Nhưng theo một số nghiên cứu, 90% nhận định tiềm thức về sản phẩm hoặc công ty của bạn chỉ dựa trên màu sắc.

Khi chọn bảng màu cho thương hiệu của bạn, điều quan trọng cần nhớ là nó có thể ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức và hành động của khán giả.

Xây dựng chiến lược sử dụng màu sắc như một công cụ xây dựng thương hiệu mạnh mẽ. Nếu bạn muốn biết cách xác định màu sắc thực của thương hiệu - thì đây là một bài viết có thể hữu ích.

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
yếu tố tạo nên thương hiệu
8,712 Lượt xem

Những yếu tố tạo nên thương hiệu của các công ty lớn là gì, làm thế nào để thương hiêu phát triển bền vững và lâu dài?

Thương hiệu không đơn thuần chỉ là một tên gọi cho công ty, mà còn là một thông điệp đầy ý nghĩa gắn liền với công ty xuyên suốt quá trình kinh doanh. Vậy cụ thể các yếu tố tạo nên thương hiệu là gì?

yếu tố tạo nên thương hiệu

6 yếu tố tạo nên thương hiệu hoàn hảo và vững chắc

1. Mục đích

“Tất cả các thương hiệu đều hứa hẹn. Nhưng trong một thị trường mà niềm tin người tiêu dùng ngày càng thấp. Sự cảnh giác và cân đối ngân sách cao, thương hiệu không chỉ hứa hẹn sự tách biệt giữa nó với thương hiệu khác mà còn phải xác định mục đích rõ ràng” – Theo Allen Adamson, chủ tịch Khu vực Bắc Mỹ của công ty tư vấn và thiết kế thương hiệu Landor Associates.

Làm thế nào bạn có thể xác định mục đích kinh doanh của bạn? Theo Business Insider, mục đích có thể được xác định với 2 cách:

  • Chức năng: Tức mục đích kinh doanh của doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận.
  • Ý định: Khái niệm này tập trung vào sự thành công vì nó liên quan đến khả năng tạo ra giá trị và làm cho thế giới tốt lên.

Trong khi mục đích kiếm tiền là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp thì thương hiệu IKEA nhấn mạnh vào những nỗ lực sẵn lòng đạt được nhiều hơn lợi nhuận.

Tầm nhìn của IKEA không chỉ là để bán đồ nội thất. Mà là để “tạo ra một cuộc sống hàng ngày tốt hơn”. Cách tiếp cận này là hấp dẫn đối với khách hàng tiềm năng. Vì IKEA thể hiện cam kết của họ để cung cấp giá trị vượt ra ngoài điểm bán hàng.

Khi xác định mục đích kinh doanh của bạn, hãy ghi nhớ ví dụ này. Hãy đề cao sứ mệnh và tầm nhìn thương hiệu của bạn để tăng khả năng cạnh tranh và giá trị tạo ra cho người dùng.

2. Tính nhất quán

Chìa khóa để nâng cao giá trị thương hiệu của bạn là tính nhất quán thể hiện ở thông điệp của bạn, ý nghĩa của thương hiệu, bộ nhận diện thương hiệu, màu sắc thương hiệu, hoạt động marketing, truyền thông, quảng bá thương hiệu… Tính nhất quán góp phần tăng nhận diện cũng như lòng trung thành của khách hàng.

Coca Cola là một ví dụ điển hình. Chúng ta có thể thấy được sự nhất quán trong hình ảnh thương hiệu, hoạt động tiếp thị và truyền thông của Coca Cola luôn rất hài hòa và nhất quán. Coca Cola là một trong những thương hiệu dễ nhận biết nhất thế giới.

yếu tố tạo nên thương hiệu

6 yếu tố tạo nên thương hiệu hoàn hảo và vững chắc

3. Cảm xúc

Cảm xúc là yếu tố khó kiểm soát nhất trong các yếu tố tạo nên thương hiệu. Khách hàng không phải lúc nào cũng có lý. Làm thế nào để giải thích về việc một người sẵn sàng trả cả ngàn đô cho một chiếc Harkey thay vì mua một chiếc xe đạp rẻ hơn?

Harley Davidson sử dụng cảm xúc thương hiệu bằng cách tạo ra một cộng đồng xung quanh thương hiệu của mình. Nó bắt đầu HOG – Harley chủ sở hữu nhóm – để kết nối khách hàng của họ với thương hiệu của họ.

Bằng cách cung cấp cho khách hàng một cơ hội để họ cảm thấy họ là một phần trong nhóm người đi xe mô tô. Harley Davidson có thể tự định vị mình là một lựa chọn hiển nhiên cho ai đó đang tìm mua một chiếc xe đạp. Nghiên cứu tháp nhu cầu của Maslow để phân loại nhu cầu của con người. Bên cạnh đó bạn cần tìm cách kết nối với khách hàng của bạn ở mức độ sâu hơn, cảm xúc hơn. Làm cho họ cảm thấy thương hiệu của bạn rất gắn kết với cuộc sống của họ? Bạn có làm cho cuộc sống của họ trở nên dễ dàng hơn không? Tạo ra những giá trị dựa trên yếu tố tâm lý của khách hàng sẽ gia tăng lòng trung thành của họ với thương hiệu của bạn.

4. Tính linh hoạt

Là đặc tính đuợc tạo trong thế giới không ngừng biến chuyển này. Marketer cần phải duy trì tính linh hoạt để giữ được tính liên quan, sự sáng tạo trong các chiến dịch của mình. Mới có thể duy trì mối quan hệ của bạn với khách hàng. Sự linh hoạt không chỉ thể hiện ở cách bạn tiếp cận và chăm sóc khách hàng. Mà còn thể hiện ở việc cải tiến, thay đổi mẫu mã, thành phần của sản phẩm. Để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng. Để trong mắt họ. Bạn luôn mới mẻ và có cảm giác như khách hàng luôn luôn được lắng nghe, được thấu hiểu.

5. Lòng trung thành

Nếu công ty bạn, thương hiệu của bạn đã và đang được nhiều người yêu thích. Hãy biết ơn họ. Vì họ đang góp phần làm cho công ty, thương hiệu của bạn trở nên hoàn hảo hơn, mạnh mẽ hơn trên thị trường. Nuôi dưỡng lòng trung thành của khách hàng là cách để khiến họ quay trở lại. Mang đến lợi nhuận gấp nhiều lần cho doanh nghiệp. Sự trung thành thương hiệu là yếu tố đánh giá một thương hiệu mạnh. Do đó bạn nên đề cao những đánh giá của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu của bạn. Và luôn làm hài lòng họ hết sức có thể.

yếu tố tạo nên thương hiệu

6. Nhận thức cạnh tranh

Hãy coi cạnh tranh như một thách thức để không ngừng nỗ lực cải thiện chiến lược của bạn. Để tạo ra giá trị lớn hơn trong thương hiệu tổng thể của bạn. Trong quá khứ đã có rất nhiều thương hiệu thành công hay thất bại trong chiến thuật của mình. Một ví dụ tuyệt vời về cách cải thiện thương hiệu của bạn bằng cách học hỏi từ đối thủ cạnh tranh đến từ Pizza Hut:


Khi một người yêu pizza đặt câu hỏi này lên Twitter của mình. Pizza Hut đã không bỏ lỡ một nhịp, và nhanh chóng trả lời trong vài phút. Trước khi Domino có cơ hội lên tiếng. Nếu Domino đang theo dõi các đối thủ cạnh tranh. Họ sẽ phải hành động nhanh trong thời gian tới khi gặp tình huống tương tự nảy sinh. Đôi khi việc theo sát đối thủ cạnh tranh và có những động thái trước họ. Cũng làm cho thương hiệu của bạn trở nên nổi bật và trở nên khác biệt.

Kết luận

Trên đây là 6 yếu tố tạo nên thương hiệu hoàn hảo và vững chắc. Bởi vì giá trị vô hình bao giờ cũng tạo nên giá trị bền vững cho doanh nghiệp. Cảm xúc vô hình đóng vai trò quan trọng trong quan hệ bền lâu giữa thương hiệu và khách hàng. Điển hình như việc tạo cho khách hàng cảm giác sang trọng khi sở hữu sản phẩm. Tạo cảm giác vui vẻ, thoải mái và thỏa mãn khi mua sản phẩm, sủ dụng dịch vụ của bạn. Cảm giác được đáp ứng nhu cầu tinh thần nào đó, khía cạnh nào đó trong cuộc sống của người tiêu dùng. Thông qua sản phẩm hay các hoạt động truyền thông, quảng cáo và chăm sóc khách hàng.

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về các Marketing và các Tips tạo chiến dịch Marketing hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
quản trị thương hiệu
8,712 Lượt xem

Quản trị thương hiệu là quá trình gia tăng độ tin cậy của doanh nghiệp cho khách hàng. Từ đó tạo được lòng tin nhất định để phát triển lôi kéo khách hàng trở thành khách hàng trung thành cho doanh nghiệp của mình

quản trị thương hiệu

Quản trị thương hiệu sẽ giúp thương hiệu trở nên ổn định, không làm mất đi giá trị của chúng dù phải thay đổi môi trường kinh doanh.

