wdt_admin
Marketing Mix (còn được gọi là Marketing hỗn hợp) được xem là một công cụ phổ biến và hữu dụng. Nó giúp các Marketers tìm đúng kênh phân phối và tiếp thị quảng cáo đến người dùng. Trong bài viết dưới đây, Adsplus sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về khái niệm Marketing Mix là gì. Đồng thời, điểm qua như từng yếu tố [P] trong 4Ps truyền thống và 7Ps hiện đại.
Marketing Mix là gì?
Khái niệm Marketing Mix là tập hợp tất cả các công cụ tiếp thị. Nó được các doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị đề ra. Thuật ngữ sử dụng lần đầu tiên bởi chủ tịch hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, Neil Borden, vào năm 1953. Sau đó, một nhà tiếp thị nổi tiếng, E.Jerome McCarthy, đề xuất phân loại khái niệm theo công thức 4Ps vào năm 1960. Đến nay, khái niệm này vẫn được sử dụng rộng rãi. Khái niệm 4Ps được sử dụng trong phần lớn các sách giáo khoa về marketing trong các lớp học.
Marketing Mix ban đầu được phân theo mô hình 4Ps. Nó bao bao gồm: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (kênh phân phối), Promotion (xúc tiến). 4Ps được sử dụng khi Marketing cho sản phẩm hàng hoá (hữu hình). Theo thời gian, mô hình này dần được phát triển thành 7Ps để phù hợp hơn với sự cải tiến. Nó bổ sung thêm 3P khác là Process (quy trình), People (con người) và Physical Evidence (bằng chứng vật lý). Marketing 7Ps áp dụng được với các dịch vụ vô hình, đồng thời vẫn hiệu quả đối với những dịch vụ hữu hình.
Mô hình Marketing Mix 4Ps truyền thống
Dưới đây là mô hình 4Ps trong Marketing mix truyền thống:
Product (Sản phẩm)
Thành tố Product (sản phẩm) xuất hiện đầu tiên trong chuỗi 4Ps. Ví dụ cho các sản phẩm hữu hình có thể là xe có động cơ, hay máy sản xuất,…Ví dụ cho các sản phẩm vô hình (dịch vụ) là ngành khách sạn, spa, du lịch,…
Price (Giá cả)
Price (giá sản phẩm) là thành tố vô cùng quan trọng. Cùng với đó, việc định giá trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt hiện nay vô cùng đầy thách thức. Nếu giá sản phẩm được định giá quá thấp, doanh nghiệp sẽ phải tập trung bán theo số lượng lớn hơn mới có thể tạo ra lợi nhuận. Ngược lại, nếu giá quá cao, khách hàng sẽ dễ dàng chuyển hướng sang sản phẩm của đối thủ. Những yếu tố then chốt trong chiến lược giá gồm có điểm giá ban đầu, chiết khấu phần trăm,...
Place (Phân phối)
Place (kênh phân phối) là đại diện cho nơi mà một sản phẩm có thể được trao đổi mua bán, trưng bày, giới thiệu. Cửa hàng phân phối có thể là đại lý bán lẻ hay các cửa hàng thương mại điện tử. Sở hữu hệ thống phân phối chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Doanh nghiệp nên đầu tư vào mảng này, phát triển kênh phân phối đúng mức. Điều đó sẽ giúp cho không làm lãng phí công sức quảng cáo hay sản xuất sản phẩm mà không đưa ra thị trường thành công như mong muốn.
Promotion (Xúc tiến thương mại)
Promotion (xúc tiến thương mại) được xem là các hoạt động giúp hỗ trợ bán hàng. Promotion giúp bảo đảm khách hàng nhận biết được về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Một khi đã có ấn tượng tốt về sản phẩm và dịch vụ đó, khách hàng sẽ dễ dàng tiến hành thực hiện giao dịch mua bán nhanh chóng hơn. Từ đó, làm tăng tỉ lệ chuyển đổi đối với khách hàng tiềm năng.
Các hoạt động ở mục này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ. Cụ thể nữa đó là quảng cáo trên truyền hình, báo chí, đài phát thanh,…Với lượng ngân sách lớn hơn, doanh nghiệp có thể thực hiện tài trợ cho các chương trình lớn hơn. Đó có thể là chương trình truyền hình hay các kênh phát thanh được đông đảo người theo dõi. Từ đó, doanh nghiệp sẽ gia tăng độ nhận biết thương hiệu với khách hàng đại chúng.
3 thành tố Ps bổ sung vào mô hình cổ điển của Marketing mix là gì?
Những đối tượng Marketing không chỉ dừng lại ở những sản phẩm hữu hình. Vì vậy, hệ thống Marketing Mix truyền thống dường như không còn khớp hoàn toàn với những đặc điểm của sản phẩm mô hình dịch vụ vô hình. Do đó, marketing truyền thống với 4Ps ban đầu được cải tiến cho phù hợp với những yếu tố trên. Mô hình Marketing mix 7P là một mô hình marketing bổ sung dựa vào mô hình 4P vừa được đề cập. Mô hình này thêm vào 3P là: Process (quy trình), People (con người), và Physical Evidence (bằng chứng vật lý).
- Process (Quy trình): quy trình và hệ thống tổ chức quản lý trong doanh nghiệp có tác động đến quá trình Marketing của toàn công ty.
- People (Con người): nhân viên, đại diện thương hiệu của công ty, người trực tiếp tiếp xúc và trao đổi làm việc với khách hàng đại chúng.
- Physical evidence (Bằng chứng vật lý): các yếu tố trưng bày bên trong của cửa hàng như: không gian cửa hàng, bảng hiệu quảng cáo của cửa hàng, trang phục làm việc của nhân viên,…
Chiến lược phù hợp cho từng ngành hàng
Trong một chiến lược Marketing, các Marketer thường sử dụng 4Ps thường xuyên nhất. Tuy nhiên, tuỳ theo đặc điểm từng ngành hàng, mô hình Marketing Mix có thể biến chuyển cho phù hợp. Ví dụ, đối với ngành hàng FMCG, chiến lược Marketing cần bổ sung thêm Package (bao bì sản phẩm). Trong khi đó ngành dịch vụ tập trung phần lớn vào yếu tố People (con người) để nâng cao tính chuyên nghiệp của nhân viên nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Vậy nên, các nhà Marketers cần nắm rõ bản chất của Marketing Mix là gì, cũng như mục tiêu cụ thể của từng mô hình để sử dụng tối ưu và hiệu quả nhất.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Hiện nay, kỹ thuật tối ưu SEO không còn xa lạ gì đối với những người chạy quảng cáo. Có rất nhiều bài viết và video hướng dẫn tối ưu SEO website. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người than vãn rằng mất khá nhiều thời gian để SEO. Nhưng mà từ khoá của họ vẫn không lên top. Theo quan điểm của Adsplus, mấu chốt chính cho vấn đề này là một kế hoạch hoàn hảo trước khi thực hiện. Do đó, dưới đây là một số hướng tối ưu SEO website mà bạn có thể tham khảo.
Nếu bạn đà từng hoặc đang làm SEO. Có thể bạn sẽ nghe thấy yêu cầu về chiến dịch hay kế hoạch này. Điều đáng tiếc là, chưa có nguồn nào có thể cung cấp cho bạn một cách thoả mãn đầy đủ cả. Với kinh nghiệm hơn 3 năm trong ngành. Adsplus sẽ hướng dẫn tối ưu SEO website cho bạn cũng như đưa ra các cách làm độc đáo hơn. Trong bài viết này, Adsplus sẽ chia sẻ những tiêu chí hàng đầu của chúng tôi để tối ưu SEO website. Cùng với đó là tối ưu mật độ từ khoá để nhắm chọn mục tiêu hoàn hảo.
1. Tối ưu các thẻ HTML quan trọng
Thẻ tiêu đề
Để các yếu tố từ khóa trên trang, tiêu đề trang hiệu quả hơn. Thì bạn nên sử dụng các thuật ngữ từ khoá/cụm từ đặt ở phía đầu tiên. Với những tiêu đề chứa từ khoá/cụm từ đặt ở đầu có mối tương quan cao nhất với thứ hạng website.
Meta Description
Mặc dù không được xem là yếu tố quyết định “kết quả xếp hạng”. Thế nhưng thẻ meta description là một trong những phần biên tập nội dung quan trọng. Nó truyền tải với người dùng thông điệp trang web của bạn. Bởi vì nếu thẻ Meta Description có chứ từ khoá được tìm kiếm thì các từ khoá đó sẽ được bôi đậm. Hơn nữa, khi bạn viết thẻ Meta Description hấp dẫn, người đọc cũng sẽ muốn nhấp vào trang web của bạn. Từ đây bạn cũng có thể gia tăng tỉ lệ nhấp chuột vào quảng cáo cao hơn.
Meta Keywords
Với một lưu ý duy nhất là bạn không nên sử dụng thẻ Meta Keyword. Tuy nhiên nếu các bạn muốn sử dụng thì cũng nên hạn chế, không lạm dụng. Và bạn chỉ có thể dùng tối đa là 8 từ khóa/thẻ Meta Keyword cho một trang.
Robots Meta
Dù không quá cần thiết. Nhưng các bạn cần kiểm tra lại xem có thẻ robots meta nào đang cấm Google Spider truy cập và thu thập dữ liệu của bạn không nhé.
Rel = Canonical
Adsplus khuyên bạn nên sử dụng thêm thẻ Canonical để phòng tránh bất kỳ bản sao tiềm năng, để tránh sao chép nội dung.
2. URL
Độ dài
Bạn nên sử dụng URL ngắn, cố gắng tạo nhiều liên kết qua lại bên trong trang web của bạn. Một phần để làm phong phú thêm nội dung, tiện ích cho người đọc. Phần khác cũng sẻ lan truyền được thông điệp tốt hơn mà bạn muốn gửi đến họ. Thông thường thì một URL có độ dài không quá 100 ký tự.
Từ khoá
Bạn nên khéo léo chèn một số từ khoá vào trong URL để làm tăng độ phổ biến xuất hiện của các từ khoá. Lưu ý là bạn nên tối ưu cấu trúc các đường dẫn đến các bài viết của trang.
Tên miền phụ so với Pages
Dù đây không phải là một chủ đề mới nhưng luôn khiến các nhà chạy quảng cáo phải bận tâm. Bởi vì họ đều có một thắc mắc chung là nên sử dụng 1 tên miền phụ. Hay sử dụng một thư mục trực thuộc domain chính để làm chuyên mục cho trang web của họ.
Bạn cần phải hiểu rằng tên miền phụ (sub-domain) gần như không liên quan và tác động trực tiếp đến tên miền chính. Tuy nhiên nếu đó là một thư mục hoặc một pages trực thuộc tên miền chính. Ví dụ: domain.com/thu-muc. Thì thư mục này sẽ có tác động trực tiếp và có liên quan đến tên miền chính. Bạn có thể dùng một tên miền phụ khi nội dung của tên miền phụ hoàn toàn không liên quan hoặc khác hoàn toàn với tên miền chính. Hơn nữa, bạn nên sử dụng là pages hoặc thư mục nếu nội dung có tương đồng với tên miền chính.
Khoảng cách giữa các từ
Dấu gạch ngang vẫn là một yếu tố quan trọng trong các ký tự phân cách từ khoá trong URL. Thế nhưng bạn cũng nên cân nhắc các ký tự khác cho phù hợp với văn cảnh xuất hiện từ khoá. Bạn không nên chỉ bao quanh khuôn khổ là áp dụng dấu gạch ngang.
3. Nội dung
Số lần lặp từ khoá
Khó có thể xác định chính xác số lần xuất hiện của một thuật ngữ, từ khoá/cụm từ trên trang đó. Trong một trang chỉ nên lặp "2-3X cho trang ngắn, 4-6X trên một trang có nội dung dài hơn. Và bạn không nên chèn các từ khoá vào câu một cách cố tình. Việc lặp từ khoá trên trang bạn nên tìm hiểu thêm. Và áp dụng chính xác để tránh trường hợp Google phạt vì SEO quá đà. Lúc này sẽ giảm điểm chất lượng website đáng kể đấy.
