wdt_admin
Đối với những nhà kinh doanh có website bán hàng. Việc sử dụng quảng cáo của Google để đưa mặt hàng. Hay dịch vụ tiếp cận khách hàng là một lựa chọn đúng hướng. Nhưng ngân sách quảng cáo có hạn, vậy thì Google Shopping và Google Ads cái nào sẽ tốt hơn?
Hãy cùng Adsplus.vn phân tích về hiệu quả của từng loại quảng cáo Google Shopping và Google Ads.
Hiểu về Google Shopping
Google Shopping là hình thức quảng cáo mua sắm do Google cung cấp cho các nhà quảng cáo. Được triển khai rộng rãi ở nước ngoài nhưng lại khá mới ở Việt Nam trong thời điểm này.
Khác với quảng cáo Ads hiển thị dưới dạng văn bản. Thì quảng cáo Google Shopping lại hiển thị dưới dạng hình ảnh sản phẩm kèm theo giá và thông tin cửa hàng.... Chính vì vậy quảng cáo mua sắm cung cấp cho người dùng rất nhiều thông tin về sản phẩm. Thậm chí trước khi họ nhấp vào quảng cáo. Nên chất lượng khách hàng của quảng cáo Google Shopping được ghi nhận là tốt hơn so với quảng cáo Ad.
Phân tích chi tiết hiệu quả Google Shopping và Google Ads
Google Shopping hoạt động như thế nào?
Google shopping sử dụng dữ liệu sản phẩm mà bạn cung cấp để hiển thị sản phẩm đến khách hàng mỗi khi có truy vấn. Hiểu đơn giản là bạn sẽ cung cấp cho Google các dữ liệu về sản phẩm của bạn. Như hình ảnh, giá, mô tả sản phẩm... Và với mỗi truy vấn của khách hàng. Google sẽ tiến hàng so sánh với những thông tin dữ liệu mà các nhà quảng cáo cung cấp. Từ đó hiển thị sản phẩm sát nhất với truy vấn của khách hàng.
Triển khai quảng cáo Google Shopping bao gồm 4 bước:
- Đăng ký Google Merchant Center. Đây là một công cụ dùng để tải dữ liệu cửa hàng và dữ liệu sản phẩm lên Google. Từ đó cung cấp dữ liệu đó cho quảng cáo mua sắm.
- Tạo nguồn cấp dữ liệu. Gửi dữ liệu sản phẩm đến Google theo đúng định dạng. Với các thông tin như liên kết hình ảnh, giá, mô tả, tiêu đề, còn hàng...
- Liên kết tài khoản Ads và Merchant center. Chấp thuận liên kết giữa tài khoản Ads và Merchant Center là bạn cho phép dữ liệu sản phẩm của mình lưu thông từ Merchant Center đến Ads. Từ đó sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo mua sắm.
- Cài đặt chiến dịch Google Shopping. Set up chiến dịch khi danh sách dữ liệu sản phẩm đã đủ điều kiện. Quảng cáo sẽ không cần nhắm mục tiêu theo từ khóa. Mà sẽ tự động xuất hiện khi có truy vấn phù hợp với thương hiệu, tên sản phẩm, nội dung sản phẩm...
Phân tích chi tiết hiệu quả Google Shopping và Google Ads
Điều kiện để sử dụng quảng cáo Google Shopping
- Sản phẩm tuân thủ các chính sách của Google
- Ưu tiên các website thương mại điện tử (joomla Bizweb, Wordpress, Haravan...)
- Sản phẩm đa dạng >= 50 sản phẩm
- Lượng truy cập hàng tháng >=30000 cookies/ tháng
- Website đầy đủ nội dung, giá cả, chính sách rõ ràng
Lựa chọn giữa quảng cáo Adwords và Google Shopping
Để quyết định lựa chọn giữa hai hình thức quảng cáo. Các chủ shop và doanh nghiệp cần phải so sánh giữa 2 vấn đề. Đó là giá dịch vụ và hiệu quả quảng cáo mang lại.
Cách tính phí quảng cáo:
Quảng cáo mua sắm sản phẩm và quảng cáo Ads có cách tính phí giống nhau. Nó đều sử dụng chi phí trên mỗi nhấp chuột (CPC). Tức là Google sẽ chỉ tính phí khi có ai đó nhấp vào quảng cáo và dẫn về trang web của bạn. Nếu quảng cáo có thể hiển thị nhưng khách hàng không nhấp vào thì bạn không mất phí.
Quảng cáo mua sắm trưng bày thì lại có cách tính phí hơi khác một chút. Chi phí của quảng cáo mua sắm trưng bày sẽ được tính bằng sử dụng chi phí của mỗi lần tương tác (CPE), tức là tính phí khi có ai đó mở rộng Quảng cáo mua sắm trưng bày của bạn để xem thêm và sau đó nhấp chuột. Bạn chỉ bị tính phí khi mọi người mở rộng quảng cáo và sau đó nhấp vào liên kết. Nếu họ chỉ mở rộng quảng cáo, thì không bị tính phí.
Hiệu quả quảng cáo:
Cả 2 hình thức quảng cáo đều là của Google cung cấp. Nhưng Google Shopping được giới thiệu là hình thức quảng cáo mang lại hiệu quả mạnh mẽ hơn hẳn so với quảng cáo Adwords văn bản. Kết quả được ghi nhận trên nhiều chiến dịch quảng cáo đều cho thấy rằng quảng cáo Google Shopping có tỷ lệ nhấp CTR cao hơn so với quảng cáo Adwords. Bằng việc hiển thị quảng cáo hình ảnh cùng với việc cung cấp khá đầy đủ thông tin về sản phẩm, nên những khách hàng nhấp vào quảng cáo khi đã có hiểu biết về sản phẩm và có lựa chọn rõ ràng trước khi nhấp vào nên tỷ lệ mua hàng từ những lượt nhấp này cũng cao hơn so với quảng cáo văn bản thông thường.
Ví dụ: Khách hàng cần mua lò vi sóng, sau khi tìm kiếm sản phẩm trên Google tìm kiếm khách hàng sẽ nhìn thấy hình ảnh sản phẩm cùng với giá cả và các thông tin khác trong quảng cáo mua sắm của bạn, khách hàng sẽ chọn lựa sản phẩm mà có mẫu mã cũng như giá cả mà khách hàng yêu thích nhất. Sau khi nhấp vào quảng cáo sẽ đưa khách hàng về trang đích sản phẩm để khách hàng tìm hiểu thêm và tiến hành đặt hàng.
Phân tích chi tiết hiệu quả Google Shopping và Google Ads
Google Shopping là xu hướng quảng cáo hiện nay.
Nó đã được triển khai và hiệu quả thực tế rất bất ngờ. Còn khá mới ở Việt Nam, nên nếu chủ shop và doanh nghiệp nào đầu tư quảng cáo thời điểm này thì sẽ ít cạnh tranh và hiệu qủa càng cao hơn. Nắm bắt cơ hội này là nhà kinh doanh có thể dễ dàng tăng gấp đôi doanh thu bán hàng rồi.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về hiệu quả của quảng cáo Google Shopping, hãy liên hệ ngay với Adsplus.vn để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Google. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Tối hôm qua, toàn thể người dân Việt Nam đang hòa mình vào chiến thắng vang dội 1-0 của U23 Việt Nam trước đối thủ nặng ký U23 Syria. Qua đó, mang lại niềm tự hào cho dân tộc, vinh quang cho tổ quốc. Thì ngày hôm nay, Adsplus.vn cũng vô cùng hãnh diện khi được xướng tên là một trong những ứng viên lọt vào vòng chung kết cuộc thi của Giải thưởng danh giá Premier Partner Awards 2018 của Google Partner
Trước các đối thủ nặng kí chạy quảng cáo Google, Adsplus.vn đã chinh chiến thành công và đem lại kết quả đáng mong đợi, lọt vào chung kết cuộc thi tại 4 hạng mục:
1. Đổi mới về Quảng cáo trong Tìm kiếm
Giải thưởng cho sự sáng tạo và khả năng vận dụng chuyên môn trong các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm của Google. Một số ví dụ bao gồm sử dụng sáng tạo chức năng tự động đặt giá thầu (auto-bidding). Hoặc tối ưu hóa vượt ra khỏi mô hình phân bổ nhấp chuột cuối cùng. Để từ đó, giúp khách hàng đạt được các mục tiêu quảng cáo trực tuyến.
2. Đổi mới về quảng cáo trên thiết bị di động
Giải thưởng cho sự sáng tạo và khả năng vận dụng chuyên môn trong các chiến dịch quảng cáo trên thiết bị di động của Google. Một số ví dụ bao gồm triển khai sáng tạo các chiến dịch chạy trên nhiều thiết bị (cross-device campaign). Và chiến dịch ứng dụng toàn cầu (universal app campaign). Qua đó, giúp khách hàng đạt được các mục tiêu quảng cáo trực tuyến.
3. Đổi mới về quảng cáo hiển thị
Giải thưởng cho sự sáng tạo và khả năng vận dụng chuyên môn trong các chiến dịch quảng cáo hiển thị của Google. Một số ví dụ bao gồm sử dụng sáng tạo chiến lược nhắm mục tiêu theo đối tượng trong thị trường (in-market audience). Và đối tượng tương tự (similar audience). Từ đó, giúp khách hàng đạt được các mục tiêu quảng cáo trực tuyến.
4. Phát triển doanh nghiệp trực tuyến
Giải thưởng cho khả năng vận dụng chuyên môn để giúp khách hàng bắt đầu, duy trì và phát triển doanh nghiệp trên mạng lưới trực tuyến. Một số ví dụ bao gồm thiết lập các trang web, chiến dịch quảng cáo tìm kiếm. Và tiện ích quảng cáo tương thích với điện thoại di động.
Giải thưởng Premier Partner Awards tôn vinh những đổi mới về tiếp thị Kỹ thuật số trong các lĩnh vực Tìm kiếm, Thiết bị di động, Video, Hiển thị, Mua sắm và Phát triển doanh nghiệp trực tiếp là một giải thưởng lớn do Google tổ chức hằng năm. Đứng trước những khó khăn và trở ngại từ áp lực của những đối thủ nặng ký chạy quảng cáo Google ở các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia…, Adsplus.vn vẫn không ngừng nỗ lực cải thiện. Để ngày hôm nay, trở thành một trong các đại lý tiếp thị kỹ thuật số được Google tôn vinh với danh hiệu là Đối tác cao cấp. Đồng thời, chứng minh kiến thức chuyên môn trong việc sử dụng và áp dụng các sản phẩm quảng cáo của Google.