5 mẹo quản trị thương hiệu cực kì hiệu quả dành cho doanh nghiệp

1. Đảm bảo tên thương hiệu truyền đạt thông điệp đúng cách

Bước đầu tiên để hướng tới sự hài lòng của khách hàng và tránh rủi ro trong quản lý thương hiệu hiệu quả. Đáp ứng tất cả mới có thể truyền đạt thông điệp đúng cách. Các chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu có thể làm điều này. Họ có thể bằng cách đảm bảo tên doanh nghiệp và tên miền của bạn truyền đạt thông điệp của bạn đúng cách. Tuy nhiên, bằng cách chuyển sang một tên miền đáng nhớ hơn. Họ không chỉ thoát khỏi cái bóng của một đối thủ cạnh tranh lớn, mà còn nổi bật. Bạn sẽ là người đầu tiên nghĩ đến khi mọi người nghĩ đến giải pháp quản trị thương hiệu của họ.

2. Xây dựng mối quan hệ với các bên có thẩm quyền cung cấp đánh giá thương hiệu

Những bên có thẩm quyền về đánh giá thương hiệu của bạn sẽ là đối tượng mà các marketer sẽ phải quan tâm. Trong những trường hợp khẩn cấp bạn sẽ nhờ mối quan hệ này để can thiệp. Hay có thể nhờ những chuyên gia vào đánh giá để sản phẩm của bạn được kiểm chứng. Từ đây bạn đã có thể gây được thiện cảm với khách hàng.

Bạn không nhất thiết cần một ngân sách lớn để thực hiện hoạt động xây dựng và quản trị thương hiệu này. Bạn không cần phải có bảo hiểm trên Techcrunch để thành công với nó. Bạn có thể bắt đầu bằng cách xây dựng các mối quan hệ với các blog có thẩm quyền trước tiên.

Đôi khi, bạn sẽ cần phải trả tiền để có được bảo hiểm. Đôi khi bạn sẽ nhận được nó một cách tự nhiên bằng cách xây dựng mối quan hệ. Từ đó bạn có thể quảng bá thương hiệu của bạn vào đúng thời điểm. Từ đó đưa ra các quyết định liên quan đến nhãn nhiệu một cách chính xác. Tuy nhiên, bài học quan trọng nhất là đảm bảo bạn có thể kiểm soát những gì mọi người nói về thương hiệu của bạn trên các trang mạng xã hội. Ít nhất là ở một mức độ nào đó.

Xem thêm:

3. Tạo tài khoản chính chủ trên các mạng xã hội cho thương hiệu của bạn

Nếu bạn không có hồ sơ trên các trang web truyền thông xã hội. Bây giờ là lúc để bắt đầu xây dựng hồ sơ của bạn.

Thật dễ dàng để bỏ qua Facebook và Twitter. Nhưng thực tế có hồ sơ hoạt động trên các website này không phải lúc nào cũng về ROI trực tiếp.

Hầu hết các trang web này đều có tên miền độc quyền xếp hạng rất dễ dàng cho các từ khóa có liên quan trong Google. Nếu bạn có hồ sơ thương hiệu đang hoạt động trên Twitter, Facebook, Google+ và các mạng xã hội có liên quan khác. Những hồ sơ này cũng sẽ được hiển thị khi khách hàng cố gắng tìm những sản phẩm liên quan đến doanh nghiệp của bạn.

quản trị thương hiệu

5 mẹo quản trị thương hiệu cực kì hiệu quả dành cho doanh nghiệp

4. Tạo sự tin tưởng cho khách hàng trên các blog có liên quan

Rất nhiều thương hiệu đang bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của content marketing. Đặc biệt khi nói đến việc định hình của thương hiệu trên các phương tiện tuyền thông. Thay vì quan tâm đến các đánh giá tiêu cực của khách hàng về doanh nghiệp của bạn. Thay vào đó bạn có thể quan tâm đến các blog. Hãy tận dụng “tài nguyên” blog để nâng cao cách quản trị thương hiệu. Vì đây sẽ giúp sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng. Những đánh giá ở đây sẽ phần nào đánh vào tâm lý và hành vi mua hàng của họ

Dần dần, bạn sẽ bắt đầu xây dựng các hồ sơ có thẩm quyền, giàu nội dung trên các trang web này và hồ sơ của bạn. Cuối cùng khách hàng sẽ bắt đầu xếp hạng cho các cụm từ có liên quan đến thương hiệu của bạn. Mọi người sẽ thấy điều này khi họ tìm kiếm thương hiệu của bạn. Từ đó bạn sẽ có nhiều khả năng kiểm tra những gì bạn cung cấp trên các diễn đàn.

5. Hãy cho khách hàng thấy rằng sản phẩm/dịch vụ của bạn là đặc biệt

Cái này là yếu tố cực kỳ quan trọng nếu muốn có một quy trình quản trị thương hiệu một cách hiệu quả nhất. Mặc dù các chiến thuật trên có thể giúp thương hiệu của bạn trong một thời gian. Nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn không đặc biệt, số lượng đánh giá tiêu cực về thương hiệu của bạn sẽ tiếp tục tăng. Điều này chỉ là vấn đề thời gian trước khi chúng bắt đầu xếp hạng cao hơn cho bạn về thương hiệu.

Nếu bạn tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng của mình. Họ sẽ viết về nó ở bất cứ nơi nào họ có thể. Điều này sẽ tiếp tục giúp gia tăng được hình ảnh thương hiệu của bạn trên thị trường.

quản trị thương hiệu

5 mẹo quản trị thương hiệu cực kì hiệu quả dành cho doanh nghiệp

Xem thêm:

Kết luận

Hiện nay quản trị thương hiệu đang được coi là mục tiêu trọng tâm của cả các doanh nghiệp khởi nghiệp. Không những thế các doanh nghiệp có chỗ đứng nhất định cũng rất chú trọng điều này. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong việc quản lý thương hiệu thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cả công ty. Vì vậy trong môi trường công nghệ 4.0 lên ngôi. Doanh nghiệp phải bắt kịp và có cách quản trị thương hiệu hiệu quả. Để từ đây không bị lép vế trước các đối thủ cùng ngành khác.

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
logo thương hiệu 02
8,712 Lượt xem

Logo là điều tất yếu mà một doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh đều phải đặc biệt lưu tâm đầu tư. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện và phát triển thương hiệu. Vậy đâu là bí quyết tạo ra logo thương hiệu ấn tượng và thu hút với khách hàng?

logo thương hiệu 02

Logo là gì? Như thế nào là một logo thương hiệu đạt chuẩn gây ấn tượng?

Trước tiên, Adsplus.vn sẽ cung cấp cho bạn những cái nhìn tổng quan về logo thương hiệu. Sau đó sẽ là 5 bí quyết cũng như tiêu chí đánh giá một logo thương hiệu đạt chuẩn gây ấn tượng mạnh mẽ cho khách hàng.

Khái niệm Logo là gì?

“Logo là sản phẩm trực quan, bao gồm cả hình ảnh hoặc chữ hoặc là sự kết hợp cả hình ảnh và chữ để giúp nhận dạng thương hiệu”. Cũng giống như slogan, Logo không chỉ là hình ảnh đại diện của một công ty, một tổ chức, doanh nghiệp, mà còn ẩn chứa cả thông điệp mà chủ nhân của nó muốn truyền tải đến cộng đồng. Bởi lẽ đó mà mỗi logo đều có những bản sắc riêng, có sự khác biệt và quan trọng là phải tạo ấn tượng mạnh với người tiêu dùng.

Chẳng hạn khi nhắc đến Starbucks bạn sẽ nhớ đến hình ảnh nàng tiên cá “ sang chảnh” của làng cafe quốc tế  hay ông đại tá già với thương hiệu gà rán đình đám KFC…. Vai trò của logo trong việc xây dựng logo không chỉ đem lại ý nghĩa với doanh nghiệp lớn mà những doanh nghiệp nhỏ, shop online hay các website kinh doanh cũng nên tạo cho mình một hình ảnh nhận diện thương hiệu riêng trong tâm trí khách hàng cũng như biểu tượng của công ty, cá nhân. Hãy tham khảo 5 tips sau đây để tạo nên một logo tốt và độc đáo.

5 Tips để logo tạo ấn tượng mạnh với khách hàng

“Đơn giản là vĩnh cửu”

logo thương hiệu 01

Logo là gì? Như thế nào là một logo thương hiệu đạt chuẩn gây ấn tượng?

Simple is the best là một sự thật mà không ai có thể phủ nhận. Đôi khi các nhà thiết kế quá cầu kì chú trọng bày vẽ màu mè, thêm các yếu tố cho logo của mình mà quên mất rằng những logo tuyệt vời nhất thường là những logo rất đơn giản. Hầu hết các thiết kế logo nổi tiếng mà bạn biết đến như: Apple, Nike, Coca Cola, Google… đều có mẫu logo tối giản hết sức. Thiết kế đơn giản dễ  gây được hiệu quả bởi khả năng ghi nhớ dễ dàng của nó.

Tất nhiên, đơn giản không có nghĩa là bạn không sáng tạo. Đơn giản nhưng vẫn thể hiện được cá tính đẳng cấp và thông điệp của thương hiệu.

Tính phù hợp

Bởi lẽ logo là cầu nối giữa người tiêu dùng và thương hiệu vì vậy scần đảm bảo thiết kế logo của bạn phù hợp với thông điệp chung mà công ty muốn gửi gắm đến khách hàng.

Logo của LG được cho là lồng ghép hình ảnh khuôn mặt Pac – Man nổi tiếng. Vào thập niên 1980, Pac- Man là trò chơi điện tử nổi tiếng ở Nhật Bản và một số nước phương Tây. Tuy nhiên theo LG, vòng tròn trên logo tượng trưng cho thế giới, tương lai, tuổi trẻ, nhân loại và công nghệ, trong khi đó màu đỏ và thiết kế cách điệu như hình mặt cười biểu tượng cho sự thân thiện với khách hàng.

Không lỗi thời

Vì logo thương hiệu mãi liên quan đến sản phẩm của bạn. Thế nên khi thiết kế logo phải chú ý tới tính thời gian, đảm bảo logo không cũ nhưng cũng không lỗi thời. Tránh thiết kế logo theo trào lưu bởi xu hướng thì thường xuyên thay đổi

Ấn tượng và độc đáo

logo Ấn tượng và độc đáo

Logo là gì? Như thế nào là một logo thương hiệu đạt chuẩn gây ấn tượng?

Khách hàng truy cập vào hàng chục website khác nhau mỗi ngày. Đồng nghĩa với việc họ sẽ gặp hàng chục thương hiệu khác nhau. Nếu logo của bạn không có gì nổi bật, đặc sắc chắc chắn nó sẽ biến mất khỏi tâm trí khách hàng sau khi khách hàng rời đi. Một logo ấn tượng, độc đáo chắc chắn sẽ là điểm nhấn. Giúp bạn nổi bật hơn trong đống lộn xộn với các đối thủ hoạt động cùng lĩnh vực và từ đó giúp bạn tiếp cận khách hàng nhanh chóng.

Cầu nối với khách hàng

Thăm dò ý kiến của các khách hàng xem họ cảm nhận như thế nào về logo của mình. Họ có thực sự nắm được tông điệp truyền tải của doanh nghiệp tới khách hàng hay không?. Kèm theo những  nghiên cứu thị trường nhằm tạo ra sự khác biệt, độc đáo mang “ chất” riêng của bạn. Mô hình chung sẽ để lại ấn tượng sâu trong trí nhớ khách hàng. Và khi đứng trước hàng loạt sản phẩm đối thủ trong cùng lĩnh vực. Khách hàng sẽ có xu hướng lựa chọn sản phẩm mình cảm thấy quen thuộc từ hình ảnh logo.

Như thế nào là một logo thương hiệu đạt chuẩn gây ấn tượng

Logo là gì? Như thế nào là một logo thương hiệu đạt chuẩn gây ấn tượng?

Vừa rồi là những chia sẻ để giải đáp câu hỏi Logo là gì cùng những bí quyết giúp doanh nghiệp sở hữu logo thương hiệu độc đáo sáng tạo và đảm bảo gây ấn tượng cho khách hàng. Nói cách khác logo được xem là “linh hồn” và “tiếng nói” của một thương hiệu. Sức mạnh này có thể thấy rõ hơn ở các chiến dịch quảng cáo.

Một logo chất lượng cũng góp phần tăng hiệu quả cho chiến dịch quảng cáo của bạn. Bên cạnh đó, nếu bạn có những thắc mắc trong vấn đề phát triển chiến dịch quảng cáo. Bạn có thể liên hệ ngay với Adsplus.vn để nhận được sự tư vấn hỗ trợ tốt nhất nhé! Chúc bạn thành công!

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
kỹ năng bán hàng online 01
8,712 Lượt xem

Thị trường kinh doanh online đang trở nên rất cạnh tranh. Bởi lẽ đây là hình thức không quá khó nhưng lại sinh ra rất nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên không phải ai cũng biết những kỹ năng bán hàng online. Để từ đây có thể đẩy mạnh được doanh số lên mức tối đa.

kỹ năng bán hàng online 01

Kỹ năng bán hàng online đẩy mạnh doanh số - Không phải ai cũng biết

Cùng Adsplus.vn bỏ túi những kỹ năng bán hàng online dưới đây. Để bạn có thể làm chủ doanh số bán hàng một cách hiệu quả nhé!

Kỹ năng quản trị các công cụ bán hàng

kỹ năng bán hàng online 02

Kỹ năng bán hàng online đẩy mạnh doanh số - Không phải ai cũng biết

Đây là kỹ năng bán hàng online quan trọng đầu tiên bạn cần có. Đặc biệt nếu bạn thực sự muốn trở thành người kinh doanh giỏi và thành công. Các công cụ bán hàng online bao gồm Website, Facebook, Instagram… và một số trang thương mại điện tử. Để quản trị tốt nhất các công cụ này. Bạn cần thường xuyên theo dõi chỉ số ở Website, Fanpage và báo cáo từ doanh thu, chăm sóc khách hàng. Điều này sẽ cho bạn biết những thông tin vô cùng hấp dẫn:

Đối tượng nào quan tâm nhiều nhất. Đồng nghĩa với việc thường xuyên ghé vào thăm cửa hàng của bạn. Khung giờ nào thì dễ dàng tiếp cận với nhiều người nhất, phản hồi của khách hàng ra sao…Nhờ vậy mà bạn có thể đưa ra những định hướng đúng đắn để phát triển và kinh doanh hiệu quả hơn.

Kỹ năng sử dụng Internet để tạo hiệu ứng lan toả

kinh doanh online

Kỹ năng bán hàng online đẩy mạnh doanh số - Không phải ai cũng biết

Mạng xã hội bùng nổ với tốc độ chia sẻ nhanh chóng mặt. Tần suất các nội dung do người dùng tự lan toả xuất hiện dày đặc. Không gì hiệu quả hơn việc tận dụng hiệu ứng này để tạo ra các nội dung, tin tức kích thích người dùng tự chia sẻ cho nhau. Thông qua đó, sẽ có nhiều người biết tới sản phẩm, cửa hàng của bạn hơn.

Trong trường hợp may mắn, sản phẩm của bạn có thể trở thành xu hướng (trends) trên thị trường và mang về lợi nhuận khổng lồ. Ngoài ra, chạy quảng cáo trên Facebook hay mạng lưới của Google hay các Adnetworks. Tất cả đều giúp bạn quảng bá sản phẩm của mình tới đúng đối tượng, thu hút lượng khách hàng đông hơn.

Kỹ năng sản xuất nội dung quảng cáo sản phẩm

kinh doanh online

Kỹ năng bán hàng online đẩy mạnh doanh số - Không phải ai cũng biết

Kỹ năng viết bài mô tả sản phẩm là một trong những kỹ năng quan trọng. Và tất cả không thể thiếu đối với những người kinh doanh online. Để khách hàng có thể biết đến sản phẩm của mình. Thì bạn không thể thiếu những bài quảng cáo PR, mô tả sản phẩm thật đặc sắc, gây ấn tượng và thu hút được sự chú ý, quan tâm từ khách hàng.

Tương tự như kỹ năng bán hàng thông thường. Nội dung sản phẩm không nên tập trung vào các tính năng, mẫu mã. Mà nên cung cấp cho khách hàng thông tin về lợi ích tuyệt vời mà sản phẩm/ dịch vụ mang lại.

Kỹ năng chụp ảnh, thiết kế hình ảnh đẹp, chân thật

kinh doanh online

Kỹ năng bán hàng online đẩy mạnh doanh số - Không phải ai cũng biết

Bên cạnh việc tạo nội dung mô tả sản phẩm hấp dẫn, lôi cuốn thì hình ảnh sản phẩm cũng quan trọng không kém. Bán hàng online giúp bạn tiết kiệm chi phí mặt bằng, logistic nhưng lại khó chiếm được lòng tin của khách hàng do hoạt động mua bán không diễn ra trực tiếp, khách hàng không được tận tay sờ ngắm sản phẩm.

Vì vậy, để kinh doanh online thuận lợi, bạn không nên sử dụng hình ảnh thiếu trung thực hoặc lấy từ các trang web khác mà đầu tư để có hình ảnh sản phẩm trung thực. Các hình ảnh do bạn hoặc ekip tự chụp sẽ tạo độ tin cậy cao cho khách hàng, giúp khách hàng tránh khỏi lo ngại nếu mua về sẽ không đúng với ảnh.

Kỹ năng bán hàng Online qua chương trình khuyến mại, giảm giá

kinh doanh online

Kỹ năng bán hàng online đẩy mạnh doanh số - Không phải ai cũng biết

Chúng ta đều biết rằng giá bán sản phẩm là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định bạn có kinh doanh được thành công hay là không. Ngoài việc đưa ra mức giá phù hợp với sản phẩm và thị trường mục tiêu thì bạn cũng cần chứng minh cho khách hàng thấy đây là giá bán hợp lý.

Vào một số dịp lớn trong năm, các chương trình khuyến mãi, giảm giá sẽ giúp kích thích cầu tiêu dùng, thu hút khách hàng tới sản phẩm của bạn. Qua các chương trình này, kỹ năng bán hàng tốt là không làm giảm giá trị sản phẩm mà vẫn hấp dẫn khách hàng cho họ thêm một động lực để mua sản phẩm/ dịch vụ của bạn.

Trên đây là các kỹ năng bán hàng online giúp cho doanh số của các doanh nghiệp tăng nhanh. Tuy nhiên cần phải biết cách áp dụng các kỹ năng này một cách hợp lý và phù hợp. Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ thật sự có giá trị cho doanh nghiệp của bạn. Adsplus.vn chúc bạn thành công!

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Kinh doanh. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
tam-quan-trong-cua-video-marketing-1
8,712 Lượt xem

Video và marketing được ví như "cặp bài trùng" trong lĩnh vực Digital. Vậy tầm quan trọng của Video Marketing như thế nào? Lí do nào đã khiến cho xu hướng "Video Content is King" trỗi dậy và trở nên thịnh hành như thế?

Từ quảng cáo tivi truyền thống vào những năm 1960 đến thời đại Youtube, Snapchat, Vimeo và thậm chí là Facebook Live, thì nó trở thành một công cụ phổ biến nhất trong Marketing hiện nay.

Không những tiện lợi và mang hiệu quả cao cho khách hàng, Video Marketing cung cấp cho marketers một hình thức thu hút hơn, đa năng hơn và viral hơn để tiếp cận khách hàng. Theo nghiên cứu cho thấy, online video hiệu quả hơn 600% so với email marketing hoặc quảng cáo trên báo.

Một số nội dung nổi bật của Video Marketing:

  • Nếu ghi tiêu đề email có chữ "video", CTR tăng lên đến 13%.
  • Gần 50% video được xem trên thiết bị di động.
  • Trước năm 2019, traffic từ video trên Internet chiếm gần 80% lượng traffic của tổng số người dùng Internet.
  • Video với độ dài 2 phút là đủ để người dùng quan tâm và tương tác.
tam-quan-trong-video-marketing

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn

cách viết chương trình khuyến mãi 01
8,712 Lượt xem

Tăng trưởng doanh thu từ các chương trình khuyến mãi. Làm thế nào để có cách viết chương trình khuyến mãi gây ấn tượng, thu hút ngay lần đầu tiên?

cách viết chương trình khuyến mãi 01
 “Đánh trúng” khách hàng nhờ cách viết chương trình khuyến mãi cực đỉnh

Để chạm vào tim của khách hàng thì cách viết chương trình khuyến mãi chiếm một phần rất quan trọng. Điều này thúc đẩy sức mua của khách hàng cũng như tăng độ nhân diện của thương hiệu.

Cách viết chương trình khuyến mãi như thế nào đạt hiệu quả cao?

Tạo chủ đề

cách viết chương trình khuyến mãi 02
Chủ đề độc đáo

Đây là điều đầu tiên của một chương trình nào đó nếu muốn lên kế hoạch cụ thể. Nhất là đối với các chương trình khuyến mãi thì tạo chủ đề sẽ dễ hấp dẫn khách hàng hơn. Việc tạo chủ đề phù hợp là điều quan trọng để có được chương trình khuyến mãi thành công. Sử dụng chủ đề đó xuyên suốt với cách viết chương trình khuyến mại để tạo cảm hứng lên kế hoạch.

Việc tạo chủ đề sẽ hữu ích cho bạn khi có chương trình gì mới trong doanh nghiệp của bạn. Bạn hoàn toàn bám sát vào chủ đề mà mình tạo ra, nêu bật được ý nghĩa của nó. Việc chương trình khuyến mại thành công còn tùy vào có tạo ra được chủ đề bắt kịp xu hướng. Hoặc tạo ra xu hướng cho người tiêu dùng để kích thích nhu cầu mua sản phẩm.

Nội dung phải hấp dẫn

Nội dung hay

Nếu đã có một chủ đề hay, bước tiếp theo là làm sao có thể truyền tải hết nội dung của chiến dịch quảng cáo đến với khách hàng của bạn. Hãy truyền tải được “năng lượng” tích cực của bạn đến với khách hàng thông qua cách bạn viết. Hãy thử nghĩ xem thay vì viết ” Mùa thu được đưa đến bàn ăn bằng món cốm đặc sản của chúng tôi”. Thì hãy viết là “Đặc sản cốm của chúng tôi mang mùa thu đến với bàn ăn của bạn”. Sử dụng sự ấn tượng và lời nói đầy tự tin đến từng cá nhân là kim chỉ nam trong cách viết này.

Lợi ích rõ ràng

Tất nhiên cách viết chương trình khuyến mãi không thể bỏ qua lợi ích cho khách hàng của mình. Khách hàng quan tâm đến một chương trình khuyến mãi tất nhiên là chú ý đến lợi ích của họ. Hãy xem những thứ bạn bán ảnh hưởng đến cuộc sống của họ như thế nào và họ có mong muốn gì về khuyến mãi.

cách viết chương trình khuyến mãi 03
Lợi ích cụ thể rõ ràng

Hình ảnh

Hình ảnh là một yếu tố giúp làm tăng khả năng chứng thực cho chương trình khuyến mãi của bạn. Nói riêng về cảm xúc của ảnh thì bạn hãy luôn nhớ: Nếu về đồ ăn hay nước uống, mọi thứ được sắp xếp gọn ghẽ thì đó là ảnh dành cho menu chứ không phải dành cho mạng xã hội.

Hình ảnh của một chương trình khuyến mãi phải thu hút khách hàng. Nếu muốn khách hàng tiếp cận được nội dung thì hình ảnh là yếu tố hàng đầu để đạt được hiệu quả cao. Hơn nữa, hình ảnh phải khiến khách hàng luôn khơi gợi được trí tưởng tượng, cảm giác và cảm xúc.

Các lợi ích từ cách viết chương trình khuyến mãi

Trong quan hệ mua bán chúng ta thấy ra đời một số khái niệm ưu đãi, Phá giá và Đầu cơ. Các khái niệm này lặp đi trùng lặp rất nhiều trên các phương tiện đại chúng. Ưu đãi là khuyến khích việc mua hàng. Một số nơi người ta dùng “Khuyến mãi” là sai vì “mại” & “mãi” là xuất hành từ tiếng hán có nghĩa là “mua” và “bán”. Khuyến mãi được hiểu là khuyến khích việc bán hàng, tất nhiên là có mua thì phải có bán nhưng dùng khuyến mãi luôn luôn là hợp lý hơn.

Đánh trúng khách hàng nhờ cách viết chương trình khuyến mãi cực đỉnh

Thu hút khách hàng bằng các chương trình khuyến mãi không phải là một phương thức mới nhưng luôn luôn đem lại một hiệu quả không tưởng. Đây là cách tạo ra khách hàng tiềm năng cũng như tạo ra được độ phủ sóng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên có thành công hay không sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào cách viết chương trình khuyến mãi. Vì vậy những thông tin trên chắc chắn sẽ là những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp của bạn. Cùng Adsplus.vn chia sẻ thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích bằng cách theo dõi Adsplus.vn thường xuyên nhé! Chúc bạn thành công!

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Kinh doanh Online và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn

hình thức khuyến mãi 06
8,712 Lượt xem

Hình thức khuyến mãi được xem là một trong những yếu tố không thể thiếu trong chiến lược marketing đẩy mạnh doanh số. Đây là cơ hội để tiêu thụ hàng hóa một cách nhanh chóng mà còn giúp thương hiệu tăng "độ phủ sóng".

hình thức khuyến mãi 01

Các hình thức khuyến mãi marketing – Giải pháp cho doanh thu “tăng vọt”

Trong bài viết này, Adsplus.vn sẽ tổng hợp những hình thức khuyến mãi nổi bật trong marketing. Để từ đây sẽ giúp thu hút khách hàng một cách hiệu quả cũng như đẩy mạnh doanh số.

1. Giảm giá, xả hàng tồn kho

Sản phẩm luôn luôn thay đổi theo mỗi mùa. Việc thay đổi mẫu mã, xu hướng sản phẩm là điều tất yếu. Do đó, các doanh nghiệp, cửa hàng đều muốn đẩy hàng tồn kho nhanh nhất. Để từ đây có thể thu hồi vốn, cắt giảm rủi ro và cập nhật mẫu mới.  Bạn có thể tiến hành thanh lý, xả hàng tồn kho, hàng mẫu, hàng lỗi… với mức giảm giá thường từ 40% đến 90% tùy từng nhóm hàng. Cũng như tùy quy mô của đơn vị kinh doanh.

marketing

Các hình thức khuyến mãi marketing – Giải pháp cho doanh thu “tăng vọt”

Thông thường khi doanh nghiệp thực hiện các hình thức khuyến mãi trong marketing. Thì chi phí cho khuyến mại đó được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp. Việc này sẽ giúp giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Mục đích của việc giảm giá, xả hàng tồn kho là để kích thích người ta đến mua hàng. Do đó nó sẽ được công bố rộng rãi, độ phủ sóng lớn, kích thích nhiều nhóm người tới. Từ đó nó sẽ giúp đạt được mục đích của doanh nghiệp.

2. Tặng voucher giảm giá

Thay vì tặng tiền mặt, người kinh doanh thường chọn tặng phiếu mua hàng giảm giá. Để từ đây có thể giữ chân khách hàng tiếp tục mua sản phẩm của bên mình. Đó có thể là voucher mua hàng trị giá 100.000, 500.000 đến vài triệu đồng. Nó cũng có thể là vocher dùng để mua hàng giảm giá chiết khấu %….

3. Khuyến mãi vào những dịp đặc biệt

Các doanh nghiệp, cửa hàng luôn có kế hoạch trước về tất cả những ngày lễ có thể khuyến mại được cho khách hàng: Tết Nguyên đán, Lễ tình yêu 14/2; Quốc tê Phụ nữ 8/3; Tết Độc lập 30/4; Tết Thiếu Nhi 1/6; Ngày thầy thuốc việt Nam, Ngày Phụ nữ Việt Nam, Ngày Nhà giáo Việt Nam, Noel, Lễ Tạ Ơn, các chương trình sinh nhật công ty, khai trương cửa hàng v.v… Các chương trình khuyến mãi, giảm giá vào những dịp đặc biệt luôn được các đơn vị kinh doanh lưa chọn để thúc đẩy doanh số bán hàng. Dù bạn kinh doanh trong lĩnh vực nào cũng đều có thể dựa vào những ngày đặc biệt để thu hút khách hàng.

4. Bốc thăm trúng thưởng

hình thức khuyến mãi 03

Các hình thức khuyến mãi marketing – Giải pháp cho doanh thu “tăng vọt”

Để thu hút khách hàng biết đến nhiều hơn tới sản phẩm của mình, việc tổ chức chương trình bốc thăm trúng thưởng ngay tại địa điểm kinh doanh cũng là một cách khuyến mại trong Marketing hiệu quả mà doanh nghiệp nên cân nhắc.

Sau khi mua hàng với đơn hàng có giá trị nhất định khách hàng sẽ đươc bốc thăm để nhận giải thưởng, quà tặng, các sản phẩm…Điều này sẽ tạo nên sự hứng thú cho khách hàng khi mua sắm, kích thích nhu cầu của người tiêu dùng.

5. Khuyến mại tri ân khách hàng

marketing

Các hình thức khuyến mãi marketing – Giải pháp cho doanh thu “tăng vọt”

Đây được coi như một món quà dành tặng cho những khách hàng đã luôn tin tưởng sử dụng sản phẩm của bạn. Đôi khi, các doanh nghiệp nên tự tạo ra chương trình tri ân khách hàng đặc biệt thay cho lời cảm ơn và cũng qua đó tạo ra các chương trình khuyến mại chung hoặc riêng cho từng khách hàng. Ví dụ như vào ngày sinh nhật của khách hàng, khách hàng có quyền ưu tiên mua hàng giảm giá tại cửa hàng, trong khi những khách hàng khác vẫn phải mua với giá gốc.

Trong trường hợp khách hàng đã từng mua sản phẩm ở đây và có cung cấp thông tin cá nhân thì vào ngày sinh nhật của mình khách hàng sẽ được mua một sản phẩm bất kỳ tại cửa hàng với mức giá ưu đãi so với các khách hàng khác. Hình thức khuyến mại này không những giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm, mở rộng tệp khách hàng mà còn giúp khách hàng cảm thấy được quan tâm, trân trọng hơn.

6. Ưu đãi khuyến mại cho thẻ tích điểm, thẻ hội viên

marketing

Các hình thức khuyến mãi marketing – Giải pháp cho doanh thu “tăng vọt”

Hiện nay, đa số các cửa hàng, siêu thị đều có chương trình thẻ tích điểm, thẻ hội viên cho khách hàng mỗi khi mua sắm, nhiều doanh nghiệp cũng cửa hàng kinh doanh cũng chọn hình thức này để giữ chân khách hàng của mình.

Bằng việc sử dụng thẻ tích điểm, không chỉ giúp bạn có được tập khách hàng thân thiết mà các chương trình khuyến mãi tích điểm cũng kéo về nhiều khách hàng mới. Nếu công ty bạn có chính sách quy đổi hấp dẫn, tỉ lệ tích điểm cao thì cũng không khác là bao so với các chiêu khuyến mại khác, thâm chí còn “hot” hơn vì giá trị sử dụng của thẻ là dài hạn.

marketing

Các hình thức khuyến mãi marketing – Giải pháp cho doanh thu “tăng vọt”

Trên đây là các hình thức khuyến mãi giúp đẩy mạnh doanh thu nhờ vào việc thu hút và gây ấn tượng với khách hàng. Để có được một chiến dịch khuyến mãi hiệu quả thì còn phụ thuộc vào mặt hàng và mục tiêu của chiến dịch. Chính vì vậy doanh nghiệp cần xem xét kỹ trước khi bắt đầu với các hình thức khuyến mãi để tăng độ phủ sóng của thương hiệu. Bạn cũng có thể liên hệ với Adsplus.vn để nhận được những tư vấn tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Kinh doanh. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
thông cáo báo chí 01
8,712 Lượt xem
Thông cáo báo chí là một hình thức thông báo truyền tải đến giới truyền thông rất phổ biến. Đây cũng chính là một công cụ đắc lực khi PR cho thương hiệu. Tuy nhiên, để có một thông cáo báo chí hoàn hảo thì không hề dễ dàng. thông cáo báo chí 01

Bí kíp nào cho một thông cáo báo chí hoàn hảo của doanh nghiệp?

Như vậy, đâu là tiêu chi đánh giá một thông cáo báo chí đem lại giá trị ý nghĩa cho doanh nghiệp? Cách viết nào khiến thông cáo báo chí của doanh nghiệp trở nên hoàn hảo? Cùng Adsplus.vn điểm danh những tiêu chí sau. Hãy viết như một nhà báo thông cáo báo chí 02

Bí kíp nào cho một thông cáo báo chí hoàn hảo của doanh nghiệp?

Nếu bạn đang viết một thông cáo báo chí để gửi cho một nhà báo, bạn cần nghĩ và viết như một nhà báo. Bạn cũng cần viết một câu chuyện có thể thu hút sự chú ý từ giới truyền thông. Một số điều cần lưu ý: Đi thẳng vào vấn đề: Đừng làm người đọc bị rối. Hãy làm rõ ràng chủ đề và mục đích của thông cáo báo chí. Viết ngắn gọn và súc tích: Nhà báo rất bận, họ không có thời gian để đọc quá nhiều. Không làm quá mọi thứ: Không đề cập đến chuyện sự kiện lớn nhất, sản phẩm tốt nhất từ trước đến giờ. Thông tin có ý nghĩa và giá trị tới công chúng Khi viết thông cáo báo chí, cần chú ý những yếu tố sau: Nội dung liên quan và có thể gây chú ý với công chúng mục tiêu Nội dung câu chuyện liên quan mật thiết đến doanh nghiệp của bạn Đính kèm trích dẫn hữu ích Một trong những phần quan trọng nhất của thông cáo báo chí chính là người viết phải dùng đính kèm những trích dẫn của người quan trọng và có liên quan vào câu chuyện Gắn liền chủ đề với mục đích sản phẩm thông cáo báo chí 04

Bí kíp nào cho một thông cáo báo chí hoàn hảo của doanh nghiệp?

Doanh nghiệp của bạn ra đời như thế nào? Mục đích và giá trị của sản phẩm của bạn là gì? Nó có thể giải quyết vấn đề gì? Câu trả lời là hãy luôn gắn liền thông cáo báo chí với sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu bạn sắp ra mắt một sản phẩm mới, hãy luôn nhấn mạnh những ưu điểm của sản phẩm đó. Loại bỏ chi tiết không cần thiết Thông cáo báo chí cần ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề. Không ai có thời gian để đọc tài liệu 3 trang giấy về lịch sử của doanh nghiệp bạn và những thông tin rườm rà, thừa thãi. Một thông cáo báo chí chỉ nên nằm gọn trong 1 trang giấy. Định dạng thông cáo báo chí Một thông cáo báo chí luôn đi theo một khuôn mẫu nhất định để người đọc dễ dàng đọc lướt và nắm bắt thông tin nhanh chóng. Bạn cũng có thể định dạng thông cáo báo chí theo những bước sau: Bước 1: Tìm mục đích Một số mục đích chính cần được xác định trước khi viết thông cáo báo chí là: Sự ảnh hưởng (thông tin của bạn có ảnh hưởng đến khu vực xung quanh hay không?) Mâu thuẫn (thông tin của bạn có gây mâu thuẫn với ai hay không?) Sự tiến triển (thông tin có làm nổi bật sự tiến triển của sự việc nào hay không?) Cảm xúc (thông tin có gây xúc động mạnh đến người đọc hay không?) Bước 2: Viết tiêu đề thông cáo báo chí 05

Bí kíp nào cho một thông cáo báo chí hoàn hảo của doanh nghiệp?

Bước tiếp theo chính là viết một tiêu đề hấp dẫn. Tiêu đề của bạn phải có đủ sức hút để gây được sự chú ý với giới truyền thông và công chúng và khiến họ muốn đọc tiếp. Bước 3: Tóm tắt những ý chính Việc phác thảo những ý chính giúp người đọc biết rõ thông cáo báo chí này nói về vấn đề gì và liệu họ có quan tâm để đọc tiếp hay không. Những ý chính xuất hiện sau tiêu đề và chỉ nên bao gồm 2-3 ý quan trọng nhất. Bước 4: Viết đoạn đầu tiêu Đoạn đầu tiên là một phần rất quan trọng. Đoạn này sẽ bao gồm những thông tin quan trọng nhất: mục đích của thông cáo báo chí, chủ đề của thông cáo báo chí, tại sao người đọc nên chú ý đến thông cáo báo chí này?… Bước 5: Viết nội dung còn lại Hai và ba đoạn tiếp theo sẽ bao gồm những thông tin còn lại của câu chuyện. Đó là những thông tin chi tiết hơn về công ty, về vấn đề câu chuyện, những thông tin mà người đọc cần biết. Hãy lưu ý những đoạn văn này chỉ nên ngắn và súc tích không được dài quá một trang. Bước 6: Đính kèm trích dẫn Các trích dẫn không cần quá phức tạp. Bạn chỉ cần đảm bảo 3 yếu tố sau đây: Trích dẫn này có thích hợp không? Nó có giúp ích gì cho câu chuyện không? Không dùng những từ ngữ quá “đao to búa lớn” Ai là người nói trích dẫn? Tại sao lại nói như vậy? Bước 7: Thông tin liên hệ thông cáo báo chí 03

Bí kíp nào cho một thông cáo báo chí hoàn hảo của doanh nghiệp?

Người đọc cần biết họ sẽ phải liên lạc với ai nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết. Hãy đính kèm thông tin của phòng PR hoặc marketing vào góc trái phía dưới của thông cáo báo chí. Thông tin liên hệ bao gồm tên, số điện thoại, email. Trên đây là cách viết giúp cho một bài thông cáo báo chí trở nên hoàn hảo và đem lại giá trị cho doanh nghiệp khi PR thương hiệu. Hi vọng thông tin này sẽ hữu ích cho doanh nghiệp của bạn. Theo dõi Adsplus.vn thường xuyên để cùng cập nhật những kiến thức hay và bổ ích nhé! Chúc bạn thành công!
phân khúc thị trường
8,712 Lượt xem

Phân khúc thị trường là một công cụ mạnh mẽ để xác định, tiếp thu, giữ chân khách hàng một cách hiệu quả nhất có thể.

Tuy nhiên, quá nhiều triển khai phân đoạn khi phân khúc thị trường không hoạt động tốt, mặc dù các khoản đầu tư là rất lớn về thời gian và tiền bạc. Vậy bạn đã hiểu rõ phân khúc thị trường là gì? Và làm sao để đánh đúng vào trọng tâm?

phân khúc khách hàng

Những yếu tố để phân khúc thị trường tiếp cận đúng khách hàng

Phân khúc thị trường là gì?

Phân khúc thị trường là một thuật ngữ tiếp thị đề cập đến việc tập hợp những người mua tiềm năng vào các nhóm hoặc phân khúc. Trong đó, các nhóm có nhu cầu chung và phản hồi tương tự nhau. Ngoài ra, phân khúc thị trường là các phần thị trường khác nhau được phân chia và khác biệt bởi các yếu tố như:

  • Động cơ mua hàng
  • Nhu cầu
  • Hành vi
  • Lứa tuổi
  • Giới tính
  • Địa vị xã hội
  • Thu nhập

Thông thường các doanh nghiệp sẽ chọn cho mình những phân khúc thị trường phù hợp. Từng phân khúc chứa những đối tượng phù hợp sẽ có khả năng trở thành khách hàng tiềm năng. Những người này cũng có thể trở thành khách hàng trung thành gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Những yếu tố để phân đoạn thị trường

Sau khi biết được phân đoạn thị trường là gì thì điều doanh nghiệp cần quan tâm là triển khai phân đoạn trên thị trường. Việc phân đoạn nhu cầu của thị trường giúp doanh nghiệp dễ đáp ứng được cho từng đối tượng cụ thể. Với một xã hội ngày càng phân hóa cao về sở thích, tính cách và thu nhập… thì việc phân khúc là điều nhất định phải làm với mỗi chiến dịch Marketing. Hiện nay có 4 cơ sở để phân khúc thị trường:

Phân khúc theo nhân khẩu học

Có các vùng như Bắc, Trung, Nam; hay quận trung tâm (quận 1), huyện lân cận (Nhà Bè),… Doanh nghiệp nếu có đủ tiềm lực kinh tế thì hoàn toàn có thể cung cấp sản phẩm/ dịch vụ của mình ở nhiều vùng khác nhau. Thế nhưng, cần xem xét sự khác biệt ở mỗi vùng miền. Phân khúc nhân khẩu học là một trong những loại phân khúc thị trường đơn giản nhất và rộng nhất được sử dụng. Hầu hết các công ty sử dụng nó để có được dân số phù hợp trong việc sử dụng sản phẩm của họ. Phân khúc nhân khẩu học cũng có các biến số riêng như độ tuổi, giới tính, quy mô gia đình, thu nhập, nghề nghiệp, tôn giáo, chủng tộc và quốc tịch.

phân khúc thị trường

Những yếu tố để phân khúc thị trường tiếp cận đúng khách hàng

Phân khúc nhân khẩu học có thể được nhìn thấy được áp dụng trong thị trường ô tô. Thị trường ô tô có khung giá khác nhau trong đó ô tô được sản xuất. Ví dụ – Maruti có khung giá thấp. Do đó, hãng sản xuất xe ô tô sẽ hướng tới người thu nhập trung bình. Audi và BMW có khung giá cao hơn. 2 hãng này sẽ nhắm mục tiêu người mua cao cấp hơn so với Maruti. Vì vậy, trong trường hợp này, phân khúc đang được thực hiện trên cơ sở thu nhập. Nó cũng là một phần của nhân khẩu học. Tương tự, tuổi tác, giai đoạn vòng đời, giới tính, thu nhập,... có thể được sử dụng cho loại nhân khẩu học của phân khúc thị trường.

Phân khúc theo tâm lý

Đây là phân khúc được phân đoạn theo cá tính của khách hàng, tầng lớp xã hội và thói quen sinh hoạt của từng hộ gia đình. Ta quan sát lối sống, các hoạt động và thu thập ý kiến để xác định một phân khúc thị trường .

Áp dụng phân khúc theo tâm lý có thể được nhìn thấy rộng rãi ngày nay. Ví dụ – Zara tự tiếp thị trên cơ sở phong cách sống. Khách hàng, với mong muốn trang phục mới nhất và khác biệt, có thể ghé thăm các cửa hàng Zara . Tương tự như vậy, bản thân thị trường Arrow nhắm đến lối sống văn phòng cao cấp. Nơi đây, các ông chủ có thể mua sắm quần áo cao cấp. Do đó, loại phân khúc này chủ yếu dựa trên lối sống của từng người.

Phân khúc theo hành vi

Phân tích số lần sử dụng những sản phẩm dịch vụ, có nhu cầu mua hàng hóa vào những thời gian và sự kiện gì, cách thức để đưa ra quyết định mua hàng cuối cùng, mức độ trung thành với sản phẩm… Loại phân khúc thị trường này dựa trên cơ sở mô hình hành vi và ra quyết định của họ . Ví dụ, những người trẻ tuổi sẽ luôn thích Dove. Trong khi đó, những người đam mê thể thao sẽ sử dụng Lifebuoy . Đây là một ví dụ về phân đoạn dựa trên hành vi. Dựa trên hành vi của một cá nhân, sản phẩm được đo lường và bán trên thị trường.

Đây là loại phân khúc thị trường đang bùng nổ đặc biệt là trong thị trường điện thoại thông minh . Ví dụ, Blackberry đã được ra mắt cho người dùng là người kinh doanh. Samsung đã ra mắt cho những người dùng thích Android. Đồng thời, thích các ứng dụng khác nhau với mức giá miễn phí. Còn Apple đã ra mắt cho những khách hàng cao cấp. Qua đó, người dùng muốn trở thành một phần của cộng đồng độc đáo và phổ biến . Một ví dụ khác về phân đoạn hành vi là tiếp thị trong các dịp lễ hội. Vào dịp giáng sinh, các mô hình mua bán sẽ hoàn toàn khác so với những ngày bình thường. Do đó, phân khúc sử dụng cũng là một loại phân đoạn hành vi.

Phân khúc theo nhân chủng học

Phân tích theo độ tuổi, giới tính, ngôn ngữ, học vấn của khách hàng và thu nhập… Loại phân khúc thị trường này chia mọi người trên cơ sở địa lý. Trong bài viết về phân khúc địa lý, những người sống ở khu vực không thành phố có thể yêu cầu máy lọc nước RO. Trong khi những người ở khu vực thành phố có thể cần UV dựa trên máy lọc. Do đó, nhu cầu có thể khác nhau trên cơ sở địa lý.

phân khúc thị trường

Những yếu tố để phân khúc thị trường tiếp cận đúng khách hàng

Nhiều công ty sử dụng phân khúc địa lý làm cơ sở cho phân khúc thị trường. Loại phân đoạn này là dễ nhất nhưng nó đã thực sự được sử dụng trong thập kỷ qua, nơi các ngành công nghiệp mới và phạm vi tiếp cận ít hơn. Ngày nay, phạm vi tiếp cận cao. Thế nhưng, các nguyên tắc phân đoạn địa lý vẫn được sử dụng. Bạn có thể áp dụng khi mở rộng kinh doanh tại các khu vực khác trong nước cũng như quốc tế.

Làm thế nào để phân khúc thị trường hiệu quả

Để một chiến lược Marketing thành công thì yếu tố phân đoạn thị trường cũng là điều hết sức quan trọng. Điều này phải tồn tại song song và phát triển trong mạng lưới hoạt động của một doanh nghiệp trong nỗ lực Marketing và bán hàng. Để phân khúc thị trường hiệu quả cần làm dựa vào những điều sau:

  • Ai sẽ sử dụng bản đồ phân đoạn kết quả?
  • Họ sẽ sử dụng nó như thế nào?
  • Họ sẽ cần những gì để thực hiện thành công nó?
  • Các công cụ CRM của bạn có được tối ưu hóa để phù hợp với phân khúc hoạt động không?

Một marketer cần trả lời được những câu hỏi này. Ngoài ra, họ phải nắm rõ được phân khúc thị trường là gì. Thì điều hiển nhiên thành công sẽ đến với doanh nghiệp của bạn khi đi phân tích được đặc điểm của một thị trường. Công đoạn phân khúc thị trường sẽ hỗ trợ bạn để có thể bán được sản phẩm một cách dễ dàng và đúng người, đúng thời điểm.

Kết luận

Phân khúc thị trường dựa trên sử dụng, lợi ích, giá cả,... tất cả các loại phân đoạn khác nhau này là một dẫn xuất của 4 loại trên. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ phân khúc nào có thể sử dụng cho doanh nghiệp và triển khai như thế nào. Hãy hiểu rõ bản chất của phân khúc thị trường là gì sau đó hãy thực hiện công cụ này để doanh nghiệp của bạn có được một chiến dịch Marketing thành công.

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
điều thú vị về Google
8,712 Lượt xem

Công cụ tìm kiếm Google hiện đang là “ngôi sao” của các công cụ Internet hiện nay và nó đang tối ưu hóa rất tốt cho dân Marketer. Hãy cùng tìm hiểu những điều thú vị về Google mà dân làm Marketing phải biết.

Những điều thú vị về Google - tập đoàn về công nghệ lớn của thung lũng Silicon cũng như của cả thế giới. Một công ty danh tiếng hàng đầu trên thế giới thì rất nhiều.

điều thú vị về Google

Những điều thú vị về Google mà các Marketer không nên bỏ qua

Những điều thú vị về Google mà dân Marketing không nên bỏ qua

Google là một gã khổng lồ được toàn thể dân số trên thế giới sử dụng mỗi ngày mỗi giờ. Google đứng đầu trong danh sách “100 công ty có môi trường làm việc tốt nhất ở Mỹ”. Danh sách này do tạp chí Fortune bình chọn với tỷ lệ tăng trưởng làm việc 33%. Cũng theo Brand Finance dựa trên các tiêu chí về đầu tư Marketing. Thì hiện tại Google đang là thương hiệu đứng thứ 3 trong danh sách những thương hiệu toàn cầu. Mặc dù đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn dự báo trong năm 2017. Theo Brand Finance, dù vẫn thống trị mảng tìm kiếm Internet và công nghệ đám mây. Google không tập trung nhiều vào các mảng kinh doanh khác.

1.Tiền miền dễ đánh sai

Google là một công ty sở hữu số lượng lớn các tên miền gõ sai chính tả chữ nhất. Ví dụ như “Gooogle.com”, “Gogle.com”, “Googlr.com”… Và thậm chí những tên miền toàn số cũng được Google thâu tóm. Ví dụ như 466453.com và còn rất nhiều những tên miền khác. Tuy Google dễ sai những các Marketer Google có những tên miền được hỗ trợ hết sức nhiều. Và đây là một lợi thế để các hoạt động trên Google. Nhất là tối ưu tìm kiếm (SEO) được diễn ra hiệu quả hơn.

2. Có một bộ xử lý tuyệt vời!

Cỗ máy tìm kiếm của Google xử lý và tính toán hơn 200 yếu tố xảy ra khác nhau trước khi cung cấp những kết quả tìm kiếm tốt nhất tới người dùng chỉ trong tích tắc. Với bộ xử lý đầy thông minh và có thể giải quyết một khối lượng dữ liệu lớn cũng như giải quyết nhiều thứ cùng một lúc. Vì vậy những tài nguyên mà Google đem lại cho người dùng là không hề nhỏ và hỗ trợ cho các hoạt động truyền thông trên Internet vô cùng dễ dàng.

3. Trí nhớ “Siêu đẳng” của Google

Danh mục tìm kiếm của Google có dung lượng lên tới 100 triệu GB và nếu như muốn xử lý hết lượng dữ liệu tìm kiếm này sẽ phải cần đến 100.000 ổ đĩa cá nhân có dung lượng 1 TB. Google hỗ trợ rất tốt cho những dữ liệu từ trên mạng, nếu muốn tìm kiếm thông tin gì thì chỉ cần người dùng tra Google là xong. Tận dụng điều này thì các doanh nghiệp luôn lấy Google ra làm nền tảng để đưa sản phẩm/ dịch vụ tiếp cận khách hàng một cách rất dễ dàng và hiệu quả.

điều thú vị về Google

Những điều thú vị về Google mà các Marketer không nên bỏ qua

4. Lượng người xem Youtube vượt trội

Có hơn 6 tỉ giờ xem video mỗi tháng trên YouTube, và tính ra đó là gần 1 giờ xem cho một người trên Trái Đất. Google hiện là một mạng xã hội phổ biến, nó sức tăng trưởng cực kỳ ấn tượng. Theo những nhà nghiên cứu thì tại mặt trận Social Media Youtube của ông lớn Google đang bám rất sát Facebook và đang trở thành mạng xã hội có nền tảng video được người dùng sử dụng trong ngày cao. Chính những điều thú vị về Google này có thể giúp doanh nghiệp tạo ra những chiến dịch Marketing trên Social Media tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất.

5.Báo cáo thiết bị chéo đi kèm với Google Analytics

Báo cáo trên nhiều thiết bị không có gì mới lạ và các báo cáo như báo cáo Thiết bị và báo cáo Đường dẫn thiết bị từ lâu đã cho phép nhà quảng cáo phân bổ chuyển đổi cho nhiều thiết bị. Bây giờ, lần đầu tiên, báo cáo thiết bị chéo đang đến với Google Analytics.

Báo cáo Thiết bị chéo nằm trong phần Đối tượng của Google Analytics và được chia thành ba báo cáo phụ:

1. Chồng chéo thiết bị : Tìm hiểu loại nào và số lượng thiết bị được sử dụng để truy cập nội dung của bạn.

2. Đường dẫn thiết bị : Khám phá 5 loại thiết bị mới nhất được sử dụng trước khi chuyển đổi.

3. Thiết bị chuyển đổi: Xem mối quan hệ giữa chuyển đổi và chuyển đổi.

Giờ đây, bạn có thể so sánh các phân đoạn, trực quan hóa dữ liệu và phân biệt mức sử dụng trên máy tính để bàn, thiết bị di động và máy tính bảng ở mỗi giai đoạn của kênh mua hàng – tất cả trong Google Analytics.

điều thú vị về Google

Những điều thú vị về Google mà các Marketer không nên bỏ qua

Kết luận

Google hiện đang là công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới, có rất nhiều thông tin hay ho liên quan đến ông lớn công nghệ này. Những điều thú vị về Google kể trên là những điều không phải ai cũng biết, nhất là khi Google đang hỗ trợ người dùng rất nhiều, đặc biệt với dân làm Marketing. Thật vậy, có thể lợi dụng lợi thế có sẵn của Google để tạo chiến dịch Marketing cho doanh nghiệp mình, đánh vào thị hiếu của khách hàng “Không biết hãy hỏi Google”.

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Google. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
phân tích môi trường marketing 01
8,712 Lượt xem

Môi trường là yếu tố ảnh hưởng đến bất cứ lĩnh vưc và ngành nghề nào. Tương tự, phân tích môi trường marketing là một bước cực kì quan trong của doanh nghiệp. Trước khi có những quyết định cho doanh nghiệp của mình.

phân tích môi trường marketing 01

Đâu là yếu tố “then chốt” khi phân tích môi trường Marketing?

Trước tiên, để có được những bước đi nền tảng vững chắc khi phân tích môi trường Marketing bạn cần phải có một định nghĩa chính xác về nó.

Vậy phân tích môi trường marketing là gì?

Môi trường Marketing là một tập hợp các lực lượng có thể hoặc không thể khống chế. Mà các công ty phải chú ý đến khi xây dựng các hệ thống marketing – mix của mình. Các lực lượng đó hoạt động ở bên trong hoặc nằm ngoài công ty. Có ảnh hưởng đến khả năng điều hành của bộ phận Marketing cùng với sự thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các khách hàng mục tiêu.

Phân tích môi trường marketing bao gồm các yếu tố nào?

Môi trường Marketing được tạo thành từ môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Trong khi môi trường nội bộ có thể được kiểm soát. Doanh nghiệp có rất ít hoặc không có khả năng kiểm soát được môi trường bên ngoài.

1. Môi trường bên trong

Môi trường nội bộ của doanh nghiệp bao gồm tất cả các lực lượng và các yếu tố bên trong tổ chức có ảnh hưởng đến hoạt động tiếp thị của nó. Các thành phần này có thể được nhóm lại như sau:

  • Con người
  • Tài chính
  • Máy móc
  • Cung ứng nguyên vật liệu
  • Thị trường

Môi trường nội bộ nằm dưới sự kiểm soát của marketer và có thể được thay đổi khi môi trường bên ngoài thay đổi. Tuy nhiên, phân tích môi trường marketing nội bộ cũng quan trọng đối với doanh nghiệp như phân tích môi trường marketing bên ngoài. Môi trường này bao gồm bộ phận bán hàng, bộ phận tiếp thị, đơn vị sản xuất, bộ phận nhân sự, v.v.

2. Phân tích môi trường marketing vi mô và vĩ mô

Môi trường bên ngoài tạo thành các yếu tố và lực lượng bên ngoài doanh nghiệp và ở đó marketer có ít hoặc không có quyền kiểm soát. Môi trường bên ngoài có hai loại:

a. Phân tích môi trường marketing vi mô

phân tích môi trường marketing 05

Đâu là yếu tố “then chốt” khi phân tích môi trường Marketing?

Thành phần vi mô của môi trường bên ngoài bao gồm các lực lượng bên ngoài và các yếu tố có liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp. Chúng bao gồm nhà cung cấp, trung gian thị trường, khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh và công chúng

- Các nhà cung cấp bao gồm tất cả các bên cung cấp nguyên vật liệu, nguồn lực mà doanh nghiệp cần.

- Trung gian thị trường bao gồm các bên tham gia phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

- Đối tác là tất cả các đối tượng riêng biệt như đại lý quảng cáo, tổ chức nghiên cứu thị trường, ngân hàng và công ty bảo hiểm, công ty vận tải, nhà môi giới, v.v … có hoạt động hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp.

- Khách hàng bao gồm nhóm đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp

- Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp cùng tham gia vào thị trường nhắm tới mục tiêu khách hàng tương tự.

- Công chúng được tạo thành từ bất kỳ nhóm nào khác có lợi ích thực tế hoặc tiềm năng ảnh hưởng đến khả năng phục vụ khách hàng của công ty.

b. Phân tích môi trường marketing vĩ mô

phân tích môi trường marketing 03

Đâu là yếu tố “then chốt” khi phân tích môi trường Marketing?

Thành phần vĩ mô của môi trường tiếp thị còn được gọi là môi trường bao phủ. Nó cấu thành các yếu tố bên ngoài và các lực tác động đến toàn bộ ngành. Nhưng không ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Môi trường vĩ mô có thể được chia thành 6 phần.

Môi trường nhân khẩu học

Môi trường nhân khẩu học được tạo thành từ những người tạo thành thị trường. Nó được mô tả như là điều tra thực tế và phân biệt dân số; theo quy mô, mật độ, địa điểm, tuổi, giới tính, chủng tộc và nghề nghiệp của họ.

Nền kinh tế

Nền kinh tế cấu thành các yếu tố ảnh hưởng đến sức mua và mô hình chi tiêu của khách hàng. Những yếu tố này bao gồm GDP, GNP, lãi suất, lạm phát, phân phối thu nhập, tài trợ của chính phủ và trợ cấp, và các biến kinh tế quan trọng khác.

Môi trường vật lý

Môi trường vật lý bao gồm môi trường tự nhiên mà doanh nghiệp hoạt động. Điều này bao gồm các điều kiện khí hậu, thay đổi môi trường, khả năng tiếp cận nguồn nước và nguyên liệu, thiên tai, ô nhiễm, v.v.

Môi trường công nghệ

Môi trường công nghệ tạo thành sự đổi mới, nghiên cứu và phát triển về công nghệ. Các giải pháp thay thế công nghệ, các cải tiến đổi mới cũng như rào cản công nghệ. Công nghệ là một trong những nguồn lực lớn nhất. Trở thành mối đe dọa hoặc cơ hội cho tổ chức.

Môi trường pháp lý chính trị

Môi trường chính trị & pháp lý bao gồm các luật và chính sách của chính phủ hiện hành ở quốc gia này. Nó cũng bao gồm các nhóm áp lực và các cơ quan khác có ảnh hưởng. Hoặc hạn chế hoạt động của ngành và / hoặc doanh nghiệp trong xã hội.

Môi trường văn hóa xã hội

Khía cạnh văn hóa xã hội của môi trường vĩ mô; bao gồm lối sống, giá trị, văn hóa, thành kiến ​​và niềm tin của người dân. Điều này khác biệt tùy theo từng vùng.

phân tích môi trường marketing 04

Phân tích môi trường marketing giúp doanh nghiệp nhận ra được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. Từ đó có được những quyết định, định hướng chiến lược marketing đúng đắn tại thời điểm phân tích. Đó là lí do vì sao phải phân tích môi trường marketing và phải biết tận dụng những kết quả của những phân tích đó.

Adsplus.vn tin rằng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn phát triển một cách hiệu quả. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc về chiến lược marketing, bạn có thể liên hệ ngay với Adsplus.vn để nhận được hỗ trợ tư vấn tốt nhất nhé! Chúc bạn thành công!

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
chi phí marketing
8,712 Lượt xem

Nhiều doanh nghiệp đã và đang tập trung chi phí marketing nhằm đẩy mạnh hình ảnh thương hiệu. Qua đó, nâng cao hiệu quả cho hoạt động kinh doanh. 

Việc phân tích này sẽ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động Marketing của mình. Từ đó, giúp xác định được những sản phẩm, kênh phân phối và những chi phí Marketing nào cần mở rộng, thu hẹp hay loại bỏ.

chi phí marketing

Chi phí marketing và cách xác định chi phí chính xác

Chi phí Marketing bao gồm những gì?

Khi bắt đầu kinh doanh, chi phí marketing của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Thông thường các khoản phí ấy bao gồm các hoạt động như: sự kiện thương mại, quảng cáo, quan hệ công chúng, chiến lược thương hiệu, quản lý thương hiệu, nhượng quyền thương hiệu, tài liệu tiếp thị, Marketing trực tiếp, truyền thông xã hội. Thêm vào đó chi phí này còn bao gồm cả phí quảng cáo, phí thuê KOLs, phí hoa hồng,... Ngoài ra, còn nhiều khoản phí khác nữa tùy vào mục đích của từng chiến dịch truyền thông. Ngân sách này không bao gồm hoạt động bán hàng.

Thước đo chi phí Marketing của doanh nghiệp thường được dùng nhất là tỷ lệ phần trăm chi tiêu Marketing trên tổng doanh thu của doanh nghiệp. Tỷ lệ phần trăm này dao động phụ thuộc vào loại hình sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. Nó tùy thuộc vào sản phẩm công nghiệp, hàng tiêu dùng, dịch vụ chuyên nghiệp hay sản phẩm khác. Ngoài ra, tỷ lệ này cũng thay đổi theo từng nhóm ngành. Thông thường, tỷ lệ này thường cao ở những doanh nghiệp đang giới thiệu sản phẩm/thương hiệu mới. Ngoài ra, tỷ lệ này cũng cao khi với doanh nghiệp giới thiệu thương hiệu đến các thị trường mới.

Nên chi bao nhiêu cho ngân sách Marketing?

Theo quy tắc ngón tay cái (quy tắc đánh giá dựa trên kinh nghiệm) nói chung: Các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng nên dành 6-12% doanh thu cho Marketing. Còn các doanh nghiệp B2B nên chi khoảng 2-6% doanh thu cho Marketing. Một báo cáo Hội đồng Giám đốc Marketing năm 2010 chỉ ra rằng 16% các doanh nghiệp chi 5-6% doanh thu cho Marketing. Trong cùng báo cáo chỉ ra rằng, 23% doanh nghiệp dành hơn 6% cho hoạt động này. Các doanh nghiêp đang giới thiệu sản phẩm mới thường chi đến hơn 20% doanh thu cho Marketing. Các thương hiệu hàng tiêu dùng cao cấp còn chi tiêu mạnh tay hơn cho hoạt động Marketing của mình.

chi phí marketing

Chi phí marketing và cách xác định chi phí chính xác

Cách xác định chi phí Marketing

Ngân sách quảng cáo tiếp thị được xác định dựa vào một trong bốn cách sau:

  • Ngân sách cân xứng với đối thủ: cách xác định này dựa trên lập luận là “nếu sử dụng ngân sách thấp hơn đối thủ thì doanh nghiệp có thể bị mất thị khách hàng” hoặc giảm doanh số và lợi nhuận.
  • Xác định tỉ lệ nhất định: Ban lãnh đạo công ty đưa ra một nguồn ngân sách nhất định sau khi cân nhắc kỹ lưỡng về nguồn lực hiện tại, ngân sách quảng cáo của các năm trước và các mục tiêu ưu tiên của doanh nghiệp trong năm nay.
  • Theo tỉ lệ phần trăm của doanh số: Ngân sách được xác định bằng tỉ lệ % theo doanh số bán hàng. Phương pháp này được ứng dụng khá phổ biến hiện nay vì việc tính toán rất đơn giản.
  • Dựa trên kỳ vọng: Phương pháp hoạch định ngân sách này dựa trên kỳ vọng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn tăng thị phần thì việc tăng ngân sách cho tiếp thị là bắt buộc. Ngân sách sẽ được xác định nhằm hoàn thành được mục tiêu của doanh nghiệp.

Lời kết

Hãy lên kế hoạch về một ngân sách tổng thể phù hợp. Sau đó, doanh nghiệp cần cân nhắc một lần nữa về lĩnh vực kinh doanh để điều chỉnh ngân sách. Ngoài ra, việc thăm dò ngân sách của đối thủ cạnh tranh cũng rất quan trọng. Nếu được, hãy xác định thêm mức độ cạnh tranh và vị trí doanh nghiệp trong ngành. Những điều trên là cần thiết để có thể hoạch định ngân sách cho chi phí marketing tốt hơn. Nếu bạn là người mới tham gia thị trường, bạn sẽ phải chi tiêu mạnh tay hơn để xây dựng thị phần.

chi phí marketing

Chi phí marketing và cách xác định chi phí chính xác

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn

Bạn muốn thiết lập, quản lí và phát triển kế hoạch quảng cáo trực tuyến hiệu quả? Một chiến dịch marketing online hoàn hảo là tất cả những gì bạn cần ngay lúc này!

Hãy để Adsplus.vn đồng hành cùng bạn xây dựng những chiến dịch quảng cáo trực tuyến tối ưu nhất