Mật độ từ khoá
Hầu như chưa có một thông tin chính xác nào của Google cung cấp về thông tin cho biết một trang nên có bao nhiêu phần trăm mật độ từ khoá, thế nhưng đối với những người SEO chuyên nghiệp, họ đều có những ý kiến riêng về mật độ từ khoá. Đối với Adsplus, mật độ từ khoá dao động trong khoảng 1,5% - 5% trên một trang web là mức độ tốt.
Từ khóa liên quan
Thời gian gần đây, Google đã đang và sẽ luôn cập nhật các thuật toán tốt hơn để tối ưu bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm, nhiều lý thuyết cho rằng việc đa dạng từ khoá sử dụng trong một trang là phương pháp để tối ưu hoá nội dung cũng như trang web, từ đó mang lại nhiều giá trị tích cực cho bạn. Adsplus khuyên bạn chỉ nên sử dụng ít nhất một hoặc hai từ khoá liên quan để bổ sung cho các từ khoá chính xác mà bạn muốn tối ưu.
Thẻ H1
Thẻ H1 rất quan trọng lớn trong việc tối ưu hóa on-page. Adsplus khuyên bạn nên sử dụng thẻ H1 như một tiêu đề trang của bạn sẽ hiệu quả hơn việc bạn cố tình cài từ khóa cần SEO vào thẻ H1. Lưu ý đặc biệt là mỗi trang chỉ nên có một thẻ H1 mà thôi.
Thẻ H2/H3/H4/H5/H6
Những thẻ này không quan trọng bằng thẻ H1, Adsplus khuyên rằng bạn chỉ nên áp dụng nếu cần thiết. Không nên sử dụng quá nhiều thẻ heading trên cùng một trang.
Thuộc tính ALT
Từ trước đến này, đa số các người làm SEO chỉ dùng thẻ Alt khi SEO hình ảnh. Thế nhưng Adsplus cho rằng thẻ Alt có tác động khá lớn đến việc xếp hạng website của bạn. Vì vậy, bạn nên sử dụng thẻ Alt cho mục hình ảnh minh hoạ trên trang để tối ưu hoá từ khoá.
Tên hình ảnh
Từ khi truy cập vào trang web thông qua hình ảnh đang trở nên phổ biến. Việc tối ưu hóa hình ảnh để có thể đạt thứ hạng cao là điều rất quan trọng. Do đó, một trong những kỹ thuật để tối ưu hóa hình ảnh phải kể đến. Đó là bạn cần điều chỉnh tên của hình ảnh mà bạn đăng tải sát với từ khóa mà bạn muốn tối ưu. Việc đặt tên ảnh có chứa từ khóa cũng góp phần giup trang web của bạn được tối ưu nhiều hơn.
Bold / Strong
Như một điều nhấn mạnh muốn gửi tới Google. Các thẻ bold và strong luôn có tác động mạnh mẽ với người dùng. Và tất nhiên Google cũng không phải là ngoại lệ. Bạn nên tận dụng bôi đậm các từ khóa mà bạn muốn nhấn mạnh. Nó sẽ góp phần làm tăng thêm sự tập trung vào từ khóa tối ưu ở trên trang web.
Italtic/Gạch chân
Từ khóa in nghiêng/gạch chân xuất hiện trong văn bản nội dung có mối tương quan cao hơn một chút với bảng xếp hạng cao hơn so với thẻ in đậm. Thế nên, tốt nhất là bạn nên sử dụng một số thẻ in nghiêng và gạch chân cho từ khóa/cụm từ khóa được nhắm mục tiêu trong văn bản.
Comments HTML
Chưa có một thống kê chính xác nào nói về tầm ảnh hưởng của mục Comment trên trang web đến vị trí xếp hạng trên Google, tuy nhiên qua một số nghiên cứu về tỉ lệ xuất hiện Comment trong thẻ Description khi người dùng tìm kiếm một từ khóa liên quan, Adsplus cho rằng nội dung trong Comment cũng có một số tác động nhất định tới kết quả SEO.
Do đó, để hỗ trợ làm tăng thêm tính tương tác cho người dùng khi truy cập vào trang web, bạn nên tận dụng triệt để thế mạnh của mục Comment trong trang web để hỗ trợ miêu tả thêm một số ý nổi bật trong phần nội dung mà bạn muốn mang đến cho người đọc.
4. Liên kết nội bộ & Vị trí trong Cấu trúc Website
Nhấp chuột
Việc người dùng nhấp chuột vào các đường dẫn liên đến trong nội bộ trang web sẽ giúp Google đánh giá trang web của bạn dễ dàng hơn, đặt thứ hạng cao hơn nhiều so với người dùng không có bất kỳ thao tác nào khi truy cập vào website của bạn. Nếu như từ khoá của bạn có tỉ lệ nhấp chuột nhiều, điều đó chứng tỏ rằng Google sẽ đánh giá trang web của bạn đang hoạt động rất tốt. Để có thể khiến người dùng nhấp chuột di chuyển theo ý bạn muốn, bạn nên phân tích cấu trúc website và xây dựng giao diện trang web để trở nên thân thiện hơn với người dùng.
Liên kết trong nội dung so với các khu vực xung quanh
Wikipedia là một trang web nổi tiếng và có độ uy tín dẫn đầu trong bảng xếp hạng Google, bạn có thể tham khảo cách tạo liên kết trong nội dung của Wikipedia để áp dụng cho trang web của bạn.
Vị trí Liên kết trong Sidebars & Footers
Có rất nhiều vị trí để đặt liên kết như: menu, nội dung, blogroll, footer… thế nhưng bạn chỉ nên đặt các liên kết ở một vị trí dễ dàng nhìn thấy và có ích với người dùng, tránh và hạn chế việc đặt các liên kết vào những vị trí khó quan sát và không có ý nghĩa với người dùng.
5. Cấu trúc trang
Vị trí từ khóa
Adsplus cho rằng từ khóa xuất hiện khoảng từ 50 – 150 từ đầu tiên rất có ích và có tác động tích cực tới quá trình thu thập dữ liệu của Google Spider. Vậy nên hãy cố gắng chèn từ khóa của bạn vào trong khoảng 50 – 150 từ đầu tiên trong nội dung trang web của bạn.
Cơ cấu nội dung
Một bài viết hay thường có các phần mở đầu, thân bài, các ví dụ và tổng kết, và trong SEO cũng vậy, bạn nên cố gắng tạo ra những format nội dung với cấu trúc chuẩn để giúp người đọc có cái nhìn tốt hơn về ý tưởng bạn truyền tải trong nội dung. Hiện tại, Google chưa có thông báo chính thức cho thấy trang web của bạn sẽ đạt được vị trí cao hơn nếu bạn viết đầy đủ các phần như trên.
Trên đây là một số hướng dẫn tối ưu SEO website để bất kỳ Marketer nào cũng có thể dễ dàng tối ưu website của mình.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Hiện này, hình thức kinh doanh kiếm tiền Online đang là có triển vọng tại thị trường Việt Nam và trên toàn thế giới. Có rất nhiều hình thức để kinh doanh khác nhau, trong đó Google Adsense không thể không được nhắc đến. Vậy Google Adsense là gì và bằng cách nào để kiếm tiền với công cụ này, cùng Adsplus giải đáp trong bài viết sau nhé.
1. Google Adsense là gì?
Google Adsense chính là mạng lưới quảng cáo của Google. Nói một cách đơn giản hơn thì đây là cầu nối giữa người muốn đặt quảng cáo và người cài đặt quảng cáo.
Google Adsense cho phép cài đặt quảng cáo dưới nhiều hình thức khác nhau trên website của mình. Và trả tiền với mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo.
Để kiếm tiền với Google Adsense, điều tiên quyết chắc chắn là bạn cần phải có tài khoản để chạy quảng cáo. Tài khoản Google Adsense được chia thành 2 loại:
- Tài khoản Google Adsense Hosted: Được chuyên dùng cho kênh Youtube
- Tài khoản Google Adsense Content: Được chuyên dùng cho kênh Website
Với loại đầu tiên (Adsense Hosted). Nhiều người biết đến với cái tên thân thuộc hơn là “kiếm tiền với Youtube”. Còn khi nói đến câu “Kiếm tiền với Google Adsense” hay “kiếm tiền với Google Adsense”. Được hiểu theo nghĩa thuần là làm website đặt quảng cáo kiếm tiền.
Do đó, ở bài viết này. Adsplus sẽ giải đáp các thắc mắc cũng như quá trình về việc kiếm tiền với Google Adsense theo hướng đặt quảng cáo trên website.
2. Điều kiện khi đăng ký tài khoản Google Adsense Content
Cách đăng kí Google Adsense Content yêu cầu khá nhiều thứ. Trước hết thì bạn phải có trang web riêng và đợi Google xét duyệt. Dưới đây là ví dụ về quảng cáo Google Adsense được hiển thị trên một website:
Để có được một website không hề khó khăn chút nào. Bạn có thể truy cập đường dẫn sau để được Adsplus tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé!
Hiện nay, hai dạng website chiếm tỉ lệ cao nhất được Google Adsense chấp nhận. Đó là: Blog cá nhân và Website tin tức. Ngoài trang web ra bạn cần rất nhiều các yếu tố khác. Tuy nhiên trong đó có một yếu tố chính, quan trọng nhất đó là: Nội dung của trang web.
Trang web của bạn phải đảm bảo là nội dung tự viết ra. Và nội dung đó có ích cho người dùng. Ở trường hợp này, bạn có thể nghiên cứu thêm các chủ đề cũng như từ khoá phù hợp. Để có thể hình thành các ý tưởng phát triển website.
Ngoài các tiêu chí quan trọng Adsplus vừa nhắc đến bên trên. Google còn đề cập đến nhiều tiêu chí không kém phần quan trọng. Trong việc chấp thuận đăng ký tài khoản, cụ thể.
Các tiêu chí:
- Nội dung : Các nội dung dành cho người lớn, bạo lực, phân biệt chủng tộc,… sẽ không được chấp thuận.
- Nội dung có chứa hàng giả, hàng nhái, vi phạm bản quyền, thương hiệu, copy nội dung, spam nội dung cũng sẽ bị từ chối.
- Nội dung phải hướng đến người dùng, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng
- Hành vi trang web tuân thủ chính sách : Không điều hướng người dùng đến các trang không mong muốn (frame popup), direct đến đường link tải xuống phần mềm độc hại, …đều sẽ bị từ chối
- Đảm bảo chất lượng trang đích (website của bạn), tốc độ tải trang,...
- Các yêu cầu khác về kỹ thuật, chính sách cookie,..
Để tham khảo cách cài đặt tài khoản Google Adsense thành công, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau đây:
3. Làm sao kiếm tiền Online với Google Adsense?
Như Adsplus đã đề cập ở trên, nguyên lý kiếm tiền với Google Adsense là: Sở hữu website => Khách hàng truy cập vào website để tìm đọc nội dung => Quảng cáo Google Adsense hiển thị => Khách hàng truy cập click vào quảng cáo => Bạn nhận được tiền.
Việc kiếm tiền với Google Adsense có công thức chung là :
Content + Traffic = Money
Trước khi kết thúc bài viết, Adsplus có những lời khuyên dành cho bạn như sau:
Kéo lượt truy cập từ Social
Ở Việt Nam social thì gần như đồng nghĩa với Facebook. Bạn có thể kéo traffic tới website của bạn với Facebook Ads. Cách này thì bạn phải chịu lỗ ban đầu để kéo traffic tới web của bạn. Nhưng khi nhiều người vào rồi thì họ sẽ vào lại và nó còn rất tốt cho SEO. Cách này tương đối là mạo hiểm. Vì số tiền bỏ ra không phải nhỏ để quảng cáo cho trang web của bạn.
Đầu tư vào chi phí quảng cáo
Bạn có thể bắt đầu với các hình thức quảng cáo với ngân sách thấp. Dành nhiều thời gian để đo lường sự hiệu quả. Thời gian sau đó, nếu bạn đã có thể vững vàng và bắt đầu nhận được nhiều giá trị hơn khi chạy quảng cáo. Hãy đầu tư mạnh tay và năng cao hiệu suất cho kết quả dài hạn.
Là người mới, hay đi từ từ từng bước một.