Vậy bí quyết gì đã dẫn tới sự thành công của Adsplus.vn? Điều gì giúp chúng tôi tiến thẳng vào vòng chung kết cuộc thi của Giải thưởng danh giá Premier Partner Awards 2018 tại thương trường khốc liệt ngày hôm nay? Câu trả lời nằm ở cách thức hoạt động quảng cáo Google của Adsplus.vn. Nó giúp mang lại hiệu quả kinh doanh cho khách hàng với chi phí tối ưu nhất. Và lời khuyên Adsplus.vn dành cho các chủ doanh nghiệp tham gia vào mô hình quảng cáo Google chính là:
1. Đừng chạy theo lợi nhuận quảng cáo mà hãy kiểm tra website thật kỹ
Sai lầm lớn nhất của các chủ doanh nghiệp khi tham gia vào mô hình quảng cáo Google là gì? Chính là quá vội vàng nhận lời mà chưa có kiểm tra qua website của khách hàng. Điều đó sẽ dẫn đến những tai hại không thể lường trước được. Hay nói cách khác "Tiền mất tật mang". Doanh số không đạt hiệu quả, thương hiệu bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, chi phí thì vẫn phải chi trả không ngừng.
Chính vì vậy, kiểm tra website trước khi nhận chạy quảng cáo là một công việc vô cùng quan trọng. Nếu bạn không biết website của mình có đủ tiêu chuẩn để chạy quảng cáo hay chưa? Thì hãy vào Adsplus.vn, rồi sử dụng công cụ “khám bệnh” website ở ngay đầu trang. Ngoài công cụ trực tuyến, những sự kiểm tra, tư vấn tối ưu website trực tiếp từ các chuyên gia Adsplus.vn chính là bước đầu tiên trong quy trình chạy quảng cáo Google AdWords của chúng tôi.
2. Không ngừng sáng tạo
Việc đã từng đoạt Giải nhất khu vực Đông Nam Á hạng mục Mobile Innovation Award tại cuộc thi Premier Partner Award được tổ chức toàn cầu bởi Google nay lại vô vòng chung kết cuộc thi của Giải thưởng danh giá Premier Partner Awards 2018 của Google Partner. Điều này đã giúp chúng tôi hiểu rõ được một chân lý rằng. "Muốn tồn tại và phát triển trên thương trường cạnh tranh khốc liệt. Mỗi doanh nghiệp phải luôn không ngừng đổi mới, không ngừng sáng tạo."
Hệ thống Guru - bước đột phá
Tại Adsplus.vn, chúng tôi đã tạo nên được một dấu ấn hoàn toàn khác biệt so với các công ty đối thủ. Đó là hệ thống Guru – trợ lý marketing toàn diện. Đây cũng là điểm sáng nhất, tạo ấn tượng với Google. Theo đó, báo cáo của Guru được kết nối trực tiếp với hệ thống Google AdWords để lấy số liệu. Qua đó, đảm bảo sự minh bạch và liên tục, giúp chiến dịch quảng cáo luôn linh hoạt, tức thời.
Guru còn có hệ thống gửi email báo cáo hiệu quả, cảnh báo các sự cố website, ngày bắt đầu, ngày kết thúc chiến dịch,... hàng ngày tới khách hàng. Ngay cả trong trường hợp không có internet? Không sao cả. Báo cáo bằng SMS vẫn gửi tới khách hàng đều đặn lúc 9h sáng vào máy của chủ doanh nghiệp.
Tham gia mô hình quảng cáo của Adsplus.vn, mỗi chủ doanh nghiệp sẽ có một tài khoản báo cáo riêng. Và trong đó, sẽ có đầy đủ thông tin về ngân sách, từ khóa, điểm chất lượng,… Đặc biệt là có sẵn nút gọi cho nhân viên chăm sóc khách hàng. Hay cũng như các chuyên gia phụ trách từng chiến dịch cụ thể.
Adsplus.vn tiến tới chung kết cuộc thi Premier Partner Awards 2018 cho nhà quảng cáo Google tại Việt Nam
Lời kết
Không chỉ dừng lại ở ứng dụng Guru, Adsplus.vn vẫn không ngừng nỗ lực cải thiện, mang theo sứ mệnh đem lại giải pháp tiếp thị hiệu quả, giúp khách hàng đạt được mong muốn quảng cáo, đột phá doanh thu. Việc trở thành một trong những ứng viên được vô vòng chung kết cuộc thi của Giải thưởng danh giá Premier Partner Awards 2018 của Google Partner đã giúp chúng tôi có thêm động lực phát triển không ngừng, khách hàng ở hiện tại và trong tương lai thêm tin tưởng vào năng lực của đội ngũ Adsplus.vn, biết được Adsplus.vn đang đi tiên phong trong việc sử dụng các sản phẩm Google Ads, đưa ra những giải pháp sáng tạo và đổi mới mỗi ngày.
Bạn có thể xem toàn bộ danh sách những ứng viên lọt vào vòng chung kết Tại đây.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Không có mấy người biết tài khoản Google MCC Adwords là gì, nó có những ưu điểm gì so với tài khoản thường? Chính vì thế, ở bài viết này, mình sẽ giúp bạn tìm hiểu về loại tài khoản Adwords ít được biết đến này.
Tài khoản Google MCC Adwords là gì? Vì sao nên dùng tài khoản Google MCC Adwords? Và ai nên sử dụng.
Tài khoản Google MCC Adwords là gì? Những ưu điểm và lưu ý bạn nên biết
Tài khoản Google Adwords MCC là gì?
MCC là cụm từ viết tắt của My Client Center. Có thể hiểu một cách đơn giản là Trung tâm khách hàng của tôi. Cũng tương tự như tài khoản Business Facebook. Tài khoản MCC AdWords cho pép tạo ra và quản lý nhiều tài khoản quảng cáo Adwords thường cùng lúc. Điều này khiến cho việc quản lý và triển khai các chiến dịch một cách linh hoạt hơn rất nhiều. So với quản lý từng tài khoản riêng biệt.
Với tài khoản MCC sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Trong việc kiểm soát nhiều tài khoản con trong một tài khoản AdWords MCC duy nhất.
Tài khoản Google MCC Adwords là gì? Những ưu điểm và lưu ý bạn nên biết
Ưu điểm của tài khoản Adwords MCC
Dưới đây là một số ưu điểm của tài khoản Google AdWords MCC:
- Sử dụng duy nhất 1 thông tin đăng nhập. Để truy cập vào tất cả tài khoản được quản lý, bao gồm cả các tài khoản được liên kết
- Có thể xem thông tin của các tài khoản được quản lý/liên kết trong một trang báo cáo duy nhất. Giúp bạn dễ dàng nắm được tình hình
- Cho phép tạo và quản lý các chiến dịch ở tài khoản quảng cáo được quản lý/liên kết mà không cần đăng nhập trực tiếp vào tài khoản đó
- Dễ dàng thêm/bớt tài khoản được quản lý/liên kết
- Cho phép quản lý/liên kết lên đến 1.000 tài khoản con cùng lúc
- Có cơ hội trở thành đối tác Gooogle Parnert khi tài khoản trở lên uy tín
Tài khoản Google MCC Adwords là gì? Những ưu điểm và lưu ý bạn nên biết
Ai nên dùng tài khoản Google Adwords MCC?
- Nhà quảng cáo lớn có nhiều tài khoản con đang hoạt động
- Người làm marketing trên các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là trên Google
- Người quản lý
- Chuyên gia tiếp thị trực tuyến
Một số lưu ý khi dùng Google Adwords MCC
- Tài khoản MCC chỉ giúp bạn quản lý các tài khoản con. Một cách dễ dàng và thuận lợi hơn. Chứ không mang lại cho bạn bất kỳ sự ưu tiên nào từ chính sách quảng cáo của Google
- Việc duy trì hoạt động của tài khoản MCC. Cũng phải tuân theo các chính sách quảng cáo của Google như tài khoản thông thường
- Khi một 1 hoặc 1 số tài khoản con vi phạm chính sách quảng cáo của Google thì cũng không ảnh hưởng đến tà khoản MCC của bạn cũng như các tài khoản con khác được quản lý bởi MCC.
- Tuy nhiên, nếu có nhiều tài khoản con trong MCC vi phạm chính sách quảng cáo của Google và không được giải quyết thì rất có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tài khoản MCC và trường hợp xấu nhất là tài khoản bị tạm ngưng.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất từ Google. Và các Tips chạy Google Ads hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Tuân thủ nguyên tắc thiết kế landing page tăng tỷ lệ mua hàng và dễ có thứ hạng cao khi được tìm kiếm.
Sau đây là 3 nguyên tắc thiết kế landing page cơ bản mà bạn cần lưu ý
3 nguyên tắc thiết kế Landing page cần lưu ý cẩn thận
Landing page có thể dùng để giới thiệu một sản phẩm hay một dịch vụ trên internet. Đây là công cụ hữu hiệu quả tăng tỷ lệ mua hàng và dễ có thứ hạng cao khi được tìm kiếm. Khi đó, content trên landing page cũng giống như một người làm sale online vậy. Làm thế nào để “người” này thuyết phục khách và bán được hàng? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết này.
1. Hãy bắt đầu với một mục đích cụ thể
Trước khi bắt tay vào một công việc, phải nghĩ đến mục đích của việc đó. Tương tự như vậy, khi làm landing page, người làm content cần xây dựng mục đích cụ thể: công chúng sẽ vào đó để làm gì?
- Mua hàng, đặt hàng hoặc dùng thử sản phẩm.
- Đăng ký theo dõi bản tin.
- Xem một video nào đó.
- Ký cam kết về một vấn đề cụ thể.
- Đăng ký tham gia chương trình, hội thảo,…
Hãy chọn một mục đích, thay vì nhiều mục đích cùng lúc. Như vậy, landing page sẽ tập trung vào những vấn đề quan trọng và quá trình viết content sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Ví dụ cụ thể như này:
Công ty chuẩn bị tổ chức một hội thảo trong tuần tới. Bạn cần làm một landing page và thuyết phục mọi người tham dự hội thảo của bạn chỉ bằng cách viết content và sắp xếp. Hãy đặt mình vào địa vị của công chúng. Họ sẽ KHÔNG quan tâm đến sản phẩm của bạn, khả năng tài chính của bạn hay giám đốc của bạn là ai.
Họ càng không thích đăng ký theo dõi các bản tin miễn phí. Thứ họ cần là họ sẽ được cái gì: giá trị, ý nghĩa của buổi hội thảo đó (giải quyết được vấn đề gì cho họ), tổng quan về chủ đề hội thảo, một câu hỏi mà họ đang thắc mắc và quan tâm, thông tin chi tiết về thời gian, địa điểm, cách thức tham gia, một số thông tin bên lề như diễn giả là ai, kinh nghiệm là gì. Và sau đó tạo ra một khu vực dễ nhìn, nổi bật trên landing page để họ dễ dàng đăng ký.
Đặt ra mục đích
Mục đích đặt ra ở trên không chỉ giúp content trên landing page tập trung hơn mà còn giúp người làm content tự định hướng được cách thức triển khai Call to action (CTA) trên landing page đó. Tiếp tục với ví dụ phía trên, mục đích của landing page là dẫn dụ công chúng ĐĂNG KÝ hội thảo. Vậy thì landing page đó nên có những nội dung như thế nào?
3 nguyên tắc thiết kế Landing page cần lưu ý cẩn thận
Sơ đồ nội dung cần có của một landing page về đăng ký hội thảo
Dựa vào sơ đồ trên, hãy triển khai thành các lời dẫn hoặc content điều hướng cụ thể. Vậy đó, đừng bao giờ bắt đầu với một câu headline nào đó mà bạn tự dưng nghĩ ra rồi tìm cách nhồi nhét một đống thông tin vào. Hãy bắt đầu bằng mục đích, rồi triển khai cụ thể như sơ đồ trên.
2. Một landing page dài bao nhiêu là đủ?
Đây là một trong những câu hỏi “truyền thống” nhất của những người làm content, cũng giống như câu hỏi “nên viết bài dài hay bài ngắn” vậy. Câu trả lời là tuỳ. Tuỳ vào công chúng là ai và họ đang ở mức độ nhận thức nào. Theo Brian Clark, có các mức độ nhận thức như sau:
- Mức 5 điểm (trung thành): biết và tin tưởng giải pháp của bạn.
- Mức 4 điểm (tiềm năng): biết giải pháp của bạn nhưng vẫn phân vân.
- Mức 3 điểm (lạc lối): biết rằng họ có thể tìm được giải pháp nào đó nhưng không biết bạn là ai.
- Mức 2 điểm (mù mờ): biết được vấn đề nhưng không biết được giải pháp.
- Mức 1 điểm (điểm mù): không có nhu cầu hay vấn đề gì hết.
Công chúng mục tiêu sẽ nằm ở mức 2 – 5 điểm. Nếu điểm càng cao thì landing page sẽ càng cần ít thông tin. Ví dụ, nếu công chúng ở mức 5 điểm thì hãy vào luôn vấn đề chính. Còn nếu công chúng ở mức 2 điểm, sẽ cần nhiều công sức để trình bày về giải pháp, lấy sự tin tưởng để thuyết phục họ chọn mình.
Lưu ý
Tuy nhiên, không phải tất cả công chúng luôn ở cùng một mức và chỉ cần một cái landing page là xong. Tạo nhiều landing page, phân loại nhóm công chúng vào landing page thích hợp, ví dụ chạy email marketing cho khách hàng cũ,phân loại từ bước chạy quảng cáo facebook,… Nên bắt đầu bằng việc viết landing page cho nhóm 2 điểm và sau đó, cắt dần các phần đi và biến thành landing page cho các nhóm 3 điểm, 4 điểm, 5 điểm.
Với nhóm 1 điểm, đừng cần chú ý nhiều, vì họ chỉ vô tình đi lạc vào landing page và không có một ý định cụ thể nào. Cũng không cần dành nguồn lực cho nhóm này và cũng không cần thiết tìm cách tối ưu thêm một cái landing page nữa. Hãy làm tốt bốn cái landing page quan trọng kia.
Để xác định xem nhóm công chúng đang ở mức nào, người làm content có thể dùng phần mềm hoặc hệ thống để theo dõi “hành trình” của họ để xem họ đến từ đâu. Có thể sẽ là như này:
Mức 2 điểm | Tìm kiếm trên google đủ kiểu. |
Mức 3 điểm | Liên kết từ một trang tương tự. |
Mức 4 điểm | Tìm thương hiệu, sau đó lòng vòng đi lạc vào page.
Vào thông qua hệ thống site trung gian hoặc đối tác của bạn. Nhận được email và click vào. |
Mức 5 điểm | Biết landing page vào trực tiếp.
Tìm tên thương hiệu + vài từ như kiểu sale, khuyến mại, giảm giá, coupon… |
Dựa vào cách phân loại trên, hãy “cài cắm” landing page phù hợp để công chúng đến được nơi mà họ thuộc về.
3. Mỗi chữ đều có “bổn phận” của mình
Headline cực kỳ quan trọng trong bất cứ trường hợp nào, trong landing page cũng thế. Liệu môt headline có thể làm được tất cả những việc dưới đây không?
- Thu hút sự chú ý của công chúng.
- Phù hợp với cách viết chung của toàn bài.
- Tăng thứ hạng từ khoá.
- Diễn giải được nội dung tổng quan.
- Thuyết phục hành động.
Câu trả lời là không. Một headline không thể làm nên mùa xuân. Headline, sub-headline, content phần thân, CTA,… đều có một vai trò cụ thể. Giống như dây chuyền sản xuất trong nhà máy ấy, một người không thể làm tất cả mọi thứ, làm từ A-Z được. Người làm content phải phân tách vai trò từng phần ra, cụ thể như sau:
Headline | Thu hút sự chú ý và giữ công chúng ở lại trên page |
Sub-headline | Điều hướng sự chú ý về phần thân. |
Phần thân | Trực tiếp liên quan đến mục đích của landing page. |
Bằng chứng | Tạo sự tin tưởng, cởi trói sự nghi ngờ. |
Headline của biểu mẫu | Giúp công chúng bớt lo lắng để họ quyết tâm “hành động” như mục đích ban đầu. |
Biểu mẫu | Các thông tin đơn giản. |
CTA | Để ấn vào và hoàn thành. |
Các thành phần trong landing page đều bổ trợ cho nhau để tạo ra kết quả cuối cùng. Một phần làm không tốt, những phần còn lại cũng chẳng còn ý nghĩa gì. Vì vậy, hãy công bằng với tất cả các phần trên.
Tất nhiên, headline vẫn có thể làm nhiều hơn là việc “thu hút sự chú ý”. Tuy nhiên, bạn không nên cố gắng làm vậy, vì nếu bạn cố nhồi thêm vai trò “tạo sự tin tưởng, cởi trói nghi ngờ” vào headline, sẽ khiến vai trò cũ biến mất hoặc kém thuyết phục.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Google. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Chắc hẳn không ai trong số chúng ta có thể phủ nhận được tác động của Social Media. Nó thay đổi cách chúng ta kết nối, tương tác, cách chúng ta giao tiếp và tiếp nhận thông tin mỗi ngày.
Vậy quyết định mua hàng có bị ảnh hưởng bởi social media?
Thực tế chứng minh câu trả lời là có. Nhưng social media có tác động như thế nào đến cách chúng ta tìm thấy. Và sau đó đưa đến quyết định mua sản phẩm?
Đó là những gì Curalate tìm ra trong nghiên cứu mới của họ. Nhóm nghiên cứu của Curalate khảo sát hơn 1.000 người tiêu dùng Mỹ để hiểu sâu hơn về cách thức các social media cũng như Influencer marketing ảnh hưởng đến nhận thức về sản phẩm, dịch vụ và thói quen mua sắm tiếp theo.
Hiện nay, các mạng xã hội là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Người dùng thường sử dụng nó để có thể liên lạc với người thân hay cập nhật cuộc sống của họ. Ngoài ra MXH cũng là một công cụ để các doanh nghiệp có thể sử dụng như một công cụ để có thể Marketing cho thương hiệu của mình.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Hướng dẫn sử dụng các tính năng của tài khoản Google Adwords phiên bản mới
Để giúp doanh nghiệp dễ dàng thay đổi những cài đặt trong Google Adwords phiên bản mới, ở bài viết này, Adsplus.vn sẽ hướng dẫn bạn những thao tác để thay đổi ngôn ngữ hiển thị, định dạng số và múi giờ của tài khoản Google Adwords. Thay đổi ngôn ngữ hiển thị 1/ Đăng nhập vào tài khoản Google Ads của bạn. 2/ Nhấn vào hình ảnh Công cụ.Hướng dẫn sử dụng các tính năng của tài khoản Google Adwords phiên bản mới
3/ Chọn vào ô “Tùy chọn”Hướng dẫn sử dụng các tính năng của tài khoản Google Adwords phiên bản mới
4/ Nhấp vào mở rộng phần Ngôn ngữ hiển thị và định dạng số.Hướng dẫn sử dụng các tính năng của tài khoản Google Adwords phiên bản mới
Hướng dẫn sử dụng các tính năng của tài khoản Google Adwords phiên bản mới
5/ Nhấp vào Lưu. Cách thay đổi định dạng số Định dạng số là thay đổi dấu chấm và dấu phẩy khi sử dụng Google Ads hiển thị số. Vì dụ: 1,000.03 và 1.000,03. Mỗi định dạng ngôn ngữ chỉ cho phép bạn chọn một định dạng số nhất định. Tùy thuộc vào ngôn ngữ của bạn. Và lưu ý là đôi khi định dạng số không chỉnh sửa được. 1/ Đăng nhập vào tài khoản Google Ads của bạn. 2/ Chọn vào ô “Công cụ”.Hướng dẫn sử dụng các tính năng của tài khoản Google Adwords phiên bản mới
Sau đó chọn “Tùy chọn”.Hướng dẫn sử dụng các tính năng của tài khoản Google Adwords phiên bản mới
3/ Mở rộng phần Ngôn ngữ hiển thị và định dạng số. Sau đó nhấp vào menu thả xuống “Định dạng số” và chọn định dạng số bạn muốn sử dụng (theo quốc gia).Hướng dẫn sử dụng các tính năng của tài khoản Google Adwords phiên bản mới
4/ Nhấp vào Lưu. Cách thay đổi múi giờ 1/ Bạn đăng nhập vào tài khoản Google Ads. 2/ Ở góc phải chọn “Công cụ”Hướng dẫn sử dụng các tính năng của tài khoản Google Adwords phiên bản mới
3/ Chọn vào “thiết lập”Hướng dẫn sử dụng các tính năng của tài khoản Google Adwords phiên bản mới
4/ Trong phần múi giờ. Bạn sẽ thấy múi giờ của mình được liệt kê. Vừa rồi Adsplus.vn đã hướng dẫn bạn cách thay đổi múi giờ, ngôn ngữ và định dạng số của tài khoản Google Adwords phiên bản mới. Nếu bạn đang gặp phải khó khăn trong những vấn đề trên thì hi vọng bài viết này sẽ là một bài viết hữu ích dành cho bạn. Để tiếp tục cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về các hình thức quảng cáo Google, Adsplus.vn mời bạn đón đọc Tổng hợp chuyên đề 1 – Quảng cáo Google Shopping xu hướng dẫn đầu 2018. Chúc bạn thành công!Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về hình thức quảng cáo "mới toanh" này. Cũng như những lí do vì sao Quảng cáo Google Shopping lại trở nên nổi tiếng về sự hiệu quả của nó. Hãy cùng tham khảo các kỳ cụ thể trong Chuyên đề 1 này để tìm hiểu kĩ hơn nhé. Adsplus tặng bạn một bộ tài liệu MIỄN PHÍ - ĐỘC QUYỀN về "Giới thiệu tổng quan Google
Kỳ 1: Google Shopping là gì? Và lý do Google Shopping dẫn đầu xu hướng quảng cáo
Quảng cáo mua sắm Google Shopping là hình thức quảng cáo mới nhất của “nhà” Google. Những số liệu thống kê gần đây đã minh chứng cho hiệu quả vượt bậc của “bạn lính” mới này: Tỉ lệ nhấp chuột tăng đáng kể so với quảng cáo truyền thống Google Ads Search. Trong năm sắp tới, Google Shopping được dự đoán sẽ “cai trị ngôi vàng”. Trong việc mang đến những giá trị tốt nhất và tối ưu hiệu quả quảng cáo cho các nhà doanh nghiệp bán lẻ. Thế quảng cáo Google Shopping có gì hay mà thấy ai cũng đề cập đến?
Kỳ 2: Sự khác nhau giữa Quảng cáo Google Shopping và Google Ads Search?
Google Shopping, trước đây được gọi là Quảng cáo danh sách sản phẩm Google (Google Product Listing Ads – PLA). Google Ads, trước đây là Google AdWords. Bao gồm quảng cáo tìm kiếm và quảng cáo hiển thị. Đó là hai phương pháp được nhận định có hiệu quả cao trong việc tăng trữ lượng truy cập và tỉ lệ chuyển đổi trên website. Nhiều doanh nghiệp hỏi Adsplus về sự tương đồng và điểm khác biệt giữa hai hình thức Google Shopping và Google Ads Search. Cũng như đề xuất những giải pháp tối ưu nhất cho website của họ. Trong bài viết kỳ này, Adsplus sẽ giải đáp thắc mắc này một cách rõ ràng và đơn giản nhất.
Kỳ 3: [Infographic] 4 Hiệu quả Google Shopping là cứu tinh doanh thu thị trường Việt Nam
Ở thời điểm mà các hình thức quảng cáo trở thành công cụ đắc lực trong chiến thuật phát triển doanh nghiệp. Các xu hướng mới không ngừng xuất hiện để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Vì thế, sự xuất hiện của Google Shopping tại Việt Nam sẽ đánh dấu một cuộc đua mới. Một cuộc đua quyết liệt và cam go. Nói cách khác, hiệu quả Google Shopping đem đến chính là “chiếc phao” cứu hộ. Dành cho doanh thu của thị trường Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Kỳ 4: Chính sách yêu cầu của Google Shopping cho doanh nghiệp
Giống như các hình thức quảng cáo khác. Google Shopping cũng có một vài quy định mà doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ. Để tiến hành thiết lập một chiến dịch quảng cáo. Nhìn chung những yêu cầu của Google Shopping khá căn bản. Không khó để thực hiện tuy nhiên nếu không đáp ứng đủ thì sẽ trở thành một trong những nguyên nhân khiến chiến dịch quảng cáo không thể khởi động. Đây chính là những yếu tố căn bản nhất mà bạn cần thực hiện đầy đủ. Trước khi bạn nghĩ đến việc bước vào cuộc đua quảng cáo Google Shopping.
Kỳ 5: Hướng dẫn cài đặt tài khoản Google Shopping cho người mới bắt đầu
Google Shopping là sản phẩm mà Google tự tin khi khẳng định sẽ giúp nhà kinh doanh đẩy mạnh doanh thu lên đến 2 lần, tăng 35% tỷ lệ click chuột và giảm 25% ngân sách quảng cáo. Ở kỳ này, Adsplus.vn sẽ hướng dẫn bạn những bước cơ bản để cài đặt tài khoản và bắt đầu khởi động chiến dịch quảng cáo Google Shopping.
Adsplus hi vọng với chuỗi chuyên đề đầu tiên về quảng cáo Google Shopping sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan hơn - đúng và đủ - cũng như bắt đầu khai phá được hình thức quảng cáo tiềm năng này. Để tiếp nối với những thông tin hữu ích và đầy đủ hơn, Adsplus sẽ nhanh chóng cập nhật tiếp Chuyên đề 2 về Google Shopping: Phương pháp nâng cao hiệu quả quảng cáo khi chạy Google Shopping. Hãy cùng theo dõi liên tục để nhận được những bộ tài liệu "chất" của Adsplus nhé!
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Google. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Ở thời điểm hiện tại khi Google Shopping chưa chính thức ra mắt tại Việt Nam nhưng rất nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu khởi tạo tài khoản Google Shopping và chuẩn bị triển khai kế hoạch “hốt bạc” này
Hướng dẫn cài đặt tài khoản Google Shopping cho người mới bắt đầu
Google Shopping là sản phẩm mà Google tự tin khi khẳng định sẽ giúp nhà kinh doanh đẩy mạnh doanh thu lên đến 2 lần, tăng 35% tỷ lệ click chuột và giảm 25% ngân sách quảng cáo. Những thông tin cơ bản và quan trọng về hình thức quảng cáo này, Adsplus.vn đã chia sẻ chi tiết và rõ ràng ở những kỳ trước trong Chuyên đề “Quảng cáo Google Shoping – Xu hướng dẫn đầu 2018”. Ở kỳ này, Adsplus.vn sẽ hướng dẫn bạn những bước cơ bản để cài đặt tài khoản và bắt đầu khởi động chiến dịch quảng cáo Google Shopping.
Hướng dẫn cài đặt tài khoản Google Shopping
Bước 1: Tạo tài khoản Merchant Center
Trước hết là vào Google Merchant và đăng ký một tài khoản. Điền đầy đủ các thông tin như ảnh dưới và nhấn Continue.
Hướng dẫn cài đặt tài khoản Google Shopping cho người mới bắt đầu
Sau một vài bước xác nhận, bạn sẽ được chuyển đến giao diện làm việc của Merchant Center. Lúc này hãy cập nhật đầy đủ và chính xác các thông tin:
- Tên doanh nghiệp (Business display name)
- URL website
- Địa chỉ doanh nghiệp (Business address)
- Thông tin liên hệ (Customer service chat)
Hướng dẫn cài đặt tài khoản Google Shopping cho người mới bắt đầu
Xong bước đăng ký tài khoản rồi, hãy cùng Adsplus.vn chuyển sang bước 2
Bước 2: Xác nhận và xác minh URL
Click vào Thông tin doanh nghiệp, chọn website. Google đưa ra cho bạn 4 cách xác minh.
Hướng dẫn cài đặt tài khoản Google Shopping cho người mới bắt đầu
Adsplus.vn thấy rằng việc chọn cách copy mã thẻ HTML dán vào code web trang chủ khá phổ biến. Nó sẽ nằm trong phần <head>, trước phần <body> đầu tiên
Vậy là bạn đã cùng Adsplus.vn thực hiện xong bước 2, bây giờ chúng ta bắt đầu tiến đến bước 3.
Bước 3: Tạo nguồn cấp dữ liệu sản phẩm
Như những thông tin mà Adsplus.vn đã chia sẻ ở bài viết Google Shopping là gì ? Và lý do Google Shopping dẫn đầu xu hướng quảng cáo, hình thức quảng cáo này cho phép hiển thị ngay thông tin sản phẩm bao gồm : tên sản phẩm, hình ảnh, giá sản phẩm,…trên trang tìm kiếm Google. Để lấy được thông tin này cho hiển thị, Google sẽ nhờ vào Google Merchant – một trợ thủ đắc lực với nhiệm vụ tải toàn bộ thông tin, dữ liệu sản phẩm, doanh nghiệp lên Google. Sau đó công cụ này sẽ cung cấp thông tin cho quảng cáo Google Shopping.
Như vậy nhiệm vụ chính của bước này chính là tìm cách đẩy thông tin, dữ liệu sản phẩm từ website lên Google Merchant để Google Shopping lấy được dữ liệu và hiển thị.Thao tác đó được gọi là tạo nguồn cấp dữ liệu sản phẩm (Products Feeeds) cho Google Merchant. Cách làm như sau
Vào Sản phẩm > Nguồn cấp dữ liệu > Nhấn vào biểu tượng dấu + để tạo mới Nguốn cấp dữ liệu.
Tiếp theo chọn Quốc gia và ngôn ngữ Việt Nam, rồi nhấn ‘’tiếp tục’’
Đặt tên nguồn và lựa chọn phương thức kết nối dữ liệu website với Merchant Center. Có 5 cách để kết nối dữ liệu như sau:
Cách 1: Nạp dữ liệu qua Google trang tính (Google Sheets)
Cách 2: Nạp dữ liệu theo lịch (Scheduled fetch)
Cách 3: Tải lên tên nguồn cấp dữ liệu (Upload)
Cách 4: Nạp dữ liệu qua API (Content API)
Nạp dữ liệu quả Content API, có điểm đặc biệt là giúp nguồn cấp dữ liệu được cập nhật theo thời gian thực khi dữ liệu trên trang web có sự thay đổi.
Bước 4: Liên kết Merchant Center và Tài khoản AdWords
Chỗ này thì đơn giản rồi. Bạn nhấp vào biểu tượng 3 chấm ở góc trên bên phải màn hình, và chọn Liên kết tài khoản
Hướng dẫn cài đặt tài khoản Google Shopping cho người mới bắt đầu
Tiếp tục nhập ID tài khoản Adwords để kết nối.
Hướng dẫn cài đặt tài khoản Google Shopping cho người mới bắt đầu
Sau đó vào Google Adwords, bạn sẽ nhận được thông báo như hình.
Hướng dẫn cài đặt tài khoản Google Shopping cho người mới bắt đầu
Khi thấy hình này xuất hiện bạn chỉ cần click vào “phê duyệt” và thiết lập các bước còn lại.
Tháng 10/2018, Google Shopping sẽ chính thức ra mắt tại Việt Nam.
Ở thời điểm hiện tại, Adsplus.vn cũng đã bắt đầu chạy chiến dịch quảng cáo này cho khách hàng và chưa thấy phát sinh lỗi gì, ngược lại còn thấy rất tiềm năng do thị trường mới nên ít cạnh tranh. Để quảng cáo được phê duyệt, bạn chắc chắn cần phải nắm rõ những quy tắc và chính sách của Google Shopping.
Vừa rồi Adsplus.vn đã hướng dẫn bạn cài đặt tài khoản Google Shopping cũng như chia sẻ những chính sách, quy định của Google cho doanh nghiệp. Vì đây là hình thức quảng cáo còn khá mới nên nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn. Đặc biệt là vấn đề thương hiệu chưa đáp ứng đủ những yêu cầu của Google.
Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề tương tự, hãy liên hệ ngay với Adsplus.vn để chúng tôi giúp bạn tìm ra một giải pháp tốt nhất và không bỏ lỡ cơ hội “hốt bạc” với Google Shopping. Nếu bạn đã bắt đầu chạy thành công và muốn tối ưu hiệu quả của quảng cáo mời bạn đón đọc Chuyên đề 2 :” Phương pháp nâng cao hiệu quả quảng cáo khi chạy Google Shopping 2018” với những bài viết hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn những mẹo tối ưu. Chúc bạn thành công! Adsplus.vn hẹn gặp lại bạn tại chuyên đề tiếp theo.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Google. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Google Ads có rất nhiều hình thức giúp bạn đặt giá thầu. Và mỗi hình thức đó được xây dựng dựa trên mục tiêu của khách hàng. Và việc của bạn là phải chọn chiến lược giá thầu phù hợp với mức ngân sách nhất mà vẫn đem lại hiệu quả cho công ty.
Để tối ưu Google Ads tốt nhất nên chọn chiến lược giá thầu nào?
Để có thể lựa chọn một chiến lược giá thầu phù hợp với ngân sách của nhà quảng cáo cần phải được xem xét thật kĩ lưỡng và chi tiết. Như vậy, chiến dịch quảng cáo của mình mới có thể được tối ưu và hiệu quả. Và câu hỏi đặt ra là: Chọn chiến lược giá thầu nào để tối ưu Google Ads tốt nhất?
1. Đặt giá thầu thủ công CPC
Đối với các websites mới hoặc thứ hạng tìm kiếm thấp. Bạn sẽ cần phải tăng lượng traffic cho websites của mình. Tức là bạn sẽ trả tiền cho mỗi nhấp chuột vào quảng cáo của mình.
Việc bạn đặt giá thầu như thế nào sẽ phụ thuộc vào lượng khách hàng của mình. Bởi không phải lúc nào khách hàng cũng click ngay vào quảng cáo của bạn. Vì vậy bạn sẽ cần điều chỉnh giá thầu của mình dựa trên gợi ý từ các công cụ như:
- Trình mô phỏng đấu giá: giúp bạn dự đoán tình huống sẽ xảy ra sau khi bạn đặt giá thầu
- Công cụ lập kế hoạch từ khóa. Nó giúp bạn nghiên cứu các từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất và giá thầu cho từ khóa đó
- Ước tính giá thầu trang đầu tiên. Sẽ giúp bạn biết số tiền bạn có thể cần đặt giá thầu để đặt quảng cáo của mình lên trang đầu tiên trong kết quả tìm kiếm của Google.
2. Đặt giá thầu nâng cao ECPC
Nhược điểm của việc bạn đặt giá thầu thủ công là bạn sẽ phải thường xuyên theo dõi chiến dịch và điều chỉnh ngân sách. Nếu mục tiêu của bạn không chỉ là lượng traffic mà còn là tỷ lệ chuyển đổi. Thì việc đặt giá thầu thủ công CPC sẽ không đáp ứng được.
Vậy bạn sẽ cần đến 1 hình thức đặt giá thầu mới. Cụ thể hơn là đặt giá thầu nâng cao ECPC.
ECPC sẽ tìm kiếm các phiên đấu giá quảng cáo có khả năng cao dẫn đến chuyển đổi hơn. Và sau đó giúp tăng giá thầu CPC tối đa của bạn (sau khi áp dụng bất kỳ sự điều chỉnh giá thầu nào mà bạn đã đặt) để cạnh tranh khốc liệt hơn cho các lượt nhấp chuột đó.
Nếu nhấp chuột dường như có ít khả năng chuyển đổi hơn, Google Ads sẽ giảm giá thầu của bạn. So với CPC tối đa mà bạn đặt, ECPC sẽ cố gắng giữ CPC trung bình thấp hơn. Nó bao gồm luôn cả điều chỉnh giá thầu. Nhưng trong một khoảng thời gian ngắn, CPC trung bình có thể vượt quá CPC tối đa của bạn.
3. Đặt giá thầu chuyển đổi CPA
Với những shop hay store bán hàng. Thì mục tiêu chủ yếu của họ là hướng đến việc khách mua hàng, hay nói cách khác là giữ cho tỷ lệ chuyển đổi là cao nhất. Khi đó họ sẽ sử dụng hình thức đặt giá thầu chuyển đổi CPA.
Bằng cách sử dụng thông tin lịch sử về chiến dịch của bạn. Đặt giá thầu CPA sẽ tự động tìm một giá thầu CPC tối ưu cho quảng cáo của bạn mỗi lần giá thầu đó xuất hiện. Google Ads đặt các giá thầu này để đạt được CPA trung bình bằng với mục tiêu của bạn trên tất cả các chiến dịch sử dụng chiến lược này.
Một số chuyển đổi có thể có chi phí thấp hơn hoặc cao hơn so với mục tiêu của bạn, nhưng cuối cùng, Google Ads sẽ cố gắng giữ cho giá mỗi chuyển đổi bằng CPA mục tiêu bạn đặt.
4. Đặt giá thầu cho số lần hiển thị vCPM
Nếu quảng cáo của bạn đang có hiệu quả tốt và bạn muốn mở rộng, phát triển thị trường của mình cho nhiều người tiếp cận hơn. Thì việc lựa chọn đặt giá thầu vCPM sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn.
Với giá thầu vCPM, bạn sẽ phải trả tiền cho mỗi lần quảng cáo của bạn hiển thị cho người dùng.
Với đặt giá thầu vCPM, bạn đặt số tiền cao nhất muốn trả cho mỗi 1.000 lần hiển thị quảng cáo có thể xem. Đây là giá thầu vCPM tối đa hay đơn giản là "CPM tối đa". Do đó, vCPM tối đa của bạn càng cao, cơ hội xuất hiện cho quảng cáo của bạn càng lớn. Hệ thống Google Ads sẽ chỉ tính cho bạn số tiền cần thiết để duy trì quảng cáo của bạn ở trên quảng cáo cao nhất kế tiếp và chỉ tính phí nếu quảng cáo có thể xem được.
Ngoài ra bạn hoàn toàn có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí từ công cụ Novaon AutoAds. Với gợi ý báo cáo tối ưu, công cụ sẽ giúp bạn tăng đến 30% hiệu quả quảng cáo.
Với những cách chọn chiến lược giá thầu trên và dựa vào mức ngân sách của doanh nghiệp. Bạn sẽ biết mình cần phải chọn lựa như thế nào để giúp quảng cáo tối ưu và đạt hiệu quả nhất. Nếu có nhu cầu chạy quảng cáo Google Ads, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Google. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Dưới đây là bài viết hướng dẫn cách gắn mã theo dõi chuyển đổi Adwords vào website thông qua Google Tag Manager vô cùng chi tiết và cụ thể.
Để có thể gắn mã theo dõi chuyển đổi Adwords, bạn phải thực hiện theo một quy trình rõ ràng. Sau đây là các bước mà bạn phải tuần theo:
- Chuyển đổi là gì? Đo lường nó như thế nào?
- Thiết lập mã theo dõi chuyển đổi trong Adwords
- Thông qua Google Tag Manager thêm mã theo dõi chuyển đổi Adwords
- Thêm liên kết chuyển đổi Adwords
- Xác minh mã theo dõi chuyển đổi Adwords
- Xem kết quả chuyển đổi trong Adwords
Lưu ý: Hình ảnh giao diện Google ở trong bài viết này sử dụng Ngôn ngữ Tiếng Anh. Nếu bạn đang sử dụng tiếng Việt, bạn có thể chuyển sang ngôn ngữ tiếng Anh để dễ tương tác.
Chuyển đổi là gì? Đo lường sự chuyển đổi như thế nào?
Chuyển đổi trong AdWords là hành động tương tác của người dùng với quảng cáo của bạn. Và sau đó thực hiện hành động mà bạn xác định là có giá trị đối với doanh nghiệp của bạn.
Ví dụ: bạn chạy chiến dịch AdWords để hướng lưu lượng truy cập đến trang web của mình. Trang đích của bạn bao gồm biểu mẫu đăng ký và trang này dẫn đến trang cảm ơn sau khi biểu mẫu được gửi đi.
Ở đây, mục tiêu của bạn là hướng mọi người đến trang đích của bạn bằng cách sử dụng quảng cáo Google Adwords. Và sau đó điền vào biểu mẫu đăng ký và chuyển hướng họ đến trang cảm ơn. Vì vậy, số lượng người đến từ quảng cáo AdWords của bạn và đăng ký được gọi là chuyển đổi AdWords.
Để đo lường chuyển đổi trong Adwords có 2 cách như sau:
- Một là sau khi tạo mã chuyển đổi adwords, tiếp tục gắn mã chuyển đổi này vào trong trang cảm ơn.
- Hai là nhận thu thập goal trực tiếp từ Google Analytics vào Adwords.
Và nội dung của bài viết này mình chỉ hướng dẫn cách tạo mã chuyển đổi adwords và gắn nó vô website thông qua Google Tag Manager.
Thiết lập theo dõi chuyển đổi Adwords
Adwords cung cấp quy trình từng bước để thiết lập chuyển đổi. Nếu bạn mới sử dụng adwords và đây là lần đầu tiên bạn thực hiện theo dõi chuyển đổi thì bạn hãy làm theo những bước sau
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản adwords của bạn.
Bước 2: Click vào icon Setting > Measurement > Conversions
Bước 3: Nếu đây là conversion mới đầu tiên, bạn click vào nút ‘Conversion’.
Bước 4: Chọn nguồn chuyển đổi là “Website”.
Bước 5: Nhập chi tiết hành động chuyển đổi
- Name: Nhập tên chuyển đổi cụ thể
- Category: Bạn muốn thiết lập như thế nào, hãy chọn loại chuyển đổi mà bạn muốn, ví dụ như Lead, Đăng ký, lần xem trang hoặc mua hàng.
- Value: Chỉ định giá trị cho chuyển đổi của bạn. Nếu bạn không hiểu về giá trị này bạn có thể để trống.
- Count: Chọn cách bạn muốn tính chuyển đổi, chọn “one” cho để tính cho những chuyển đổi đặt trưng và “every” để tính tất cả các chuyển đổi.
- Conversion windows: Bạn muốn tính khách truy cập dưới dạng chuyển đổi lúc nào thì hãy Chọn thời gian cho nó. Ví dụ nếu bạn đặt thời lượng chuyển đổi là 30. Chuyển đổi sẽ được tính khi khách truy cập mua trong trong vòng 30 ngày kể từ lần truy cập của họ.
- Include in Conversions: chọn bao gồm hành động chuyển đổi ở trong cột “Conversions” của bạn. Bạn có thể bỏ qua nếu bạn không hiểu.
- Attribution Model: Chọn cách bạn muốn phân bổ chuyển đổi cho quảng cáo của bạn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về attribution modeling tại đây.
Sau đó click vào nút ‘Create and Continue’.
Bước 6: Để thiết lập theo dõi chuyển đổi, ở tất cả các trang trên website của bạn thì thiết lập mới yêu cầu bạn phải thêm global site tag. Bạn có thể vẫn theo dõi chuyển đổi mà không cần có thẻ gTag. Tuy nhiên việc thêm gTag trên mỗi trang là điều bắt buộc. Bạn copy global site tag và gắn nó trên tất cả các trang của website nếu bạn chưa thực hiện gắn nó.
Bước 7: Chọn thời điểm bạn muốn kích hoạt chuyển đổi. Chọn trang cụ thể nếu bạn muốn chuyển đổi kích hoạt mỗi lần tải trang. Và chọn sự kiện khi bạn muốn kích hoạt nó nếu người dùng có hành động cụ thể được hoàn tất.
Bây giờ bạn sẽ thấy một đoạn mã chứa conversion ID và label. Cả page load và event có script khác nhau nhưng chứa cùng một ID và label. Giả sử mình chọn loại page load.
Bây giờ ở đoạn mã trên chỗ “send_to“: AW-880330868/kT7tCNGa73kQ9JDjowM là quan trọng nhất.
Giá trị số 880330868 chính là Conversion ID và chuỗi giá trị kT7tCNGa73kQ9JDjowM chính là Label.
Bây giờ bạn tạo thẻ chuyển đổi trong GTM. Đồng thời, thêm các giá trị ở bên trên vào các trường cụ thể.
Thêm theo dõi chuyển đổi Adwords thông qua Google Tag Manager
Ở đây mình giả định rằng bạn đã có tài khoản Google Tag Manager. Nếu mới bắt đầu, bạn có thể tham khảo thêm bài viết Hướng dẫn Google Tag Manager dành cho người mới bắt đầu.
Bạn thực hiện theo những bước sau để thêm thẻ theo dõi chuyển đổi adwords vào website thông qua Google Tag Manager.
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google Tag Manager
Bước 2: Tạo một tag mới bằng cách click vào “New Tag”
Bước 3: Nhập tên mới là “Adwords Lead Conversion Tag”. Ở đây, Lead là danh mục chuyển đổi mà mình chọn ở bước trước. Bạn có thể thay đổi loại chuyển đổi phù hợp với mục tiêu của bạn, chỉ cần đảm bảo nó là duy nhất và dễ dàng phân biệt với những loại tag khác.
Bước 4: Bạn click vào Tag Configuration và chọn ‘Adwords Conversion Tracking’
Bước 5: Bạn copy và dán Conversion ID và Label ở bước trước vào những trường giá trị phù hợp
Lưu ý: Bạn cũng có thể gửi giá trị chuyển đổi động thông qua GTM.
Bước 6: Click vào cài đặt nâng cao và tag firing options chọn “once per page“.
Bước 7: Click vào tab ‘Triggering’ tạo trình kích hoạt mới để kích hoạt thẻ này trên một trang cụ thể. Nhập tên cho trigger này. Chọn loại trigger là ‘Page View’ và chọn kích hoạt trên một số trang.
Lưu ý là thẻ này chỉ nên kích hoạt trên trang bạn muốn đo lường. Ví dụ như trang cảm ơn, trang xác nhận mua hàng thành công v.v.. Chứ không phải tất cả các trang.
Ví dụ nếu trang cảm ơn của bạn có URL như sau:
Phần được bôi đậm được gọi là đường đẫn trang (page path). Xem hình bên dưới:
Bước 8: Lưu thẻ lại
Bước 9: Kiểm tra và debug thẻ trước khi xuất bản. Nhấp vào nút Preview.
Bước 10: Mở trang cảm ơn của bạn trong một tab mới để xác minh xem thẻ có kích hoạt chính xác như dự định hay không. Nếu bạn làm theo những bước ở trên cẩn thận, thì bạn sẽ thấy thẻ Adwords được kích hoạt trong tab xem trước.
Nếu thẻ Adwords không kích hoạt có thể bạn đã làm sai hoặc bỏ qua bước nào đó. Bạn nên kiểm tra lại những bước thực hiện của mình.
Bước 11: Click vào link leave preview mode, và sau đó xuất bản thẻ này.
Thêm liên kết chuyển đổi Adwords
Bây giờ, với cập nhật mới, bạn cũng phải thêm thẻ conversion linker. Để thực hiện, bạn tạo một thẻ mới, chọn loại thẻ là conversion linker và kích hoạt nó trên tất cả các trang và sau đó xuất bản thẻ này.
Xác minh theo dõi chuyển đổi Adwords
Để xác minh thẻ chuyển đổi của bạn đã thêm trang chính xác hay chưa thì bạn có thể sử dụng công cụ Google Tag Assistant để kiểm tra.
Bạn cần cài đặt công cụ này trên trình duyệt Chorme. (Công cụ này chỉ hỗ trợ trình duyệt Chorme)
Sau đó bạn mở trang cảm ơn trên một tab mới.
Nhấp vào icon tag assistant (nếu chưa bật thì bạn bật và tải lại trang của bạn) thì bạn sẽ thấy một danh sách các thẻ được kích hoạt trên trang của bạn trong đó có thẻ chuyển đổi.
Trong trường hợp có lỗi thì tag assistant sẽ hiển thị loại lỗi nào.
Lưu ý: Tương tự bạn có thể thiết lập theo dõi chuyển đổi Facebook như các bước trên.
Xem chuyển đổi trong Google Adwords
Sau khi mọi thứ được thiết lập thành công thì bạn có thể xem số lượng chuyển đổi đến từ quảng cáo Adwords của bạn. Trong giao diện Google Adwords bạn có thể xem số chuyển đổi trong cột All Conversions.
Mẹo bổ sung
Trong trường hợp website của bạn không có trang cảm ơn hoặc trang thank-you hoặc trang đích xác nhận chuyển đổi v.v. mà nó chỉ hiển thị lên một pop-up, dòng tin nhắn cảm ơn thì bạn phải thêm theo dõi chuyển đổi vào nút gửi. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận về tính chính xác của số lượng chuyển đổi. Thẻ chuyển đổi chỉ nên được kích hoạt khi đã xác nhận thông tin được nhập và gửi.
Hy vọng với bài viết trên đây, bạn đã biết tích hợp thành công mã theo dõi chuyển đổi Adwords vào website thông qua Google Tag Manager. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi gì hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Google và các Tips chạy Google Ads hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Giống như các hình thức quảng cáo khác. Google Shopping cũng có một vài quy định mà doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ. Để có thể tiến hành thiết lập một chiến dịch quảng cáo. Nhìn chung những yêu cầu của Google Shopping khá căn bản. Không khó để thực hiện tuy nhiên nếu không đáp ứng đủ. Thì sẽ trở thành một trong những nguyên nhân khiến chiến dịch quảng cáo không thể khởi động.
Chính sách yêu cầu của Google Shopping cho doanh nghiệp bắt đầu quảng cáo
Trước khi đi tìm hiểu những chính sách yêu cầu của Google Shopping. Adsplus.vn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về cách thức hoạt động của nó; Nhằm giúp bạn có nền tảng vững vàng để sau khi tìm hiểu đến chính sách của Google Shopping. Bạn có thể “bắt tay” thực hiện ngay chiến dịch quảng cáo của mình.
Cách thức hoạt động của Google Shopping
Việc thiết lập và quản lý chiến dịch quảng cáo Google Shopping có hơi khác một chút so với thiết lập quảng cáo Google Ads. Với quảng cáo tìm kiếm trên Google. Bạn tạo chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo tập trung xung quanh những từ khóa mà bạn chọn.
Chính sách yêu cầu của Google Shopping cho doanh nghiệp bắt đầu quảng cáo
Ngược lại, Google Shopping sử dụng Google Ads và Google Merchant center để hiển thị sản phẩm của bạn cho người sử dụng công cụ tìm kiếm. Google sẽ xác định thời điểm quảng cáo danh sách sản phẩm của bạn sẽ hiển thị. Google sẽ xem xét nguồn cấp dữ liệu, trang web và giá thầu của bạn để xác định truy vấn tìm kiếm nào sẽ kích hoạt quảng cáo của bạn. Do đó, thiết lập quảng cáo mua sắm có một số điểm tương đồng với SEO.
Thiết lập chiến dịch quảng cáo Google Shopping thành công sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố chính sau:
- Tạo và tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu: Bạn cần phải “làm chủ nguồn cấp dữ liệu của mình”. Nó bao gồm rất nhiều thông tin dữ liệu về sản phẩm như hình ảnh sản phẩm, giá cả v.v.
- Đặt giá thầu: Có một số cách để đặt giá thầu thành công. Tùy vào những chiến dịch khác nhau mà thay đổi chiến lược giá thầu. Để tăng tối đa lợi nhuận và doanh thu.
- Theo dõi và tối ưu hóa: Một trong những lợi ích hay của Google Shopping. Đó là bạn có thể xem được hiệu suất dữ liệu chi tiết để tối ưu hóa. Bạn cần theo dõi thường xuyên và đưa ra những chiến lược tối ưu hóa thích hợp để chiến dịch đạt được hiệu quả tối đa.
Chính sách yêu cầu của Google Shopping cho doanh nghiệp
Tiếp đến là phần quan trọng nhất. Mà trong bài viết này Adsplus.vn đặc biệt chia sẻ và hi vọng bạn sẽ chú ý đến những điểm “mấu chốt” này. Có thể nói đây chính là những yếu tố căn bản nhất mà bạn cần thực hiện đầy đủ. Trước khi bạn nghĩ đến việc bước vào cuộc đua quảng cáo Google Shopping.
Chính sách yêu cầu của Google Shopping cho doanh nghiệp bắt đầu quảng cáo
Để tận dụng lợi thế của quảng cáo mua sắm. Doanh nghiệp cần phải có trang web thương mại điện tử có thể mua hàng. Và có chính sách bán hàng trực tuyến rõ ràng. Vì vậy, điều quan trọng trước tiên mà bạn cần đó là website với danh sách sản phẩm của doanh nghiệp bạn. Không chỉ với chiến dịch quảng cáo Google Shopping. Mà website đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển và xây dựng thương hiệu.
Nếu bạn muốn vững chắc từ những bước đi đầu tiên. Thì việc đầu tư cho một website chuyên nghiệp chưa bao giờ là “thừa”. Nghĩa là với một website được trau chuốt. Hiệu quả quảng cáo cũng như hình ảnh thương hiệu sẽ tăng lên gấp bội. Ngay lúc này khi bạn đang đọc đến đây. Và suy nghĩ đến website của mình dường như vẫn còn vài điểm thiếu xót. Bạn có thể tham khảo các mẫu có sẵn hoặc nhận tư vấn miễn phí tại Adsplus.
Chính sách yêu cầu của Google Shopping cho doanh nghiệp bắt đầu quảng cáo
Quay trở lại với những chính sách yêu của Google Shopping, sau khi bạn đã có website thì việc tiếp theo hãy kiểm tra xem trang web của bạn đã có:
- Hiển thị đầy đủ thông tin trên website của bạn (Số điện thoại và địa chỉ vật lý).
- Liệt kê tất cả các phương thức thanh toán có sẵn được chấp nhận. Trước khi người dùng bắt đầu quá trình thanh toán.
- Đảm bảo website của bạn bao gồm chính sách trả lại và hoàn tiền. Trong đó nêu rõ cách bạn xử lý trả lại và hoàn lại tiền. Bao gồm tất cả các yêu cầu và bất kỳ mốc thời gian nào. Nếu trả lại và hoàn tiền không được chấp nhận. Bạn cần nêu rõ điều này trên trang web của mình.
Chính sách yêu cầu của Google Shopping cho doanh nghiệp bắt đầu quảng cáo
Vừa rồi Adsplus.vn đã cung cấp cho bạn những chính sách yêu cầu của Google Shopping giúp bạn sẵn sàng thiết lập chiến dịch quảng cáo ngay cho doanh nghiệp của mình. Tiếp tục với chuyên đề “Quảng cáo Google Shopping – Xu hướng dẫn đầu 2018”, ở kỳ 5 Adsplus.vn sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt tài khoản Google Shopping, mời bạn đón đọc!
Adsplus.vn chúc bạn trở thành người tiên phong dẫn đầu thị trường Việt Nam 2018 thành công!
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Google. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Các công cụ khắc phục lỗi google analytics dưới đây. Sẽ giúp bạn xác định và giải quyết các vấn đề về dao động lưu lượng và sự không nhất quán của google analytics.
Tất tần tật những điều bạn cần biết về công cụ khắc phục lỗi google analytics
Google đã lặng lẽ phát hành một bộ công cụ hoàn toàn mới
Nó có thể giúp bạn rất nhiều trong việc phân tích và khắc phục lỗi Google Analytics. Google gọi những công cụ này là trình khắc phục sự cố.
Về cơ bản nó là những trang web tương tác, phản hồi hành động của người dùng. Những hành động này có thể chọn một vấn đề cụ thể. Hoặc trả lời cho các câu hỏi là “Có” hoặc “Không”.
Google đã tạo ra trình khắc phục sự cố này tập trung vào những chủ đề nhất định. Do đó bạn chỉ có thể tìm hiểu và khắc phục sự cố xung quanh những chủ đề nhất định đó.
Khi bạn sử dụng trình khắc phục sự cố. Google sẽ hỏi bạn một loạt những câu hỏi và sau đó dựa trên câu trả lời của bạn sẽ đề xuất. Xem dữ liệu nào ở đâu trong báo cáo GA và gợi ý cách giải quyết vấn đề cụ thể.
Ví dụ, Google đã có trình khắc phục sự cố giúp xác định và giải quyết. Các vấn đề thay đổi lượng truy cập đột biết trong báo cáo GA.
Do đó, nếu bạn thấy lượng truy cập tăng đột biến từ một ngày cụ thể nào đó. Thì bạn có thể sử dụng công cụ này để tìm hiểu nguyên nhân.
Hướng dẫn sử dụng công cụ khắc phục sự cố của Google Analytics
Bước 1: Bạn điều hướng đến công cụ Khắc phục sự cố biến động/không thống nhất lưu lượng truy cập
Bước 2: Chọn vấn đề mà bạn quan tâm. Ở ví dụ này mình chọn “Tôi thấy lưu lượng truy cập tăng đột biến bắt đầu từ một ngày cụ thể”
Sau đó, Google sẽ tiếp tục hỏi bạn câu hỏi sau:
Trong báo cáo Chuyển đổi > Nguồn/Phương tiện. Liệu có phải có một nguồn/phương tiện gây ra mức tăng đột biến này không?
Bước 3: Bạn truy cập vào báo cáo “Nguồn/Phương tiện” trong GA. Và kiểm tra xem có một hay nhiều nguồn làm tăng lượng truy cập đột biến của ngày đó hay không.
Bước 4: Phụ thuộc vào Analytics của bạn, mà trả lời “Có” hoặc “Không”.
Ở đây, mình giả sử rằng có một Nguồn/Phương tiện duy nhất chiệu trách nhiệm về việc làm tăng đột biến lưu lượng truy cập. Do đó mình trả lời là có trong trường hợp này.
Sau khi bạn nhấp vào có, Google sẽ tiếp tục hỏi bạn như sau:
Bạn có thấy lưu lượng truy cập sụt giảm liên tục so với nguồn/phương tiện khác không?
Bước 5: Phụ thuộc vào Analytics của bạn, mà trả lời “Có” hoặc “Không”.
Ở đây mình giả sử là không thấy giảm lưu lượng truy cập đồng thời từ một Nguồn/Phương tiện khác. Do đó, mình sẽ nhấp vào nút “Không”.
Ngay khi bạn nhấp vào nút “Không”. Google sẽ cung cấp cho bạn một đề xuất gợi ý bạn nên làm gì tiếp theo.
Sử dụng báo cáo Hành vi > Trang đích để kiểm tra khoảng thời gian trước và sau khi có mức tăng đột biến. Đối với nguồn/phương tiện đã gây ra mức tăng đột biến đó. Nếu có một trang cụ thể làm tăng lưu lượng truy cập. Hãy kiểm tra xem trang đó có được quảng cáo đặc biệt trong thời gian tăng đột biến hay không.
Nếu lưu lượng truy cập được phân bổ đều. Mức tăng đột biến này có thể chủ yếu là do hành vi của người dùng. Hoặc thay đổi từ các yếu tố bên ngoài. Ví dụ: cải tiến về xếp hạng không phải trả tiền, quảng cáo hướng tới người dùng của trang web trên kênh xã hội, v.v.).
Những đề xuất nhưng trên là rất hữu ích đối với những nhà tiếp thị/chủ doanh nghiệp, ngay cả khi bạn là nhà phân tích GA chuyên nghiệp thì bạn cũng có những khu vực mới để khám phá.
Nếu bạn gặp những vấn đề khác bạn có thể bắt đầu chọn lại từ đầu.
Những công cụ khắc phục sự cố khác của Google Analytics
Dưới đây là danh sách trình khắc phục sự cố khác của Google:
- Khắc phục sự cố dữ liệu (not set) trong các báo cáo của bạn. Sử dụng công cụ này để xác định và giải quyết các vấn đề liên quan đến dữ liệu (not set) trong báo cáo GA.
- Khắc phục sự cố số nhấp chuột và số phiên. Sử dụng công cụ này để xác định và khắc phục sự khác biệt về dữ liệu. Giữa Google Adwords và Google Analytics.
- Khắc phục sự cố thiết lập mã theo dõi và sự cố không có dữ liệu. Sử dụng công cụ này để khắc phục những vấn đề. Liên quan việc cài đặt mã theo dõi Google Analytics.
Ngoài ra còn có thể khắc phục một số sự cố khác
- Khắc phục sự cố Theo dõi và báo cáo thương mại điện tử. Sử dụng công cụ này để xác định và khắc phục các vấn đề. Liên quan đến theo dõi thương mại điện tử tiêu chuẩn và theo dõi thương mại điện tử nâng cao.
- Khắc phục sự cố thiết lập mục tiêu. Sử dụng công cụ này để xác định và khắc phục các vấn đề. Liên quan đến Chuyển đổi mục tiêu được thiết lập trong GA.
- Khắc phục sự cố chênh lệch trong mục tiêu, giao dịch và chuyển đổi AdWords. Sử dụng công cụ này để xác định và khắc phục sự khác biệt về dữ liệu giữa các mục tiêu. Giao dịch và chuyển đổi AdWords trong GA và AdWords.
- Khắc phục sự cố liên kết AdWords/Analytics.Sử dụng công cụ này để xác định và khắc phục các vấn đề. Liên quan đến việc liên kết tài khoản Google AdWords và Google Analytics của bạn.
- Khắc phục sự cố với Kênh đa kênh. Sử dụng công cụ này để xác định và khắc phục các sự cố liên quan đến. Báo cáo kênh đa kênh và mô hình phân bổ.
Trên đây là những công cụ khắc phục lỗi google analytics mà Google đã phát hành để phân tích và gỡ lôĩ dữ liệu. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn có thể giải quyết được những rắc rối hay sự cố khi google analytics gặp phải. Hãy theo dõi Adsplus.vn thường xuyên để cập nhật kịp thời những thông tin bổ ích nhé!
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Google. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Ở thời điểm mà các hình thức quảng cáo trở thành công cụ đắc lực trong chiến thuật phát triển doanh nghiệp. Các xu hướng mới không ngừng xuất hiện để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Vì thế, sự xuất hiện của Google Shopping tại Việt Nam. Sẽ đánh dấu một cuộc đua mới, một cuộc đua quyết liệt và cam go. Nói cách khác, hiệu quả Google Shopping đem đến chính là “chiếc phao” cứu hộ. Giúp cho doanh thu của thị trường Việt Nam trong thời gian sắp tới.
[Infographic] 4 Hiệu quả Google Shopping là cứu tinh doanh thu thị trường Việt Nam
Như Adsplus.vn đã chia sẻ ở 2 kỳ trước trong chuyên đề “Quảng cáo Google Shopping xu hướng dẫn đầu trong năm 2018”. Chúng ta đã có những nhìn nhận nhất định về hình thức quảng cáo “mới toanh”. Sắp chuẩn bị cập bến tại Việt Nam vào tháng 10 tới đây.
Quảng cáo Google Shopping
Đặc biệt ở bài viết Sự khác nhau giữa Quảng cáo Google Shopping và Google Ads Search. Chúng ta cũng đã nhận thấy Google Shopping là một hình thức quảng cáo mới rất tiềm năng. Theo những thống kê cũng như sự phân tích chiến lược từ Adsplus.vn. Có thể hoàn toàn có quyền kỳ vọng về Google Shopping như một “ông vua” quảng cáo. Giúp đẩy mạnh doanh thu lên mức tối đa trong tương lai gần.
Một lần nữa giúp bạn hệ thống lại những thông tin chi tiết của chiến dịch quảng cáo Google Shopping, Adsplus.vn đã biên soạn bộ “[Infographic] 4 Hiệu quả Google Shopping là cứu tinh doanh thu thị trường Việt Nam dưới đây.
[Infographic] Giới thiệu tổng quan Google Shopping
[Infographic] 4 Hiệu quả Google Shopping là cứu tinh doanh thu thị trường Việt Nam
Google Shopping được hứa hẹn là 1 thị trường cực kì hấp dẫn dành cho các nhà bán lẻ. Được kì vọng sẽ sớm bắt kịp thị trường Google Ads Search và Facebook Ads. Chiếm lĩnh thị trường Việt Nam trong một thời gian ngắn nhờ những ưu điểm nổi bật.
Agency chạy quảng cáo Google Shopping chuyên nghiệp
Tự hào là công ty đầu tiên được Google chứng nhận chạy Google Shopping thành công tại Việt Nam. Adsplus.vn tự tin giúp bạn dẫn đầu thị trường và trở thành người tiên phong với hình thức quảng cáo mới này. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin về Google Shopping trong kỳ 4 tiếp theo. Của chuyên đề “Quảng cáo Google Shopping xu hướng dẫn đầu trong năm 2018”. Mời bạn dành thời gian đón đọc. Bên cạnh đó, nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp. Đừng ngần ngại hãy chia sẻ với Adsplus.vn. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ tư vấn và giúp bạn hoạch định một chiến lược kinh doanh hiệu quả. Chúc bạn thành công!
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Google và các Tips chạy Google Ads hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Google Shopping, trước đây được gọi là Quảng cáo danh sách sản phẩm Google (Google Product Listing Ads - PLA). Google Ads, trước đây là Google AdWords. Bao gồm quảng cáo tìm kiếm và quảng cáo hiển thị. Đây là hai phương pháp được nhận định có hiệu quả cao. Trong việc tăng trữ lượng truy cập và tỉ lệ chuyển đổi trên website.
Nhiều doanh nghiệp hỏi Adsplus về sự tương đồng và điểm khác biệt giữa hai hình thức quảng cáo Google Shopping và Google Ads Search. Cũng như đề xuất những giải pháp tối ưu nhất cho website của họ. Trong bài viết kỳ này, Adsplus sẽ giải đáp thắc mắc này một cách rõ ràng và đơn giản nhất.
Trước tiên, hãy xem những đặc điểm khác nhau cơ bản của hai hình thức quảng cáo Google Shopping và Google Ads Search trong hình minh hoạ dưới đây:
Giới thiệu Google Shopping
- Google Shopping (trước đây là Quảng cáo danh sách sản phẩm Google hay PLAs). Cho phép doanh nghiệp sở hữu website có thể đặt mức chi phí cho mỗi nhấp chuột theo mong muốn của họ. Để hiển thị quảng cáo danh sách sản phẩm của doanh nghiệp đó; ở những vị trí đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Điều này cho phép bạn đấu giá thầu cho từng sản phẩm, từng nhóm sản phẩm, danh mục và ngân sách hằng ngày của bạn.
- Quảng cáo Google Shopping có hình ảnh sản phẩm trực diện và nổi bật. Còn quảng cáo Google Ads thì không có.
- Không cần phải thiết lập quảng cáo bằng chữ hoặc đấu giá thầu trên từng từ khoá.
- Thường sẽ dẫn đến website thương mại của doanh nghiệp. Nơi có danh mục nhiều thông tin và đa dạng sản phẩm.
Giới thiệu Google Ads Search
- Google Ads Search (trước đây là Google AdWords). Cho phép doanh nghiệp sở hữu website đấu giá thầu trên từng từ khoá cụ thể. Để hiển thị quảng cáo của bạn ở những vị trí đầu trên trang tìm kiếm của Google.
- Thường được sử dụng cho cả website thương mại và các doanh nghiệp có cửa hàng.
- Dẫn tới website mà không cần số lượng lớn danh mục sản phẩm
- Cho phép kiểm soát nhiều hơn các thông điệp quảng cáo, thông tin bán hàng, định hướng thương hiệu.
Quảng cáo Google Shopping & Google Ads Search
Doanh nghiệp bạn nên sử dụng loại hình quảng cáo nào là phù hợp?
Câu trả lời của Adsplus đó là phụ thuộc và tình hình doanh nghiệp bạn. Dưới đây là một số điều bạn nên cân nhắc khi đưa ra quyết định giữa giải pháp quảng cáo Google Shopping và Google Ads Search:
- Google Shopping sẽ hiệu quả hơn cho website của bạn khi doanh nghiệp bạn cung cấp một số lượng sản phẩm đủ lớn và đa dạng. Ví dụ như, nếu website bạn bán 1,000 sản phẩm. Bạn có thể thực thi chiến lược quảng cáo cho mỗi một dòng sản phẩm. Với trang landing page cho từng sản phẩm có đầy đủ thông tin chi tiết. Trong trường hợp này, việc thiết lập quảng cáo Google Ads phức tạp hơn rất nhiều. Tốn nhiều thời gian trong việc quản lí.
- Quảng cáo pay-per-click (PPC) Google Shopping có tỉ lệ nhấp chuột cao hơn đáng kể. Trong khi trữ lượng và doanh thu tăng lên. Việc có nhiều click hơn đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đầu tư ngân sách vào quảng cáo nhiều hơn. Chúng cũng có thể ít tốn kém hơn cho mỗi cú nhấp chuột. Nhưng sự cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi.
- Quảng cáo pay-per-click (PPC) Google Ads sẽ hiệu quả hơn nếu dùng cho mục tiêu định vị thương hiệu, truyền tải thông điệp và chương trình khuyến mãi.
Nhìn chung
Quảng cáo Google Shopping và Google Ads Search có những điểm nổi bật và ưu điểm riêng cho từng mục đích khác nhau. Thế nên quyền quyết định và sự thành công của chiến dịch quảng cáo còn phụ thuộc rất lớn vào doanh nghiệp của bạn.
Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp về hai hình thức quảng cáo phổ biến nhất hiện nay. Adsplus tổ chức các buổi hội thảo. Đồng thời cập nhật thông tin mới nhất liên tục trên Blog và Fanpage chính thức. Theo dõi các kỳ sau của chuyên đề về Google Shopping để hiểu rõ xu hướng quảng cáo mới này một cách toàn diện, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp bạn nhé.
Xem tiếp Kỳ 3 của Chuyên đề 1: Hiệu quả Google Shopping là cứu tinh doanh thu thị trường Việt Nam?
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Google. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn