6 chiến lược marketing giúp bạn chinh phục ngành F&B

Các nội dung chính

Kinh doanh ngành F&B hiện nay đang là một ngành hot. Cùng với đó, nó được rất nhiều người lựa chọn để khởi nghiệp. Những năm vừa qua, đã chứng kiến sự ra đời của hàng loạt những nhà hàng theo xu hướng mới. Có thể kể đến như các nhà hàng Nhật Bản, trào lưu “mì cay Hàn Quốc”. Hay những tên tuổi trà sữa nước ngoài mới gia nhập thị trường thu hút hàng dài người xếp hàng.

ngành f&b 05

Ngành F&B

Ngành F&B viết tắt của Food & Beverage (nhà hàng/cafe/bar-pub) tại Việt Nam hiện nay đang được đánh giá là bước đầu trong một thời kỳ phát triển bùng nổ. Nhiều nền ẩm thực đa dạng, nhiều hình thức kinh doanh độc đáo, nhiều chiêu bài marketing rất sáng tạo… đã và đang xuất hiện hàng ngày. Theo báo cáo của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International, trong giai đoạn từ 2014- 2019, thị trường F&B Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 18% năm.

ngành f&b 01

Ngành F&B

Thị trường phát triển rộng lớn

Những thành phố lớn như Sài Gòn thì hoạt động kinh doanh ẩm thực diễn ra vô cùng sôi động. Hiện nay cả nước có khoảng 540.000 cửa hàng ăn uống. Trong đó có 430.000 cửa hàng nhỏ, hơn 7.000 nhà hàng thức ăn nhanh, 22.000 nhà hàng cà phê, bar và hơn 80.000 nhà hàng phát triển bài bản. Số liệu trên đã cho thấy, chỉ cần bạn di chuyển vài trăm mét trên một tuyến phố bất kì là bạn có thể bắt gặp các cửa hàng ăn uống ở khắp mọi nơi.

Với đặc điểm dân số đông nhất cả nước (trên 7,9 triệu người), dân số trẻ và có xu hướng thích ăn ngoài đã đưa Hồ Chí Minh trở thành một “miếng thịt” hấp dẫn, đầy tiềm năng và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

ngành f&b 02

Ngành F&B

Nếu chiếu theo mô hình 5 lực lượng của Michael Porter. Đây là ngành có rào cản đầu vào (entry barrier) tương đối thấp. Sức ép cạnh tranh nội bộ ngành (internal rivalry) rất cao. Quyền lực của người tiêu dùng (buyer power) lớn. Sức ép từ nhà cung ứng (supplier power) bình thường và hàng hóa thay thế (substitute) không có.

Sự khắc nghiệt của thị trường

Với đặc thù như vậy, ngành F&B chào đón người mới đến rất nhiều. Tuy nhiên, cũng nhanh khi chia tay người đi. Guồng quay là liên tục và chỉ những tay chơi “cứng cựa” nhất mới trụ lại lâu bền. Mô hình phát triển chuỗi và nhượng quyền thương hiệu đang được áp dụng rất phổ biến trong ngành này. Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều nguồn thông tin cho thấy các ông lớn trong ngành như Golden Gate, Red Sun hay Burger King cũng đang gặp khó khăn trong việc duy trì hệ thống của mình. Có quá nhiều nguyên nhân đã được mổ xẻ. Và dường như mỗi thương hiệu đều gặp phải một số vấn đề khác nhau.

Ngành F&B

Trong khi đó, thị trường hiện đang chứng kiến những chuỗi quy mô nhỏ hơn, được vận hành bởi một lứa các bạn trẻ táo bạo, dám nghĩ dám làm. Từ đó, đang nhóm lên những ngọn lửa tươi mới trong ngành F&B tại Việt Nam.

link tham khảo:

Những chiến lược Marketing thần thánh cho ngành F&B

 1. Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu liên quan đến việc xác định mục tiêu kinh doanh. Cùng với đó là sản phẩm/dịch vụ sẽ cung cấp ra thị trường, đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu. Từ đó, nhằm tạo ra một chiến lược kinh doanh cụ thể: Cửa hàng hay nhà hàng của bạn cung cấp những món ăn/thức uống gì? Giữa hàng nghìn thương hiệu F&B khác, làm thế nào để khách hàng nhớ tới bạn và chọn bạn?

 2. Bao bì ấn tượng

Logo thương hiệu hay bao bì sản phẩm cũng giúp cho việc xây dựng menu, danh thiếp, tài liệu quảng cáo, Social Media hay Google Ads trở nên ấn tượng và hiệu quả hơn. Do đó, việc chú trọng xây dựng hình ảnh bao bì sản phẩm cũng là một trong những khâu quan trọng trong chiến lược Marketing sản phẩm. Tất cả các yếu tố này phải được kết hợp hài hòa. Từ đó, sẽ tạo nên đặc trưng cho sản phẩm và thương hiệu.

 3. Viết Blog thường xuyên

Blog là một kênh truyền thông hữu ích để bạn có thể quảng bá thương hiệu một cách dễ dàng. Vì vậy, bạn cần xây dựng một website riêng cho nhà hàng của mình. Sau đó, thực hiện SEO. Việc tạo ra những nội dung hay, hữu ích cho khách hàng sẽ phục vụ cho việc SEO. Cũng như tích hợp marketing trên các nền tảng Social Media như Facebook, Instagram.

 4. Email Marketing 

Thực hiện chiến lược Email Marketing bằng cách gửi mail hàng tuần/hàng tháng tới những khách hàng tiềm năng và các khách hàng cũ của bạn. Kèm với đó là để giới thiệu với họ sản phẩm mới, sự kiện thú vị. Hoặc là các chương trình giảm giá đặc biệt nhằm giữ chân khách hàng.

5. Tổ chức event offline

Sự kiện cần kết hợp quảng cáo trực tuyến, phát tờ rơi, chạy quảng cáo trên social media, banner ads,..để truyền bá thông tin tới người dùng để tổ chức sự kiện thành công, hiệu quả.

6. Social media marketing

Các phương tiện Social Media có sức ảnh hưởng lớn trong Marketing ngành F&B bởi số lượng người dùng khổng lồ và thói quen tiêu dùng qua mạng. Thực hiện các chiến dịch Viral marketing, Influencer Marketing trên Social Media giúp thương hiệu dễ dàng phủ sóng đối tượng khách hàng mục tiêu và tăng doanh số vượt bật.

Ngành F&B

Tóm lại, F&B là một ngành không mới nhưng chưa bao giờ là cũ đồng thời hứa hẹn sẽ còn nhiều sự bùng nổ hơn nữa của các brand mới trong ngành này nhất là đối với thế hệ đầu 8x và 9x là những đối tượng tiềm năng dám thử thách và đổi mới bản thân góp phần đưa ngành F&B của Việt Nam lên một tầm cao mới.

link tham khảo:

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing và các Tips chạy Google Ads hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your name here
Please enter your comment!

Gọi 1800.0098 ( miễn phí ) để tư vấn tốt nhất,
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