Nếu bạn là một người mới, không còn cách nào hơn là đi tìm hiểu và từng bước đi một. Đừng vội vàng nhìn vào lợi ích trước mắt mà "đốt cháy" giai đoạn. Bởi vì Google Adsense khá nghiêm ngặt và một khi bạn đã mất tài khoản, sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để đi lại từ đầu.
Google Adsense được nhiều người công nhận là một hướng đi mang tính lâu bền. Nếu phát triển tốt và mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp hiện tại ở Việt Nam. Adsplus hy vọng rằng với những kiến thức bổ ích trên, bạn đã có thể bắt đầu kiếm tiền online hiệu quả qua bài viết "Google Adsense là gì" bên trên.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất từ Google. Và các Tips chạy Google Ads hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Quảng cáo Google Shopping là sự lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp, cửa hàng. Mục tiêu là gia tăng số lượng đơn hàng bán ra, cải thiện tình hình doanh thu cho doanh nghiệp. Trước khi quyết định đầu tư ngân sách cho phương thức quảng cáo mới này. Các doanh nghiệp phải quan tâm đến việc tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu. Vì nó đóng vai trò chủ chốt ảnh hưởng trực tiếp đén quyết định click chuột của khách hàng giúp nâng cao hiệu quả quảng cáo Google Shopping.
Trong hai phần trước, chúng ta đã tìm hiểu thế nào là nguồn cấp dữ liệu. Tầm quan trọng của việc tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu trong việc nâng cao hiệu quả quảng cáo Google Shopping. Cũng như một số bí quyết giúp tối ưu hóa dữ liệu một cách thành công. Trong phần này mời các bạn hãy cùng Adsplus tiếp tục khám phá thêm những bí kíp giúp tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu trong Google Shopping. Để từ đó có thể tăng doanh thu và thu hút nhiều đối tượng khách hàng nhé.
Kỳ 2: Tối ưu nguồn cấp dữ liệu tăng hiệu quả quảng cáo Google Shopping (Phần 1)
Kỳ 3: Tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu tăng hiệu quả quảng cáo Google Shopping (Phần 2)
Nâng cao hiệu quả quảng cáo Google Shopping
Khi tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu thì bên cạnh việc lựa chọn thông tin phù hợp cho các phần tiêu đề, mô tả, danh mục, loại, giá bán. Và hình ảnh của sản phẩm thì các doanh nghiệp cũng nên chú ý đến những danh mục khác. Ví dụ như thương hiệu của sản phẩm, mã GTIN và MNP, các thông tin bắt buộc, nhãn tùy chỉnh. Vì chúng góp phần không nhỏ trong sự thành công của chiến dịch quảng cáo. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Adsplus sẽ giải thích sâu hơn trong phần thông tin bên dưới.
Thương hiệu
Người dùng có xu hướng tìm thương hiệu sản phẩm khi họ muốn mua một mặt hàng nào đó
Đây là 1 trường thông tin bắt buộc trong nguồn cấp dữ liệu cho Google Shopping. Dù sản phẩm bạn kinh doanh là 1 thương hiệu nổi tiếng. Hay là sản phẩm thủ công thì đều cần phải có nhãn hiệu và cung cấp đầy đủ cho Google.
Việc điền tên thương hiệu cho các sản phẩm còn giúp quảng cáo hiển thị với các truy vấn tìm kiếm theo tên thương hiệu, và những truy vấn tìm kiếm kiểu này thường có tỷ lệ chuyển đổi rất cao.
Mã GTIN Và MNP
Mã GTIN và MNP giúp Google dễ dàng xác định độ uy tín của mặt hàng
Nếu sản phẩm bạn kinh doanh có mã vạch thì bạn nên nhập đầy đủ trường thông tin này. Nó sẽ giúp Google có thể nhanh chóng định danh sản phẩm. Và đồng thời việc này sẽ giúp giảm khả năng bị từ chối quảng cáo. Còn nếu mặt hàng bán bán là một sản phẩm thủ công thì trường thông tin này không bắt buộc. Tuy nhiên thông tin bạn cung cấp cho Google càng đầy đủ bao nhiêu. Thì số lượt hiển thị của quảng cáo cũng tăng lên bấy nhiêu.
Các Thông Tin Bắt Buộc Khác
Các trường thông tin này là bắt buộc với mọi sản phẩm có trong nguồn cấp dữ liệu. Vì vậy hãy đảm bảo bạn điền đầy đủ nếu không muốn quá trình thêm nguồn cấp dữ liệu gặp lỗi.
- ID sản phẩm: Đảm bảo mỗi sản phẩm trong nguồn cấp dữ liệu chỉ có 1 ID duy nhất. ID có thể bao gồm chữ và số, tối đa 50 ký tự. Bạn có thể sử dụng mã SKU để điền vào trường thông tin này. Tuyệt đối không chỉnh sửa ID sản phẩm trong quá trình chạy quảng cáo nếu không muốn gặp lỗi.
- Quản lý kho: Các tùy chọn cho phép bao gồm “còn hàng”, “hết hàng” và “đặt trước”. Thường xuyên cập nhật tình trạng kho hàng của sản phẩm. Nếu Google phát hiện có sự sai lệch về tình trạng kho hàng giữa nguồn cấp dữ liệu và website. Thì lúc này quảng cáo của bạn cũng sẽ bị dừng đột ngột.
- Tình trạng hàng hóa: Đây cũng là 1 trường thông tin bắt buộc, bao gồm các tùy chọn “mới” và “cũ”.
Nhãn Tùy Chỉnh
Mặc dù, thêm nhãn tùy chỉnh sẽ không giúp sản phẩm hiển thị cho những truy vấn tìm kiếm mà bạn muốn. Nhưng nó lại là 1 cách rất hiệu quả khi muốn tối ưu chi phí quảng cáo. Trong bài viết 8 cách tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo Google Shopping có đề cập đến cách chia nhỏ chiến dịch quảng cáo theo hiệu quả để tối ưu giá thầu. Sau 1 khoảng thời gian chạy quảng cáo. Bạn sẽ đánh giá hiệu quả của từng sản phẩm dựa vào các chỉ số trong Google Ads.
Sau đó, bạn có thể phân nhóm các sản phẩm vào các danh mục hoặc thêm nhãn tùy chỉnh. Sau đó bạn có thể đặt giá thầu khác nhau cho từng nhóm. Hoặc đồng thời thiết lập ưu tiên hiển thị cho một số nhóm nếu cần thiết. Việc thêm nhãn tùy chỉnh không chỉ giúp mô tả các thuộc tính của nhóm sản phẩm. Mà nó còn có thể giúp bạn dễ dàng tối ưu hóa quảng cáo cho các chiến dịch sau này. Ví dụ, bạn có thể thêm vào các tag như “hàng bán chạy”, “hàng giảm giá”, “hàng tết”… để nhanh chóng lọc ra các nhóm sản phẩm phục vụ cho các chiến dịch quảng cáo khác nhau.
Tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu
Trên đây là những thông tin về việc tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu giúp các doanh nghiệp. Từ đây họ sẽ nhắm đúng đối tượng khách hàng, tiết kiệm chi phí. Từ đó có thể nâng cao hiệu quả quảng cáo Google Shopping. Trong phần sau: Xây dựng cấu trúc chiến dịch bền vững khi chạy quảng cáo Google Shopping. Adsplus sẽ đề cập những vấn đề xung quanh việc chạy quảng cáo trên Google Shopping.
Với mục tiêu đem đến cho khách hàng các dịch vụ quảng cáo tiết kiệm và hiệu quả. Adsplus tin rằng việc áp dụng dịch vụ quảng cáo Google Shopping sẽ giúp các doanh nghiệp thu hút lượng khách hàng đa dạng hơn. Cũng như nâng cao chất lượng và uy tín của thương hiệu. Bên cạnh đó công ty truyền thông Adsplus còn tổ chức các buổi hội thảo đồng thời cập nhật thông tin mới nhất liên tục trên Blog và Fanpage chính thức. Mời bạn đọc theo dõi các kỳ sau của chuyên đề về Google Shopping để hiểu rõ xu hướng quảng cáo mới này một cách toàn diện, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp bạn nhé.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Google. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Trong phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về nguồn cấp dữ liệu và tìm hiểu tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu. Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quảng cáo Google Shopping. Trong phần này, hãy cùng Adsplus tiếp tục khám phá thêm những bí quyết giúp tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu. Đây là nền tảng để chạy quảng cáo trên Google Shopping nhé.
Nâng cao hiệu quả quảng cáo Google Shopping mà vẫn có thể tiết kiệm chi phí quảng cáo
Việc chú ý đến phần tiêu đề sản phẩm và mô tả sản phẩm là rất quan trọng. Vì nó đóng vai trò chủ yếu trong quyết định click chuột của khách hàng.
Cụ thể hơn, trong ,mục tiêu đề sản phẩm các doanh nghiệp cần phải chú ý những chi tiết sau:
- Tên sản phẩm.
- Từ khóa chính.
- Tên thương hiệu, màu sắc, kích cỡ...
- Luôn đặt các thông tin quan trọng lên trước.
- Luôn nhớ độ dài giới hạn kí tự sản phẩm là 70.
Bên cạnh đó, trong phần mô tả sản phẩm thì các nguyên tắc sau cần được nắm rõ:
- Mô tả đúng và đủ.
- Nên chèn thêm từ khóa.
- Các thông tin quan trọng nên được đặt lên trước.
Xem thêm:
Chuyên đề 2 - Kì 2: Tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu - nâng hiệu quả Quảng cáo Google Shopping (Phần 1)
Trở lại vấn đề, mặc dù 2 yếu tố trên rất quan trọng trong việc thu hút khách hàng ngay cái nhìn đầu tiên. Tuy nhiên vẫn không đủ để ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.
Bên cạnh các yếu tố trên các doanh nghiệp còn phải xem xét kĩ các thông tin khác. Ví dụ như danh mục sản phẩm, loại sản phẩm cũng như hình ảnh và giá bán của sản phẩm. Việc này nhằm truyền đạt thông tin đến khách hàng một cách chính xác và đầy đủ nhất. Bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ về các chi tiết mà các doanh nghiệp cần phải lưu ý. Đặc biệt về việc tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu trước khi sử dụng dịch vụ quảng cáo Google Shopping.
DANH MỤC SẢN PHẨM
Google có 1 danh sách các danh mục khá đầy đủ. Danh mục này sẽ giúp bạn sắp xếp các sản phẩm quảng cáo Google Shopping vào các danh mục tương ứng. Đây cũng là cơ sở để Google xác định sản phẩm bạn đang bán là gì. Để từ đây nền tảng sẽ hiển thị quảng cáo cho các truy vấn phù hợp. Bạn không thể tạo ra 1 danh mục riêng mà phải lựa chọn 1 trong số các danh mục của Google. Nhằm nâng cao hiệu quả quảng cáo Google Shopping. Bạn cần phải tìm hiểu vềcách phân loại và lựa chọn danh mục sản phẩm cho chính xác.
Lựa chọn danh mục phù hợp nhất.
Mỗi sản phẩm bạn chỉ có thể lựa chọn 1 danh mục trong số 5.427 danh mục của Google Shopping. Vì thế hãy chọn danh mục chính xác nhất với sản phẩm của bạn. Ví dụ, bạn muốn chọn danh mục cho sản phẩm ốp lưng điện thoại. Thì thay vì chỉ chọn danh mục Điện máy thì bạn nên lựa chọn danh mục Điện máy> Thiết bị liên lạc> Điện thoại> Điện thoại di động và phụ kiện> Ốp lưng điện thoại. Danh mục mà bạn chọn càng chi tiết thì càng giúp Google định vị chính xác sản phẩm của bạn.
Lựa chọn danh mục sản phẩm Google cho hàng loạt sản phẩm
Trong trang quản trị ứng dụng Google Shopping. Bạn có thể tạo liên kết giữa danh mục sản phẩm có trên website với một danh mục sản phẩm của Google chỉ với 1 click chuột.
Để Product Type giúp bạn hoàn thiện
Thế còn nếu sản phẩm bạn kinh doanh không thể tìm ra 1 danh mục con nào phù hợp thì sao? Cố gắng chọn danh mục sản phẩm sát nhất có thể. Việc còn lại là để Google thu thập trong trường thông tin product_type của sản phẩm.
LOẠI SẢN PHẨM
Như đã nói ở trên, bạn lựa chọn danh mục sản phẩm càng sát. Thì lúc này Google càng có thể xác định chính xác sản phẩm của bạn là gì. Tuy nhiên, nếu gặp khó khăn trong việc lựa chọn danh mục sản phẩm. Thì lúc này loại sản phẩm trở thành trường thông tin vô cùng quan trọng. Mặc dù product_type là một trường thông tin tùy chọn. Nhưng bạn vẫn nên điền đầy đủ vào trường thông tin này giúp Google có thêm dữ liệu về sản phẩm. Đặc biệt là khi bạn không lựa chọn được danh mục chi tiết cho sản phẩm đó.
Sử dụng đường dẫn danh mục trên website
Nếu như không chọn được danh mục sản phẩm trong danh sách các danh mục sản phẩm của Google thì hãy điền vào trường thông tin này đường dẫn danh mục trên website của bạn. Ví dụ: Ô tô> Xe tải> Phụ kiện> Tay nắm cửa, như vậy Google sẽ hiểu sản phẩm đó là tay nắm cửa của ô tô tải.
Thêm mô tả nếu cần thiết
Tiếp tục với ví dụ trên, nếu như sản phẩm tay nắm cửa ô tô tải của bạn chỉ nằm trong danh mục Tay nắm cửa mà không có các danh mục cha trước đó, bạn có thể thêm vào các danh mục theo cấu trúc Ô tô> Xe tải> Phụ kiện> Tay nắm cửa để làm rõ hơn về sản phẩm.
HÌNH ẢNH SẢN PHẨM
Hình ảnh là một trong những yếu tố quan trọng nhất khiến người dùng click vào quảng cáo.
Hiển thị hình ảnh sản phẩm đầy đủ trong hình thu nhỏ: Nếu hình ảnh không thể hiện được đầy đủ sản phẩm thì khách hàng không thể thấy rõ sản phẩm mà bạn đang bán, vì thế mà tỷ lệ nhấp chuột cũng bị giảm đi.
Sử dụng ảnh nền trắng: Google yêu cầu sử dụng hình ảnh có nền trắng để chạy quảng cáo Google Shopping.
Hình ảnh không chứa văn bản, watermark hoặc chèn logo: Hình ảnh chèn text, watermark hoặc logo sẽ bị cấm chạy quảng cáo, trừ khi logo được in trực tiếp lên sản phẩm.
Hình ảnh có tính thuyết phục: Hình ảnh đẹp, đủ ánh sáng, kích thích khách hàng click vào mua hàng.
GIÁ BÁN
Mặc dù hình ảnh sản phẩm đẹp, ấn tượng sẽ giúp thu hút khách hàng nhưng giá bán mới là yếu tố khiến họ quyết định bấm vào quảng cáo hay không. Đặc biệt, nếu mặt hàng bạn kinh doanh có sự cạnh tranh khốc liệt về giá mà sản phẩm của bạn lại không có mức giá hợp lý thì quảng cáo Google Shopping cũng khó đạt hiệu quả, thậm chí còn có thể gây thiệt hại về chi phí.
Tuy nhiên, nếu sản phẩm của bạn độc đáo, chưa phổ biến trên thị trường hoặc có sự khác biệt rõ ràng so với đối thủ cạnh tranh thì giá bán lại không phải là vấn đề. Dù bạn bán với giá cao hơn những đơn vị cung cấp khác nhưng vẫn có thể thu hút được những click chuột phù hợp. Ví dụ, bạn kinh doanh một loại đèn xe độc dành cho ô tô, nhắm mục tiêu là các khách hàng chịu chơi và không quá quan tâm về giá.
Chỉ cần sản phẩm của bán đánh trúng nhu cầu thì việc bán hàng với giá cao hơn chẳng quá khó khăn
Trên đây là những thông tin về việc tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu. Từ đây có thể giúp các doanh nghiệp nhắm đúng đối tượng khách hàng, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả quảng cáo Google Shopping. Trong phần sau: Tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu - nâng hiệu quả quảng cáo Google Shopping (Phần 3). Adsplus sẽ bật mí thêm các bí quyết về tối ưu hóa dữ liệu nhằm tăng hiệu quả quảng cáo Google Shopping.
Với mục tiêu đem đến cho khách hàng các dịch vụ quảng cáo tiết kiệm và hiệu quả. Adsplus tin rằng việc áp dụng dịch vụ quảng cáo Google Shopping sẽ giúp các doanh nghiệp thu hút lượng khách hàng đa dạng hơn. Cũng như có thể nâng cao chất lượng và uy tín của thương hiệu. Bên cạnh đó công ty truyền thông Adsplus còn tổ chức các buổi hội thảo. Đồng thời Adsplus cũng cập nhật thông tin mới nhất liên tục trên Blog và Fanpage chính thức. Mời bạn đọc theo dõi các kỳ sau của chuyên đề về Google Shopping. Để từ đây có thể hiểu rõ xu hướng quảng cáo mới này một cách toàn diện. Từ đó đưa ra giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp bạn nhé.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Google. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Trong những năm gần đây Google Shopping đã không ngừng phát triển. Và nó đem lại nguồn lợi khổng lồ cho các doanh nghiệp trên thế giới. Trong đó tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu đóng vai quan trọng quyết định sự thành công của chiến dịch nâng cao hiệu quả quảng cáo Google Shopping.
NGUỒN CẤP DỮ LIỆU LÀ GÌ?
Nguồn cấp dữ liệu cho sản phẩm
Nguồn cấp dữ liệu là một tệp bao gồm danh sách sản phẩm sử dụng các nhóm thuộc tính giúp xác định mỗi một sản phẩm của bạn theo cách duy nhất. Các thuộc tính như condition [tình_trạng] và availability [tình_trạng_còn_hàng] có thể có các giá trị được chuẩn hóa hoặc được chấp nhận. Đối với các thuộc tính khác như id hoặc title [tiêu_đề], bạn có thể điền giá trị riêng của mình. Việc mô tả chính xác mặt hàng bằng cách sử dụng các thuộc tính bắt buộc. Và nó được đề xuất giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và tìm thấy mặt hàng của bạn hơn.
Nghiên cứu của Salsify cho thấy 88% khách hàng quan tâm đến thông tin của sản phẩm. Đây chính là một phần quan trọng tác động đến quyết định mua hàng của họ. Bên cạnh đó, nội dung còn giúp bạn có được vị trí hiển thị đẹp hơn bao giờ hết. Hãy cùng Adsplus.vn tìm hiểu về tầm quan trọng. Cũng như những bí quyết giúp tối ưu hóa tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu sản phẩm. Nhằm tăng hiệu quả quảng cáo Google Shopping.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TỐI ƯU HÓA NGUỒN CẤP DỮ LIỆU
Nguồn cấp dữ liệu (Feed) là nơi chứa thông tin sản phẩm theo định dạng mà Google có thể đọc và hiểu. Vì Google Shopping không phải là dịch vụ quảng cáo dựa trên từ khóa. Google sẽ tự động thu thập thông tin từ nguồn cấp dữ liệu. Và xác định xem những sản phẩm nào phù hợp với một truy vấn tìm kiếm cụ thể. Để có thể hiển thị những sản phẩm đó lên danh sách Google Shopping trên trang tìm kiếm một cách hiệu quả.
Điều này khá tương đồng với SEO. Vì thế tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu chính là yếu tố quan trọng giúp bộ máy tìm kiếm của Google. Nơi có thể đọc, hiểu thông tin và hiển thị sản phẩm của bạn cho những tìm kiếm liên quan.
Lợi ích của việc tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu:
- Giúp quảng cáo hiển thị với các truy vấn tìm kiếm phù hợp.
- Làm tăng tỷ lệ nhấp chuột lên đến 26%.
- Giúp quản lý hiệu quả hơn.
- Giảm 23% chi phí cho mỗi lần click chuột
Bên cạnh đó, tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu còn làm tăng điểm chất lượng và hiệu quả quảng cáo Google Shopping. Từ đó giúp giảm giá thầu mà quảng cáo của bạn vẫn có thứ hạng và lượt hiển thị tốt.
MỘT SỐ YẾU TỐ CẦN LƯU Ý KHI TỐI ƯU NGUỒN CẤP DỮ LIỆU.
1.Tiêu đề sản phẩm
Tiêu đề phải ngắn gọn mà vẫn đảm bảo có đầy đủ thông tin về sản phẩm. Thông tin cần có độ chính xác cao và đầy đủ chi tiết. Nó giúp Google có thể xác định sản phẩm mà bạn đang mô tả để hiển thị quảng cáo đến các truy vấn tìm kiếm tương ứng.
Tiêu đề sản phẩm được coi là yếu tố quan trọng nhất trong các trường thông tin của nguồn cấp dữ liệu. Giống như SEO tiêu đề sản phẩm trên nguồn cấp dữ liệu được ví như thẻ title trên website.
Dưới đây là một số cách để tối ưu hóa tiêu đề sản phẩm chạy quảng cáo Google Shopping hiệu quả nhất:
Chứa từ khóa chính
Hãy thêm vào tiêu đề sản phẩm các từ khóa mà bạn muốn người dùng gõ vào trên trang tìm kiếm khi hiển thị quảng cáo Google Shopping.
Có tên sản phẩm
Đây là thông tin cần phải có trong tiêu đề. Nếu sản phẩm có nhiều tên gọi khác nhau thì bạn nên sử dụng cái tên phổ biến nhất.
Có tên thương hiệu, màu sắc, giới tính, kích cỡ
Như đã nói trong các phần trước, từ khóa tìm kiếm càng dài và chi tiết. Thì càng chứng tỏ người dùng có nhu cầu mua sắm thực sự đối với sản phẩm đó. Ví dụ một người search “áo phông nam adidas climate xanh” sẽ có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn người chỉ gõ vào ô tìm kiếm “áo phông”. Vì vậy, hãy thêm vào tiêu đề các thông tin như thương hiệu, màu sắc, giới tính, kích cỡ… để quảng cáo của bạn hiển thị cho các từ khóa tìm kiếm chi tiết.
Sắp xếp các thông tin quan trọng ở trước
Những thông tin quan trọng nên được ưu tiên đứng đầu tiên trong tiêu đề. Ví dụ bạn kinh doanh các sản phẩm in ấn. Thì tiêu đề sản phẩm nên để là “Catalog size A5, giấy cán bóng, khổ dọc”. Thay vì “Size A5 catalog, khổ dọc, giấy cán bóng”.
Luôn nhớ giới hạn độ dài tiêu đề sản phẩm là 70 ký tự
Tiêu đề sản phẩm nên càng chi tiết càng tốt. Nhưng vẫn phải đảm bảo trong độ dài cho phép để quảng cáo hiển thị tối ưu trên Google Shopping. Mặc dù Google cho phép tải lên sản phẩm có tiêu đề tối đa là 150 ký tự. Tuy nhiên trong danh sách quảng cáo hiển thị trên trang tìm kiếm. Tiêu đề sản phẩm chỉ hiển thị được tối đa 70 ký tự.
2. Mô tả sản phẩm.
Phần mô tả sản phẩm trên Google Shopping.
Mặc dù phần mô tả sản phẩm không đặc biệt quan trọng như tiêu đề. Nhưng cũng góp một phần không hề nhỏ trong nguồn cấp dữ liệu. Và là cơ sở để Google thu thập thông tin và xác định những từ khóa nào sẽ phù hợp để hiển thị quảng cáo của bạn trên trang tìm kiếm của người dùng.
Theo bạn những yếu tố nào là cần thiết trong việc tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu?
Mô tả đúng và đủ
Phần mô tả sản phẩm không nhất thiết phải quá dài. Nhiệm vụ của nó là cung cấp đến người dùng những thông tin cần và đủ để mua hàng. Vì vậy hãy viết mô tả sản phẩm chính xác và rõ ràng.
Thêm từ khóa
Nếu như tiêu đề sản phẩm chỉ nên đặt 1 từ khóa chính. Thì phần mô tả sản phẩm chính là “đất” để bạn đưa vào các từ khóa liên quan. Các từ khóa có trong mô tả sản phẩm cũng là thông tin để Google xác định những từ khóa để hiển thị quảng cáo.
Sắp xếp các thông tin quan trọng lên trước
Cũng giống như tiêu đề. Mô tả sản phẩm cần đưa ngay các thông tin quan trọng và cần thiết lên đầu. Để người dùng có thể nhanh chóng hiểu về sản phẩm. Đừng để khách hàng phải đọc cả 1 đoạn dài miêu tả “hoa lá cành”. Rồi phải tìm mỏi mắt mới thấy những thông tin cần thiết về thứ mình cần mua.
Những lợi ích quảng cáo mà dịch vụ Google Shopping mang lại cho các doanh nghiệp là không thể phủ nhận. Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng nên có lựa chọn các thông tin phù hợp trong nguồn cấp dữ liệu để mang lại hiệu quả cao với chi phí thấp nhất.
Nắm bắt xu hướng một cách nhanh chóng, bên cạnh hỗ trợ dịch vụ quảng cáo Google Ads, Adsplus còn cập nhật và phát triển thêm dịch vụ quảng cáo Google Shopping nhằm gia tăng mức độ phổ biến và lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó công ty truyền thông Adsplus còn tổ chức các buổi hội thảo đồng thời cập nhật thông tin mới nhất liên tục trên Blog và Fanpage chính thức. Mời bạn đọc theo dõi các kỳ sau của chuyên đề về Google Shopping để hiểu rõ xu hướng quảng cáo mới này một cách toàn diện, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp bạn nhé.
Kì 1 - chuyên đề 2: Đặt giá thầu quảng cáo Google Shopping cho lợi nhuận “ngất ngưỡng” (Phần 1)
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Google. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Landing Page đang ngày càng được sử dụng phổ biến trong hoạt động quảng cáo trên internet. Những Landing Page hiện đại thuộc top dẫn đầu trong năm qua đã có những cập nhật mới. Landing Page của bạn đã cập nhật và sẵn sàng cho mục tiêu chuyển đổi khách hàng hay chưa?
Bộ tài liệu tổng hợp những yêu cầu thiết yếu của một Landing Page hiện đại
Landing cũng như một website bán hàng có nhiệm vụ dẫn khách hàng đến hành động mục tiêu. Trong landing page, call-to-action luôn hiện diện trong tầm mắt người xem để đạt hiệu quả chức năng tốt. Cùng tìm hiểu cấu trúc landing page.
Landing page là gì?
Landing page là một trang trên website có chức năng dẫn người xem đến một hành động nhất định. Thường thấy nhất là landing page thường dẫn những người trong danh sách đăng ký nhận email tới những trang có nội dung là những ưu đãi đặc biệt như tặng hàng miễn phí, tải phần mềm/ebook miễn phí,….
Landing page hoạt động bằng phương thức loại trừ. Landing page loại bỏ những đối tượng không cần thiết (như đường dẫn điều hướng, thanh công cụ, footer,…) và tập trung hoàn toàn vào hành động đã có chủ ý trước.
Landing Page là 1 ví dụ điển hình, nó khá quan trọng nhưng nhiều người lại chưa biết đến hoặc đã biết nhưng lại không áp dụng vào kinh doanh, bán hàng để có 1 kết quả tốt hơn.
Các hành vi ở đây thường sẽ là :
- Mua hàng/sử dụng dịch vụ.
- Điền form để được tư vấn, nhận quà tặng
- Đăng ký tài khoản
- Download ứng dụng,
- Đăng ký sự kiện
….Một số trường hợp đặc thù phù hợp với mục đích marketing của từng sản phẩm/dịch vụ cụ thể.
Những thành phần chính của landing page
Tiêu đề. Lợi ích cụ thể lớn nhất là người xem sẽ nhận nếu họ thực hiện hành động? Đưa ra câu hỏi nếu có thể áp dụng được, sau đó trả lời câu hỏi trong nội dung bên dưới.
Bạn muốn sở hữu cặp kính miễn phí?
Nội dung. Giải thích những giá trị rõ ràng, đơn giản, trung thực, giữ cho nội dung tập trung vào người đọc.
Bằng chứng. Đưa ra những lời nhận xét của những người đã nhận những ưu đãi từ việc đăng ký e-mail. Những chứng nhận, đánh giá, những tình huống nhỏ, những câu chuyện và số liệu, và thậm chí là đăng lên Twitter.
Hình ảnh: Hình ảnh, đồ thị, hình chụp sản phẩm nào hấp dẫn hay giải thích được nhiều nhất? Đừng sử dụng những hình ảnh xấu xí.
Hành động: Sử dụng mẫu đăng ký nổi bật gây ấn tượng với người xem. Đảm bảo rằng mẫu đăng ký sử dụng ít trường (field) nhất có thể. Cần có địa chỉ email, tên thì không bắt buộc.
Để hỗ trợ doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn về những yêu cầu thiết yếu của một Landing Page hiện đại, Adsplus.vn xin gửi đến các bạn Bộ tài liệu tổng hợp những yêu cầu thiết yếu của một Landing Page hiện đại. Được biên soạn độc quyền bởi Adsplus.vn
Khám phá trọn bộ từ A tới Z của bộ tài liệu tại đây:
THAM GIA CÙNG ADSPLUS.VN ĐỂ CÓ THÊM NHIỀU KIẾN THỨC VÀ THÔNG TIN BỔ ÍCH NHÉ!
Fanpage: https://www.facebook.com/AdsplusVietnam/?ref=br_rs
Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/adsplus.vn/
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Để giúp bạn tối ưu được chiến dịch quảng cáo Google Ads của mình được tốt hơn. Dưới đây Adsplus.vn xin đưa ra 6 sai lầm phổ biến mà các nhà quảng cáo mới thường gặp phải và cách cải thiện.
1. Tìm đến những dịch vụ quảng cáo Google giá rẻ
Một số doanh nghiệp hay tìm đến các công ty dịch vụ quảng cáo Google Ads có bảng giá rẻ nhất. Nhưng sau một thời gian làm việc thì hầu hết các doanh nghiệp thường gặp phải:
- Quảng cáo của doanh nghiệp trên Google không đem lại hiệu quả kinh doanh. Tỉ lệ chuyển đổi ra đơn hàng thấp.
- Bắt đầu cho rằng mình đã bị mất tiền oan uổng và có thể bỏ giữa chừng.
Do vậy, hãy tìm đến một chuyên gia Google Ads hoặc một đại lý có uy tín trong ngành. Đây là những người có thể giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất quảng cáo cũng như nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.
2. Giá thầu cao nhất không có nghĩa là hiển thị đầu tiên
Trong quảng cáo Google Ads, khi mức giá bạn trả càng cao thì quảng cáo càng được ưu tiên. Tuy nhiên ưu tiên không có nghĩa là đầu tiên. Việc quảng cáo của bạn xuất hiện ở đâu còn phụ thuộc vào điểm chất lượng của quảng cáo.
Công thức xác định vị trí quảng cáo của Google là:
Adrank = Giá thầu tối đa (MaxCPC) x Điểm chất lượng.
3. Xây dựng từ khóa bừa bãi
Số lượng từ khóa nhiều khiến doanh nghiệp lầm tưởng rằng chiến dịch quảng cáo của mình có quy mô lớn. Và điều này sẽ giúp gia tăng lượt truy cập vào website. Nhưng sự thật là chỉ 12% các từ khóa trong một tài khoản được chuyển đổi. Nghĩa là:
- 9/10 từ khóa được xây dựng là vô dụng. Chúng thậm chí không mang đến doanh thu hay bất cứ chuyển đổi nào cho doanh nghiệp.
- Không làm gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu.
- Số lượng từ khóa không tỷ lệ thuận với khả năng chuyển đổi thành các giao dịch, lượng truy cập…
- Sai lầm của các công ty là đầu tư vào việc tìm kiếm mà không hướng đến khả năng chuyển đổi, không tập trung vào những từ khóa chính.
4. Không biết cách giữ chân khách hàng
Doanh nghiệp không thể có chiến dịch hiệu quảng cáo hiệu quả nếu “landing page” (trang đích tập trung vào nội dung cụ thể) không được tối ưu hóa. Thế nhưng, hơn 50% tài khoản Google Ads chỉ hướng khách hàng truy cập vào trang chủ. Bên cạnh đó không đến 15% người dùng đi tiếp đến “landing page”.
Để cải thiện 'landing page', thương hiệu cần:
- Tăng cường tính nhất quán của thông điệp.
- Làm cho khách hàng hiểu mục đích và mong muốn của doanh nghiệp thông qua quảng cáo.
- Họ sẽ nhận được gì khi truy cập vào 'landing page'.
- Nội dung quảng cáo và từ khóa phải có sự gắn kết chặt chẽ.
Để tìm được cách tiếp cận khách hàng tốt nhất, doanh nghiệp cần chạy thử nghiệm nhiều chiến dịch. Sau đó, doanh nghiệp buộc phải ghi nhận phản ứng của khách hàng để điều chỉnh. Nếu không khách hàng sẽ cảm thấy thất vọng và rời khỏi website.
5. Quản lý kém
Bên cạnh xây dựng chiến dịch quảng cáo kém hiệu quả dẫn đến các thất bại. Các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến nguyên nhân sâu xa là do doanh nghiệp thiếu năng lực quản lý, không theo dõi sát các chiến dịch.
Để khắc phục tình trạng này doanh nghiệp cần:
- Đầu tư thêm thời gian để tìm những từ khóa chính xác cho Từ khóa phủ định
- Cải thiện nội dung quảng cáo bằng cách chạy nhiều thử nghiệm. Để từ đây, doanh nghiệp có thể tìm ra cách tiếp cận khách hàng hấp dẫn nhất.
- Tăng cường kiểm tra, theo dõi, phân tích dữ liệu khi nhận thấy chiến dịch quảng cáo không hiệu quả
Bí mật thành công của quảng cáo là thời gian. Nếu chạy một chiến dịch mới, DN cần kiểm tra 3 lần/ngày. Chủ tài khoản quảng cáo cần theo dõi, tinh chỉnh, chăm sóc chúng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
6. Không phân chia vùng địa lý
Nếu bạn muốn tối ưu chiến dịch quảng cáo Google Ads thì đừng bỏ qua việc phân vùng địa lý. Hãy nhắm tới khách hàng mục tiêu ở những vùng địa lí thuận lợi đối với doanh nghiệp của bạn.
Trên đây là những lầm tưởng phổ biến nhất của các doanh nghiệp về quảng cáo Google Ads. Hi vọng bài viết của Adsplus.vn trên đây mang lại thông tin hữu ích cho các bạn. Chúc các bạn có những chiến dịch quảng cáo Google thành công.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Google. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Chiến dịch “Mạng tìm kiếm có lựa chọn hiển thị” sẽ hiển thị quảng cáo sản phẩm của bạn tối ưu hơn chiến dịch "Chỉ mạng tìm kiếm" bao gồm cả tìm kiếm Google và mạng hiển thị của Google.
Chiến dịch “Mạng tìm kiếm có lựa chọn hiển thị” giúp tối ưu mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng thông qua hàng vi tìm kiếm trên Google hoặc truy cập vào website Mạng hiển thị của Google. Hiểu rõ hơn cách hoạt động chiến dịch trên Mạng tìm kiếm có lựa chọn hiển thị để tối ưu hóa quảng cáo sản phẩm/ dịch vụ của bạn.
Cách hoạt động chiến dịch trên Mạng tìm kiếm có lựa chọn hiển thị
Cách quản lý chiến dịch "Mạng tìm kiếm có lựa chọn hiển thị" giống như trên chiến dịch "Chỉ mạng tìm kiếm". Đều bao gồm: đặt ngân sách quảng cáo, lựa chọn từ khóa thích hợp, tạo quảng cáo và đặt giá thầu.
Những quảng cáo của bạn có thể xuất hiện khi người dùng có hành vi tìm kiếm trên Google Tìm kiếm và các trang web của đối tác khi sử dụng những cụm từ khóa trùng với từ khóa của bạn. Và chúng cũng có thể xuất hiện trên các trang thích hợp trên Mạng hiển thị của Google.
Bên cạnh đó, quảng cáo của bạn được hiển thị có chọn lọc trên Mạng hiển thị và việc đặt gía thầu diễn ra tự động hóa, giúp bạn có thể tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng, quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ mà bạn đang quảng cáo.
Tóm lại, quảng cáo của bạn sẽ hiển thị phần lớn trên Mạng tìm kiếm và có hiển thị trên Mạng hiển thị nếu như bạn còn ngân sách vào cuối ngày.
Xác định đúng đối tượng
Đối với chiến dịch trên Mạng tìm kiếm có lựa chọn hiển thị giúp bạn mở rộng phạm vi tiếp cận mà không cần phải cài đặt thêm. Từ đó bạn có thể tìm đúng đối tượng ở đúng nơi và đúng thời điểm.
Mở rộng khách hàng tiềm năng: Lựa chọn tham gia Mạng hiển thị. Quảng cáo của bạn có thể xuất hiện trên tập hợp bao gồm hơn 2 triệu website, video và ứng dụng.
Tiếp cận khách hàng tiềm năng sớm hơn trong quá trình mua hàng: Đối với lựa chọn hiển thị. Quảng cáo của bạn có thể tiếp cận khách hàng khi họ duyệt qua. Hoặc nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ tương tự trên các website khác nhau.
Hoạt độnng chiến lược chỉ với ít thao tác: Khi lựa chọn hiển thị hoàn toàn tự động. Quảng cáo của bạn sẽ được tối ưu hóa. Nhằm mục tiêu đối tượng trên Mạng hiển thị mà không cần cài đặt, thiết lập thêm.
Chú ý:
Trong quá trình chạy quảng cáo trên Mạng tìm kiếm. Bạn lựa chọn tham gia Mạng hiển thị, bạn sẽ thấy số chuyển đổi tăng (trung bình là 15%). Do đó, lượng chi tiêu ngân sách hàng ngày sẽ tăng theo (trung bình 15%). Trung bình với giá mỗi chuyển đổi trên Mạng hiển thị tương tự với giá mỗi chuyển đổi trên Mạng tìm kiếm.
Hướng dẫn tạo chiến dịch trên Mạng tìm kiếm có lựa chọn hiển thị
Bước 1: Đăng nhập tài khoản Google AdWords của bạn
Bước 2: Trong menu trang ở bên trái, lựa chọn “Tất cả chiến dịch”, chọn mục con “Chiến dịch”
Bước 3: Nhấp vào nút “+”, sau đó lựa chọn “Chiến dịch mới”, chọn loại chiến dịch trên “Mạng tìm kiếm”
Bước 4: Chọn một hoặc nhiều mục tiêu cho các chiến dịch của bạn. Hoặc bạn có thể bỏ chọn “ Sử dụng mục tiêu” để tiếp tục mà không cần điền mục tiêu. Sau đó nhấn “Tiếp tục”
Bước 5: Trong phần lựa chọn “Mạng”, lựa chọn “Mạng hiển thị”
Bước 6: Hoàn thành cài đặt chiến dịch còn lại của bạn.
Bước 7: Sau khi đã cài đặt xong chiến dịch, nhấp chuột “ Lưu và tiếp tục”
Mách bạn cách nâng cấp chiến dịch trên mạng hiển thị
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google AdWords của bạn
Bước 2: Trong thanh menu ở bên trái, nhấp chuột vào “Cài đặt”
Bước 3: Lựa chọn chiến dịch Tìm kiếm bạn muốn nâng cấp
Bước 4: Nhấp chuột để mở rộng phần “Mạng”
Bước 5: Lựa chọn “Mạng hiển thị”
Bước 6: Nhấp chuột vào “Lưu”
Chọn đúng loại chiến dịch phù hợp với sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp. Giúp bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí, mang lại được hiểu quả tốt nhất. Qua bài viết này, bạn đã biết được những điểm vượt trội của Mạng tìm kiếm có lựa chọn hiển thị. Hy vọng bạn có thể chọn lựa cho sản phẩm mình loại chiến dịch phù hợp. Bạn có thể liên hệ Adsplus.vn để được hỗ trợ trong chiến dịch quảng cáo.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Google. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Mất hàng trăm triệu để chạy quảng cáo Google Adwords nhưng vẫn không đem lại hiệu quả đáng kể, doanh thu "lẹt đẹt", khách hàng thì không thấy đâu. Vậy bí quyết chạy google adwords hiệu quả trong năm 2018 là gì? Hãy để Adsplus bật mí cho bạn biết nhé!
Tiết lộ 7 bí quyết chạy google adwords 2018 cực hiệu quả
Việc chạy quảng cáo Google AdWords hiện nay là một trong những cách đem lại hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Google Ads sẽ giúp bạn tiệp cận được một lượng lớn khách hàng tiềm năng mỗi ngày. Tuy nhiên bạn cũng cần biết rằng, có rất nhiều cài đặt và tùy chọn nhắm mục tiêu để phục vụ cho nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Nếu bạn chưa nắm rõ về những cài đặt và tùy chọn này. Bạn có thể khiến cho chiến dịch quảng cáo của bạn thêm khó hiểu và không đạt được hiệu quả như mong muốn. Đừng để doanh nghiệp của bạn phải trả chi phí một cách vô ích. Do đó, hãy áp dụng những bí quyết chạy Google Adwords cực hay trong năm 2018 này.
Bí quyết số 1: Cấu trúc tài khoản hoàn hảo
Một tài khoản AdWords có cấu trúc hoàn hảo nghĩa là nó có sự liên quan chặt chẽ và mật thiết với nhau. Tôi đã nhìn thấy Giá tiền cho mỗi chuyển đổi (CPA) giảm đến hơn 60% chỉ bằng một việc vô cùng đơn giản là hãy làm cho chúng thật sự liên quan. Bao gồm: từ khóa, trang đích, mẫu quảng cáo và nhóm quảng cáo.
Khi bạn làm tốt điều này, Google AdWords sẽ hạ giá cho một nhấp chuột xuống. Thay vì tốn 10.000 cho một nhấp chuột. Bây giờ bạn chỉ tốn có 4.000 thôi, bạn có thật sự quan tâm vấn đề này hay không? Chính vì vậy, việc sở hữu một tài khoản Adwords sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Nếu bạn đã biết cách tạo tài khoản Adwords rồi thì rất tốt. Còn nếu chưa bạn có thể liên hệ đến một công ty chạy quảng cáo Google Adwords chuyên nghiệp. Để từ đây bạn sẽ được hướng dẫn và sở hữu ngay một tài khoản Google Adword trong tíc tắc.
Bí quyết số 2: Sử dụng Mạng tìm kiếm của Google AdWords
Mạng Tìm kiếm của Google AdWords là bước đột phá tuyệt vời. Đặc biệt khi bạn cần nhắm đến những khách hàng tiềm năng nhất cho các sản phẩm và dịch vụ của bạn. Vì vậy, không nghi ngờ gì, chiến dịch quảng cáo trên Mạng tìm kiếm chắc chắn là một “cổng vàng” của các cuộc gọi từ khách hàng. Không giống như chiến dịch trên Mạng hiển thị, nó làm ngắt quãng sự tiếp cận của bạn khi khách hàng xem báo, xem phim.
Số lượng khách hàng tiềm năng trên Mạng tìm kiếm đã thực hiện hành động tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề của họ. Đây thực sự là một yếu tố quan trọng, mang tính quyết định. Đặc biệt khi khách hàng đang có nhu cầu và chúng ta cung cấp giải pháp phù hợp với họ. Số lượng khách hàng này đến rất gần với kênh quảng cáo của bạn. Bạn có thể dễ dàng chuyển đổi từ một người đang xem website của bạn trở thành một khách hàng thân thiết là rất cao. Mạng Tìm kiếm của Google AdWords cũng mang lại cho bạn nhiều ý tưởng tốt về từ khóa theo từng ngữ cảnh có thể được chuyển sang Mạng hiển thị.
Bí quyết số 3: Ngân sách và CPC hãy thật thấp khi bắt đầu chiến dịch
Khi khởi tạo và tung ra các chiến dịch AdWords mới, thật khó để xác định lưu lượng truy cập của khách hàng mà quảng cáo của bạn nhận được. Quan trọng là bạn cũng sẽ không kiểm soát được tốc độ chi tiêu ngân sách của mình. Bạn muốn xài vài chục triệu đồng trong vài giờ hoặc vài ngày đầu tiên mà không có nhiều chuyển đổi hoặc cuộc gọi đến từ quảng cáo của bạn hay sao? Tôi đã nhìn thấy điều này xảy ra!
Để tránh điều này, tôi khuyên bạn nên đặt ngân sách hàng ngày của mình xuống còn một nửa. Đôi khi lời khuyên sẽ là giảm đến một phần tư ngân sách hàng ngày thực tế mà bạn đang sử dụng. Đặc biệt khi bạn là người mới sử dụng nền tảng Google AdWords. Điều này sẽ cho phép bạn dễ dàng theo dõi chiến dịch song song với việc giám sát lưu lượng truy cập thực tế. Đối với các chiến dịch mà bạn chọn đặt giá thầu CPC thủ công. Tôi cũng khuyên bạn nên bắt đầu với CPC thấp hơn khoảng một nửa. Sau đó bạn có thể tăng giá thầu dần qua mỗi ngày.
Xem thêm:
- Google Ads sẽ hiển thị lịch sử quảng cáo đến từ các tên thương hiệu
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trên Google Ads đơn giản qua 3 cách
Bí quyết số 4: Nội dung quảng cáo và chất lượng hình ảnh banner cực kỷ quan trọng
Nội dung quảng cáo (Mẫu quảng cáo) là phần quan trọng nhất của chiến dịch tìm kiếm trong Google AdWords của bạn. Nó có thu hút được các khách hàng tiềm năng? Hoặc đẩy lùi những người không có khả năng chi trả số tiền cho dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn?
Nên ghi nhớ, “Content is King”. Tôi khuyên bạn nên chia tách và thử nghiệm hai mẫu quảng cáo có nội dung khác nhau rõ rệt. Khách hàng mục tiêu của bạn sẽ luôn đáp ứng với một trong hai ý tưởng đó. Tôi nghĩ bạn nên theo dõi kết quả song song với số lượng cuộc gọi hoặc đơn hàng tương ứng theo mẫu quảng cáo. Sau đó có thể sử dụng mẫu quảng cáo nào mang lại kết quả tốt hơn trong suốt thời gian chiến dịch của bạn đang chạy. Tiếp theo bạn có thể nhân bản nó ra để dùng cho các chiến dịch tương tự.
Đối với quảng cáo chạy trên mạng hiển thị GDN. Lúc này hình ảnh quan trọng tương đương như mẫu quảng cáo văn bản. Hình ảnh bạn chọn cho quảng cáo của bạn cần thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Hãy thêm vào các từ kêu gọi hành động, khiến họ muốn nhấp vào quảng cáo của bạn. Cũng như quảng cáo tìm kiếm, bạn nên thử nhiều dạng hình ảnh banner để theo dõi khách hàng của bạn đang thích thú với phong cách thiết kế ra sao. Không thể biết hình ảnh nào sẽ hoạt động tốt hơn mà không cần thử nghiệm.
Bí quyết số 5: Kiểm tra và theo dõi báo cáo chi tiết
Trong hầu hết các trường hợp khi khởi chạy chiến dịch quảng cáo. CPA ban đầu luôn luôn sẽ cao hơn CPA mong muốn của bạn. Bạn hãy kiểm tra các từ khoá, mẫu quảng cáo, mục tiêu khách hàng và chiến lược giá thầu liên tục. Điều này giúp bạn tìm ra lựa chọn tốt nhất để đáp ứng các mục tiêu CPA của mình. Để Google theo dõi đúng chuyển đổi, các thẻ chuyển đổi AdWords phải được đặt đúng trên các trang cảm ơn. Đây là nơi mà khách hàng tiềm năng của bạn điền vào. Đặc biệt sau khi thực hiện hành động chuyển đổi mong muốn trên trang web của bạn.
Trình quản lý thẻ của Google (Google Tag Manager) là một cách tuyệt vời để giúp quản lý các thẻ theo dõi chuyển đổi. Giao diện người dùng thân thiện của Google Tag Manager giúp bạn theo dõi các thẻ của Google. Bên cạnh đó bạn cũng có thể theo dõi và thử nghiệm các thẻ của một bên thứ ba.
Google Tag Manager bao gồm ba phần:
- Thẻ chính được thêm vào mỗi trang bạn muốn thu thập thông tin.
- Các trình kích hoạt xác định khi nào thẻ được thực hiện.
- Các biến được sử dụng để nhận và lưu trữ thông tin được sử dụng bởi các thẻ và trình kích hoạt.
Bạn cũng có thể theo dõi chuyển đổi cho các chiến dịch không trên web. Nó bao gồm các chiến dịch ứng dụng, điện thoại và ngoại tuyến
Tiết lộ 7 bí quyết chạy google adwords 2018 cực hiệu quả
Bí quyết số 6: Thiết lập chiến dịch theo từng loại thiết bị
Với số lượng người dùng sử dụng điện thoại di động đang ngày càng gia tăng kinh khủng. Theo khảo sát, có đến 82% người dùng có hoạt động tốt hơn thì phần lớn truy cập AdWords của bạn từ các thiết bị di động. Tôi khuyên bạn nên phân loại các chiến dịch theo loại thiết bị. Sắp xếp chiến dịch theo loại thiết bị cho phép bạn xử lý lưu lượng truy cập máy tính để bàn độc lập với lưu lượng truy cập trên thiết bị di động. Google AdWords cho phép bạn đặt giá thầu riêng. Hãy tạo các chiến dịch khác nhau và theo dõi kết quả theo thiết bị. Đảm bảo bạn sẽ hoàn toàn kiểm soát được ROI của chiến dịch trên bất kỳ một thiết bị nào.
Bí quyết 7: Thiết lập danh sách từ khóa Phủ định trên mạng tìm kiếm
Loại đối sánh từ khoá trên mạng tìm kiếm càng ít hạn chế, thì càng có nhiều khả năng quảng cáo của bạn sẽ được kích hoạt. Bởi các cụm từ tìm kiếm không liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của bạn. Bạn nên đảm bảo rằng bạn không mất tiền cho nhấp chuột từ các tìm kiếm không liên quan trong các chiến dịch của bạn. Tab “Cụm từ tìm kiếm” là một công cụ tuyệt vời cho bạn. Công cụ này sẽ giúp bạn loại bỏ các từ khoá không mong muốn này khỏi các chiến dịch của bạn. Bạn có thể thêm các cụm từ này dưới dạng từ khóa phủ định để ngăn quảng cáo của bạn hiển thị trong tương lai. Đặc biệt khi các cụm từ này được sử dụng trong tìm kiếm.
Trong AdWords, bạn có thể thiết lập từ khoá phủ định ở cấp nhóm quảng cáo hoặc cấp độ chiến dịch. Đặt một danh sách từ khoá phủ định chính ở cấp độ chiến dịch. Lúc này nó sẽ bao gồm tất cả các nhóm quảng cáo của bạn bên trong mỗi chiến dịch. Để thiết lập danh sách từ khóa phủ định của bạn. Bạn hãy nhấp vào tab “từ khóa” bên trong một chiến dịch cụ thể và chuyển thành "từ khóa phủ định".
Xem thêm:
Để thêm từ khoá ở cấp nhóm quảng cáo hoặc cấp chiến dịch. Bạn nhấp vào nút “từ khóa” màu đỏ tương ứng. Hãy nhớ rằng từ khoá phủ định cũng có thể sử dụng các loại đối sánh như từ khóa tìm kiếm. Đó là đối sánh mở rộng, đối sánh cụm từ và đối sánh chính xác. Hãy kiểm soát lưu lượng truy cập kích hoạt quảng cáo của bạn bằng từ khóa phủ định nhé.
Trên đây là những bí quyết chạy quảng cáo Google Adwords cực hiệu quả trong năm nay. Tuy nhiên, nếu bạn đã thử mà vẫn không đạt thành công. Bạn hãy liên hệ với Adsplus.vn ngay lập tức để nhận được tư vấn tận tình và hỗ trợ chu đáo chạy quảng cáo Google Adwords hiệu quả, chuyên nghiệp, giúp cải thiện doanh thu nhanh chóng, thu hút khách hàng tiềm năng trong tíc tắc.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Google. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Kháng cáo DCMA thành công, bạn có thể khôi phục lại nội dung của bạn về vị trí cũ trên Google tìm kiếm, đòi lại sự công bằng, phơi bày sự thật ra trước ánh sáng.
Phải làm gì khi nội dung bạn tự nghĩ ra, thực hiện từ đầu tới cuối lại bị một kẻ xấu copy, đăng ký bản quyền trên DCMA xong lại quay lại report bạn. Công sức của bạn bị "đổ sông đổ bể", phải gỡ bài, mất hết domain gây ảnh hưởng xấu tới thương hiệu? Nếu rơi phải tình huống như vậy, bạn nên kháng cáo DCMA để đòi lại sự công bằng. Dưới đây là bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về DCMA và cách kháng cáo DCMA như thế nào nhé!
Kháng Cáo DCMA Như Thế Nào Và Nếu Website Vi Phạm Cũng Được Bảo Hộ Bởi DMCA Thì Sao
Kháng cáo DMCA được viết tắt từ Digital Millennium Copyright Act, tạm hiểu là luật bảo vệ bản quyền tác giả. Luật này ra đời nhằm bảo vệ bản quyền của những sản phẩm công nghệ trên mạng và ghép tội những hành vi xâm phạm bản quyền như crack (bẻ khóa), cung cấp, kinh doanh sản phẩm công nghệ trái phép.
DMCA bảo vệ những nội dung gì của bạn?
DMCA sẽ bảo vệ bản quyền những nội dung của bạn gồm có:
+ Hình ảnh của bạn, hoặc bạn chụp.
+ Video của bạn hoặc do bạn tự làm.
+ Đồ họa do bạn thiết kế.
+ Văn bản của bạn.
+ Ứng dụng mà bạn thiết kế.
+ Các chương trình mà bạn viết.
+ Hồ sơ của cá nhân bạn hoặc công ty.
Report DMCA xấu :
Trang web của bạn viết nội dung hoàn toàn nguyên bản. Bạn là người mở đàu cho tới kết thúc. Nhưng lại có một ai đó đã copy toàn bộ bài viết của bạn và đăng ký bản quyền DMCA trước cả bạn. Sau đó hắn đã report bạn với DMCA và kết quả là trang web của bạn bị phạt do đi copy nội dung của người khác. Toàn bộ link bài viết thậm chỉ cả domain của bạn bị gỡ khỏi các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo .. Đây thật sự là một thảm họa với doanh nghiệp của bạn.
Thông thường bạn có thể kháng cáo nhưng tiến trình kháng cáo nếu thành công cũng mất 2~4 tuần. Và thời gian đó đủ để lấy đi của bạn rất nhiều khách hàng và lợi nhuận. Do đó hãy tìm hiểu về DMCA và đăng ký ngay DMCA cho website của mình nhé
Yêu cầu khi chuẩn bị kháng cáo. Để kháng cáo DMCA thành công. Các bạn phải chắc chắn rằng mình có đăng ký và cài đặt DMCA lên website. Nếu bạn chưa đăng ký DMCA thì tỷ lệ kháng cáo thành công rất thấp. Tuy nhiên cũng đáng để thử nếu bạn không còn cách nào khác.
Kháng cáo DMCA trên Google
Các bạn có thể sử dụng form kháng cáo DMCA của google sau khi bị report bằng cách:
Bước 1: Truy cập vào form kháng cáo DCMA: https://support.google.com/legal/contact/lr_counternotice?product=blogger
Bước 2: Điền vào Form. Điền URL cần khôi phục và mô tả tại sao bạn có bản quyền về nội dung này như hình dưới.
Nhớ viết chi tiết nhất có thể về bản quyền của bạn như: tại sao bạn có nó?, bạn viết nó khi nào? các trang đã dẫn lại nội dung của bạn và có ghi nguồn? các trang tương tự của bạn về nội dung này (topic diễn đàn đăng lại tin này) …
Sau khi gửi kháng cáo DMCA, Trong khoảng 1~2 tuần bạn sẽ nhận được thông báo qua Mail về kết quả của việc Kháng cáo có thành công hay không. Nếu Thành công thì sau 1 tuần nội dung của bán sẽ trở lại vị trí cũ trên Google tìm kiếm.
Kháng cáo DMCA trên Lumen Database
Khi bạn bị đối thủ Report DMCA. Trong Mail của Google Console bạn sẽ nhận được một email thông báo về việc này.
Các bạn click vào nút thông báo phản đối DMCA sẽ được dẫn đến trang tạo thông báo phản đối.
Vậy nếu website vi phạm cũng được bảo hộ bởi DMCA thì sao?
Nếu trang web đó cũng thuộc phạm vi bảo hộ của DMCA, thì việc liên hệ và xác minh lại vô cùng đơn giản. Đừng lo gì nếu nội dung thuộc bản quyền của bạn, chắc chắn DMCA sẽ có những cách riêng để bảo vệ và xử lý giúp bạn.
Trên đây là những thông tin cần thiết Adsplus cung cấp cho bạn khi kháng cáo DCMA. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về quảng cáo Google Ads, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp một cách nhanh nhất!
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Google. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Giống như Google Ads, giá thầu Google Shopping là một trong những yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm. Nói cách khác nó là yếu tố để đánh giá chiến lược quảng cáo có thông minh và đạt hiệu quả hay không?
Đặt giá thầu Google Shopping cho quảng cáo sinh lợi nhuận "ngất ngưỡng"(Phần 1)
Google Shopping
Như đã giới thiệu ở chuyên đề Google Shopping – Xu hướng dẫn đầu 2018. Chúng ta có thể nhận thấy rằng Google Shopping là một hình thức quảng cáo rất tiềm năng. Ở chuyên đề này, Adsplus.vn sẽ cùng bạn đi tìm những giải pháp để thiết lập một chiến dịch quảng cáo hiệu quả nhất. Trước tiên, trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn khai thác giá thầu Google Shopping – phần quan trọng nhất của một chiến dịch.
Khi đọc đến đây nếu bạn vẫn chưa có một tài khoản để sẵn sàng làm điều này, bạn hãy tạo ngay theo những hướng dẫn tại đây.
Google Shopping & Google Ads
Quảng cáo Google Shopping và quảng cáo Google Ads có cách tính phí giống nhau. Đều sử dụng chi phí trên mỗi nhấp chuột (CPC). Tức là Google sẽ chỉ tính phí khi có ai đó nhấp vào quảng cáo và dẫn về trang web của bạn. Nếu quảng cáo có thể hiển thị nhưng khách hàng không nhấp vào thì bạn không mất phí.
Quảng cáo Google Shopping thì lại có cách tính phí khác biệt một chút. Google Shopping có thêm cách tính phí sử dụng chi phí mỗi lần tương tác (CPE – Cost Per Engagement). Tức là tính phí khi có ai đó mở rộng Quảng cáo của bạn để xem thêm và sau đó nhấp chuột.
Đặt giá thầu Google Shopping cho quảng cáo sinh lợi nhuận "ngất ngưỡng"(Phần 1)
Cược thầu thế nào?
Để có một chiến lược giá thầu thông mình, Adsplus.vn khuyên bạn đặc biệt chú ý để 3 điểm:
- Giá sản phẩm: Không đặt cùng một giá thầu cho tất cả sản phẩm. Chẳng hạn, bạn bán quần áo thời trang kèm với phụ kiện, đừng bao giờ đặt giá thầu của một đôi bông tai 45k bằng giá thầu của một chiếc váy 500k nhé.
- Biên lợi nhuận: Chỉ có giá sản phẩm thôi là chưa đủ để “cược thầu” khôn ngoan. Bạn cần xác định biên lợi nhuận, mà cụ thể ở đây là lợi nhuận gộp thu được. Nói cách khác, bạn nên quan tâm đến số tiền thu về thực sự. Sau khi trừ đi tiền mua hàng và thay đổi hàng tồn kho. Ước tính con số này sẽ giúp bạn dự tính lượng ngân sách quảng cáo bao nhiêu là hợp lý.
- Tỉ lệ chuyển đổi từ cụm từ tìm kiếm trả tiền (paid search) thấp hơn tỉ lệ chuyển đổi trung bình toàn trang của bạn.
Dưới đây là công thức xác định giá thầu max bạn có thể áp dụng vào quảng cáo của mình. Bạn dựa trên số max điều chỉnh giá thầu ban đầu của bạn:
Giá bán – Giá vốn = Lợi nhuận
Lợi nhuận x Tỷ lệ chuyển đổi = CPC tối đa
CPC t.đa x 0.4 đến 0.7 = Giá thầu CPC ban đầu
Đặt giá thầu Google Shopping cho quảng cáo sinh lợi nhuận "ngất ngưỡng"(Phần 1)
Ví dụ:
Bạn kinh doanh quần áo, và đang dự tính giá thầu tối đa cho một sản phẩm có giá 300,000đ, giá vốn là 200,000đ. Giả sử tỉ lệ chuyển đổi dự kiến là 2%, giá thầu max của bạn xác định như sau:
Lợi nhuận = 300,000 – 200,000 = 100,000đ
CPC tối đa (Giá thầu max) là 100,000 x 2% = 2,000đ
Giá thầu ban đầu là 2,000 x 0,4 đến 2,000 x 0,7 = 800đ cho đến 1,4000đ
Cân nhắc 2 điểm quan trọng
Tìm kiếm ra sản phẩm có tỉ lệ chuyển đổi cao nhất:
Lượt chuyển đổi cao thường đến từ tìm kiếm tự nhiên (organic search). Tỉ lệ chuyển đổi với tìm kiếm trả tiền (paid search) thường thấp hơn so với tỉ lệ chuyển đổi toàn trang (có đôi khi ngang bằng nhau) từ 10 – 30%. Điều này không phải lúc nào cũng đúng. Bởi khi bóc tách từng danh mục sản phẩm để quảng cáo trên Google shopping. Adsplus.vn nhận thấy, có những dòng sản phẩm, tỉ lệ chuyển đổi cao gấp 2 – 3 lần so với trung bình trang. Vì thế, hãy bình tĩnh và cẩn thận đặt giá thầu cho từng sản phẩm. Tìm ra đâu là sản phẩm giúp bạn thu nhiều tiền nhất khi quảng cáo Google mua sắm, và chiến nó.
Đặt giá thầu thấp hơn giá thầu max
Còn nhớ công thức tính giá thầu max Adsplus.vn đã chia sẻ ở trên chứ. Áp dụng nó ngay đi, biết được giá thầu max là bao nhiêu. Rồi tiến hành áp dụng cho chiến dịch quảng cáo Google mua sắm của bạn. Mức giá thầu tuyệt vời nhất để bắt đầu là bằng ½ giá thầu max nhé. Nhưng đừng áp dụng công thức này một cách máy móc. Bạn cũng nên linh hoạt lựa chọn giá thầu trong khoảng từ 0,4 – 0,7, miễn là thấp hơn giá thầu max là được.
Trên đây là công thức đặt giá thầu Google Shopping căn bản nhất mà bạn cần nắm vững. Ở kỳ tiếp theo trong chuyên đề này. Adsplus.vn tiếp tục cung cấp cho bạn những phương pháp đặt giá thầu cụ thể và thực tế hơn. Mời bạn đón đọc Bí quyết đặt giá thầu Google Shopping cho quảng cáo sinh lợi nhuận "ngất ngưỡng" (phần 2)
Chúc bạn thành công!
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Google và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Bạn có đang mong đợi sự xuất hiện đầu tiên của Google Shopping tại Việt Nam? Bạn có đang muốn sản phẩm của mình hiển thị nhiều hơn và được nhiều người biết đến? Tuy nhiên có vài ngành không được chạy google shopping mà bạn cần lưu ý.
Hãy cùng Adsplus.vn điểm qua các các ngành không được chạy google shopping này nhé.
Các nội dung và ví dụ không được phép chạy Google Shopping
- Bán vé
Dịch vụ vận chuyển hoặc vé sự kiện trong tương lai.
Ví dụ: vé hòa nhạc, vé máy bay, vé đặt chỗ xe buýt
Những ngành không chạy được google shopping mà bạn cần lưu ý
- Phương tiện vận chuyển
Các phương tiện chạy bằng động cơ hoặc bằng cánh buồm được sử dụng để chuyên chở người trên các lộ trình công cộng.
Ví dụ: Ô tô, xe dã ngoại, xe tải, thuyền, thuyền buồm hai thân, máy bay, trực thăng, xe máy, mô tô, xe đạp gắn máy, xe trượt nước,…
- Ngoại lệ đối với chính sách
Cho phép xe đạp có động cơ với vận tốc độ khi có động cơ từ 25 km/giờ hoặc 15 dặm/giờ trở xuống.
- Sản phẩm tài chính
Các sản phẩm liên quan đến quản lý tài chính, tài sản tài chính, đầu tư, chứng khoán hoặc bảo hiểm.
Ví dụ: Cổ phiếu, trái phiếu, sản phẩm đầu tư, chính sách bảo hiểm, thẻ tín dụng, lệnh chuyển tiền, ngân phiếu,…
- Đơn vị tiền tệ
Các phương tiện trao đổi phụ thuộc vào giá trị biến động của tiền tệ trên thị trường. Nhằm xác định giá cả, bao gồm tỷ giá khấu trừ, trao đổi ngoại tệ hoặc tiền tệ được đảm bảo bằng kim loại quý.
Ví dụ: Vàng thỏi, kim loại quý, tiền địa phương, tiền tệ địa phương,…
- Thẻ quà tặng áp dụng phổ biến
Thẻ quà tặng trả trước mang thương hiệu của tổ chức phát hành thẻ tín dụng. Để sử dụng ở bất kỳ nơi nào chấp nhận thương hiệu đó.
Ví dụ: Thẻ quà tặng có thương hiệu Mastercard, Visa hoặc American Express
- Dịch Vụ
Sức lao động, thời gian, công sức, chuyên môn hoặc hành động không tạo ra quyền sở hữu một sản phẩm hữu hình. Quy định này cũng áp dụng cho bất kỳ dịch vụ nào được bán kèm với hàng hóa vật chất.
Ví dụ: Dịch vụ bảo trì hoặc sửa chữa, dịch vụ kế toán, dịch vụ lập kế hoạch tài chính, nội dung phát trực tuyến, tiền tệ chơi game trực tuyến, dịch vụ sửa chữa xe bán kèm khi mua lốp xe,…
Những ngành không chạy được google shopping mà bạn cần lưu ý
- Bất động sản
Bất động sản hoặc tài sản không thể di dời được trừ khi thay đổi hoặc phá hủy tài sản đó.
Ví dụ: Bất động sản, nhà không di động, đất đai..
- Thanh toán định kỳ
Phương thức thanh toán cho phép người dùng thường xuyên thanh toán hàng hóa theo định kỳ trong tương lai.
Ví dụ : Hệ thống cảnh báo bảo mật hoặc y tế với tùy chọn thanh toán cho gói đăng ký theo định kỳ. Nội dung kỹ thuật số có tùy chọn thanh toán cho gói đăng ký theo định kỳ,…
- Thanh toán được xử lý bằng phần mềm hỗ trợ sản phẩm
Phương thức thanh toán trực tuyến cho hàng hóa yêu cầu cài đặt phần mềm bổ sung để hoàn tất giao dịch mua hàng.
Ví dụ: Album ảnh kỹ thuật số chỉ có thể mua nếu cài đặt phần mềm bổ sung
Những ngành không chạy được google shopping mà bạn cần lưu ý
Nói tóm lại, Google Shopping chỉ cho phép chạy khi bạn đang kinh doanh sản phẩm hữu hình và được thanh toán ngay. Chứ không hỗ trợ chạy khi bạn kinh doanh dịch vụ cũng như các sản phẩm vô hình.
Khi bạn vi phạm chính sách này, Google sẽ ngăn không cho hiển thị mẫu quảng cáo. Và dĩ nhiên, vi phạm quá nhiều lần hoặc quá nghiêm trọng bạn sẽ bị cấm không được quảng cáo trên Google.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Google. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Tốc độ website là một trong những yếu tố xếp hạng rất quan trọng trên Google hiện nay. Do vậy các công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí cũng rất đa dạng.
Trong bài viết này Adsplus.vn xin phép giới thiệu 5 công cụ kiểm tra website miễn phí hiệu quả nhất mà bạn nên thử đối với website của mình.
Tổng hợp công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí vô cùng hiệu quả
Theo nghiên cứu của Searchmetrics, top 10 trang được xếp hạng cao nhất thì những trang này cũng có tốc độ nhanh nhất. Và gần đây Google đã thông báo Page Speed trở thành yếu tố xếp hạng tìm kiếm trên Mobile.
Yếu tố tốc độ trang web hiện không có công cụ cụ thể nào có thể đánh giá chính xác 100%. Tuy nhiên dưới đây là 5 công cụ đo lường tốc độ trang web phổ biến và hiệu quả hiện nay.
1. Google PageSpeed Insights
Tổng hợp công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí vô cùng hiệu quả
Báo cáo của PageSpeed Insights không thông báo cụ thể về tốc độ trang web. Ví dụ nếu website của bạn có số điểm là 60/100, thì website của bạn nhanh 60% so với các website khác và 40% trang web khác nhanh hơn trang web của bạn. Báo cáo cũng cho bạn biết website trên thiết bị di động được hiển thị như thế nào.
2. Pingdom Speed Test
Tổng hợp công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí vô cùng hiệu quả
Pingdom là một công cụ kiểm tra hiệu năng và tốc độ website miễn phí. Nó cho phép bạn kiểm tra hiệu năng tại nhiều địa điểm trên thế giới. Ngoài phân tích tốc độ website tổng thể, công cụ này còn cung cấp phân tích chuyên sâu và chi tiết hơn.
3. GTmetrix
Tổng hợp công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí vô cùng hiệu quả
Công cụ GTmetrix phân tích chi tiết, hiển thị cho người dùng toàn lịch sử thời gian tải của trang web. Cho phép xuất toàn bộ báo cáo hiệu năng trang web sang file CSV.
4. WebPageTest
Tổng hợp công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí vô cùng hiệu quả
WebPageTest cung cấp tính năng kiểm tra độc đáo, cho phép người dùng lựa chọn vị trí cụ thể, trình duyệt để kiểm tra. Bạn có thể kiểm tra website ở nhiều vị trí khác nhau trên toàn cầu với nhiều loại trình duyệt khác nhau.
5. dotcom-monitor
Dotcom-Monitor cung cấp 24 vị trí và trên 7 trình duyệt khác nhau để thử nghiệm tốc độ website của bạn ở nhiều nơi trên thế giới. Điều độc đáo của công cụ này là có thể kiểm tra cùng lúc ở nhiều nơi trên thế giới. So với công cụ khác sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian khi bạn phải test từng vị trí 1.
Vì sao bạn nên khám bệnh website?
Ngoài tốc độ tải trang còn rất nhiều yếu tố khác sẽ ảnh hưởng đến chất lượng website của bạn, các công cụ trên chỉ chỉ ra được yếu điểm trong website của bạn là tốc độ tải trang mà không thế "diệt cỏ tận gốc" "thay da đổi thịt" thật sự, vì vậy khám bệnh website hoàn toàn miễn phí tại webdoctor.vn để chúng tôi phát hiện và loại bỏ hoàn toàn các "bệnh" trên website của bạn và tìm ra phương pháp tối ưu tốt nhất cho bạn bằng cách:
-Cải thiện xếp hàng google
-Nâng cao hiệu quả bán hàng
-Giảm giá thầu quảng cáo từ khóa
-Google ưu tiên phê duyệt quảng cáo
Do đó, đừng để những trở ngại nhỏ ảnh hưởng đến doanh thu của bạn, hãy để webdoctor.vn khám bệnh website, đưa bạn đến gần khách hàng hơn bao giờ hết. Đừng chần chờ gì nữa, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn "phương thuốc" tốt nhất cho website của bạn.
——————————————————————————————————
Hotline Trung tâm Kinh doanh: (028) 7300.4488
Email Trung tâm Kinh doanh : sales@adsplus.vn
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn