Thống kê liên quan đến sức khỏe tinh thần trên TikTok

Các nội dung chính

Sức khỏe tinh thần của người dùng TikTok là một trong những yếu tố được quan tâm trong thời gian gần đây. Đặc biệt là trong giai đoạn, TikTok đang dần trở nên phổ biến trên toàn cầu.

sức khỏe tinh thần tiktok

TikTok giờ đây không chỉ là một nền tảng giải trí đơn giản. Mà giờ đây TikTok đã trở thành công cụ tìm kiếm và nền tảng thương mại điện tử. Do đó, nền tảng càng được quan tâm đến các yếu tố liên quan đến sửa khỏe tinh thần của người dùng TikTok. Các vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần cũng được các nhà sáng tạo trên TikTok chia sẻ nội dung liên quan.

Sức khỏe tinh thần là chủ đề được chia sẻ rộng rãi

Để phân tích thêm nội dung này, các chuyên gia đã phân tích hơn 500 video TikTok. Bên cạnh đó là phân tích vào 2 Hashtag #mentalhealthtips và #mentalhealthadvice. Bên cạnh đó là hợp tác với các chuyên gia y tế để đánh giá đề xuất và lời khuyên về lợi ích cũng như rủi ro tìm ẩn.

Nghiên cứu cho thấy:

  • 83,7% lời khuyên về sức khỏe tâm thần trên TikTok là sai lệch. Trong khi đó 14,2% video bao gồm nội dung có thể gây hại
  • Chỉ 9% những người tư vấn trên nền tảng này có bằng cấp liên quan trong lĩnh vực tương ứng
  • 54% lời khuyên chứa thông tin chính xác, nhưng 31% video chứa thông tin không chính xác.

Nghiên cứu cho thấy rằng mặc dù video chia sẻ về sức khỏe tinh thần trên TikTok có thể có một số lợi ích. Nhưng cũng cần lưu ý đến những rủi ro tiềm ẩn và đảm bảo rằng người dùng không coi mọi thứ họ thấy trong ứng dụng là sự thật tuyệt đối.

Xem thêm:

Thống kê liên quan đến sức khỏe tinh thần trên TikTok

  • Trong 5 người trưởng thành tại Hoa Kỳ có 1 người đang gặp phải các vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên, họ lại không nhận được bất kỳ sự liệu pháp nào để hỗ trợ họ.
  • Psychology Today ước tính một phiên trò chuyện với bác sĩ tâm lý sẽ tốn xấp xỉ 100-200 USD. Tuy nhiên, số tiền này không khả thi cho nhiều người. Do đó, các phiên điều trị miễn phí đang trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết.

Với các video hướng dẫn tự chăm sóc đang gia tăng trên TikTok, các chuyên gia đã có nhiều phân tích. Họ đã nghiên cứu 500 video để tìm ra liệu các nội dung có đưa ra lời khuyên chính xác. Các chuyên gia nhận ra có đến 83.7% video đưa ra các nội dung gây hiểu nhầm cho người xem.

Thêm vào đó, 14.2% video có khả năng gây hại cho người xem. Các video này thường sẽ đưa lời khuyên cho người dùng nhưng lại không đưa ra thêm bất kỳ lời giải thích nào. Do đó, chúng sẽ gây ra các tổn hại cho người xem. Ví dụ đưa ra các phương thuốc gợi ý nhưng không có lời khuyên đến từ bác sĩ.

Các loại nội dung về sức khỏe tinh thần trên TikTok

  • Hiểu lầm: 83.7%
  • Lời khuyên chính xác: 54.4%
  • Lời khuyên không chính xác: 31.4%
  • Lời khuyên có khả năng gây tổn hại: 14.2%
  • Nội dung từ những chuyên gia: 9%
  • Nội dung với tuyên bố từ chối trách nhiệm: 1%
  • Khuyến khích tự chuẩn đoán: 1%

Mức độ phổ biến của nội dung liên quan đến sức khỏe tinh thần trên TikTok

Với hơn 500 video mà các chuyên gia phân tích đã đạt được 25 triệu lượt xem. Bên cạnh đó, các video còn nhận hơn 3.5 triệu lượt xem. Tổng các tài khoản nói về nội dung này sở hữu hơn 43 triệu người theo dõi.

Các video TikTok về ADHD, Rối loạn lưỡng cực và Trầm cảm là gây hiểu nhầm nhất

TikTok trước đây đã bị chỉ trích vì lưu trữ các video đáng ngờ bao gồm thông tin sai lệch về các chủ đề khác nhau. Ví dụ như đại dịch COVID-19, chiến tranh ở Ukraine và phá thai. Bên cạnh đó, nội dung đề cập đến tình trạng sức khỏe tâm thần cũng không ngoại lệ.

Sử dụng ba tiêu chí được liệt kê ở trên, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tại PlushCare cho rằng 100% nội dung về ADHD chứa thông tin sai lệch. Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một tình trạng ảnh hưởng đến hành vi của một người. Những người bị ADHD có thể gặp khó khăn trong việc tập trung, có vẻ bồn chồn và nói hoặc hành động bốc đồng.

Các nội dung dễ gây hiểu nhầm bao gồm:

  • ADHD: 100%
  • BPD: 94.1%
  • Trầm cảm: 90.3%
  • Lo lắng: 89.6%
  • Tổng quan: 81.7%
  • Tổn thương: 69.2%

Chỉ 9% người ảnh hưởng về sức khỏe tinh thần trên TikTok có bằng cấp liên quan

Các video liên quan đến sức khỏe tinh thần ngày càng được quan tâm trong thời gian gần đây. Trên TikTok, nhiều nhà sáng tạo đã chia sẻ các video chia sẻ về sức khỏe tinh thần và các mẹo chăm sóc đã thu hút hàng triệu lượt xem.

Những người có ảnh hưởng đáng tin tưởng nhất là các chuyên gia sức khỏe tâm thần. Có thể kể đến như Tiến sĩ Julie Smith (@drjuliesmith). Cô ấy có bằng tiến sĩ tâm lý học lâm sàng, sở hữu một phòng khám tư nhân ở Hampshire, Vương quốc Anh. Tài khoản của cô ấy hiện tại có 4,1 triệu người theo dõi. Hay Shani Train (@theshaniproject), một nhà tư vấn và trị liệu chuyên nghiệp được cấp phép có trụ sở tại Minneapolis, Hoa Kỳ. Đây là người có 474,9K người theo dõi.

Nhưng không phải tất cả những người có ảnh hưởng về sức khỏe tâm thần đều có cùng thông tin xác thực. Ngay cả nội dung của các chuyên gia về sức khỏe tâm thần cũng chỉ nên được coi là mang tính giáo dục. Do đó người dùng không nên xem hoặc sử dụng thay thế cho liệu pháp điều trị.

Nghiên cứu cho thấy, chỉ có 9% tài khoản chia sẻ về sức khỏe tinh thần có bằng cấp liên quan. 91% còn lại thiếu đào tạo y tế liên quan đến những người gặp khó khăn.

Adsplus.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về TikTok. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
  • Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn

Gọi 1800.0098 ( miễn phí ) để tư vấn tốt nhất,
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