wdt_admin
Với những người thành công, quy luật là không thể thiếu dù là trong lĩnh vực nào đi chăng nữa. Điều này có nghĩa là bạn muốn trở thành một nhân viên bán hàng thành công. Bạn cũng cần phải tuân thủ theo những quy luật của người kinh doanh. Adsplus.vn Blog sẽ giới thiệu các bạn bí quyết bán hàng thành công với 7 quy luật vàng vô cùng quan trọng trong kinh doanh.
1. Biết lắng nghe
Biết lắng nghe luôn là một trong những bí quyết bán hàng thành công nhất. Hãy giữ cho miệng của bạn đóng kín khi đôi tai mở to. Trong một vài phút đầu tiên của bất cứ giao dịch bán hàng nào, điều này là rất quan trọng.
Việc giới thiệu bản thân, cho khách hàng biết tên và mục đích của cuộc giao tiếp là đương nhiên. Nhưng nó lại không thực sự phù hợp vào khoảnh khắc đầu tiên của cuộc trò chuyện. Vậy chính xác tại thời điểm này bạn cần làm gì? Câu trả lời là đừng làm gì hết mà hãy chú tâm lắng nghe nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Đó chính là cơ sở để bạn tiếp tục cuộc hội thoại với những mong muốn của mình đối với khách. Ngoài ra, bạn cần phải tránh một số hành động khác nhau. Đó là không nói quá nhiều về bản thân, cũng đừng trình bày về các sản phẩm của mình. Đặc biệt là đừng bao giờ rao giảng bán hàng thái quá.
2. Bán hàng với những câu hỏi, quan tâm đến vấn đề của khách hàng
Trong những hoạt động bán hàng, bản chất tự nhiên của con người sẽ được bộc lộ qua tâm lý "kháng cự bán hàng". Có nghĩa là bất kỳ hàng động bán hàng nào cũng sẽ luôn tạo ra một kháng cự nhất định.
"Không ai quan tâm tới việc bạn tuyệt vời như thế nào. Đặc biệt nếu bạn chưa cho họ thấy họ là những người tuyệt vời." Bạn cần chú ý, quan tâm và hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng là gì. Sau đó tìm hiểu lý do tại sao khách hàng cần lựa chọn sản phẩm của bạn. Hãy tỏ ra tò mò và hiếu kỳ về những khách hàng tiềm năng. Sau đó hỏi xem họ đang sử dụng sản phẩm/ dịch vụ nào? Họ có hài lòng không hay những mong muốn kỳ vọng của khách về sản phẩm như thế nào?
Biết rõ nhu cầu của khách nhưng đừng vội thuyết phục họ mua hàng. Như vậy sẽ khiến khách hàng tin tưởng rằng bạn là một nhà tư vấn có giá trị.
3. Tạo ra sự thân thiện
Tạo ra sự thân thiện cũng là một trong những bí quyết bán hàng thành công được nhiều người áp dụng. Trò chuyện với khách tuyệt đối không sử dụng giọng điệu "kiểu mẫu bán hàng", mà hãy giao tiếp với sự thân thiện, gần gũi. Nếu không, những những lời thuyết phục đó chỉ là sáo rỗng, mang tính chất khẩu hiệu, rập khuôn không thích hợp với môi trường bán hàng chuyên nghiệp ngày nay.
4. Quan tâm đến tâm trạng của khách hàng
Phần lớn các nhân viên bán hàng thường quá quan tâm tới những điều mình định nói, đến nỗi họ quên mất rằng người đối thoại với họ cũng chỉ là một người bình thường với những tâm tư riêng. Liệu khách hàng đang có điều gì bực bội, xúc động hay bối rối? Nếu đúng như vậy, bạn hãy hỏi khách: “Có lẽ chúng ta nên gặp gỡ vào một dịp khác chăng?".
Xem thêm:
- Tik Tok đang thử nghiệm tính năng ‘Đăng ký kinh doanh’ trên nền tảng
- Chiến lược kinh doanh độc nhất vô nhị của IKEA
5. Điều hướng câu chuyện
Nếu khách đặt câu hỏi, bạn hãy trả lời ngắn gọn và sau đó tiếp tục câu chuyện đang bỏ dở. Hãy nhớ rằng, những câu hỏi đó không phải là về bạn, mà để họ xác định xem bạn có đúng là người họ cần hay không.
6. Không biến cuộc trò chuyện thành bài giới thiệu sản phẩm
Bạn không nên quá chú tâm vào việc giới thiệu sản phẩm, mà hãy tập trung nói những điều bạn cảm thấy sẽ hữu ích với khách hàng trong hoàn cảnh cụ thể của họ. Và nếu có thể, bạn hãy giới thiệu những lợi ích theo đúng ngôn từ của khách hàng, chứ không phải của bạn.
7. Luôn nhớ bạn không phải nhân viên bán hàng
Vì vậy đừng kết thúc cuộc đoạn hội thoại bằng những cách thông thường như "Anh/Chị sẽ mua chứ?" Bạn phải luôn nhớ bạn không phải là một người bán hàng mà là người cung cấp giải pháp cho vấn đề của khách. Bạn cần tránh các câu hỏi nhắc nhở khách hàng tiềm năng rằng họ đang giao tiếp với một nhân viên bán hàng thực thụ.
Với những 7 bí quyết bán hàng thành công trên, Adsplus.vn Blog chúc các bạn sẽ tạo được cho mình những thành tựu có giá trị!
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Kinh doanh. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Trong thời đại bận rộn, có lẽ cách truyền thông qua poster, tờ rơi, banner…đã không còn mấy hiệu quả nữa. Hầu hết mọi người đều dành thời gian truy cập Internet. Để cập nhật các thông tin kinh tế - xã hội, lướt Facebook, Instagram…Mặt khác, giữa nhan nhản các trung tâm giáo dục, làm sao để bạn nổi bật hơn đối thủ?
Do đó, việc sử dụng Digital Marketing là một trong những phương pháp quan trọng. Giúp mọi người bắt gặp được trung tâm của bạn. Hãy tham khảo Bộ công cụ Digital Marketing cho giáo dục dưới đây nhé!
1. Sử dụng mạng xã hội một cách tối ưu
Social Media vẫn luôn chứng minh được rằng mình là một công cụ Digital Marketing cho giáo dục cực kì hiệu quả. Trung tâm của bạn hướng đến học viên trẻ, khoảng từ 18 – 30 tuổi. Đây là những đối tượng thường xuyên truy cập Facebook, Instagram với tần suất lớn trong ngày. Do đó họ sẽ có khả năng nhìn thấy quảng cáo của bạn cao hơn các đối tượng khác. Thuật toán của các trang mạng xã hội này khá chính xác nên bạn sẽ tiếp cận được số người mong muốn. Theo mục tiêu đặt ra, tùy theo lượng chi phí bạn trả.
Ngoài ra, bạn có thể tận dụng lợi thế trên các trang Fanpage nổi tiếng có lượng fans rất cao. Những quảng cáo này sẽ không nói trực tiếp về bạn. Mà sẽ khéo léo nói về bạn thông qua câu chuyện theo phong cách của fanpage ấy. Và vẫn đảm bảo người xem sẽ biết đến bạn. Tuy nhiên, nên cân nhắc kĩ các trang fanpage mà bạn có ý định hợp tác. Bởi hoạt động và hình ảnh của fanpage đó cũng sẽ ảnh hưởng tới ấn tượng về trung tâm của bạn.
2. Video Marketing
Đó có thể là một đoạn video dưới 10 phút: một giáo viên dạy một số kiến thức cơ bản của chương trình mà bạn đào tạo cho các học viên. Hoặc một chuyên gia tư vấn sẽ chia sẻ các tip chuẩn bị apply học bổng du học…Đây được gọi là hình thức cung cấp dịch vụ để khách hàng trải nghiệm trước khi tìm hiểu và ra quyết định mua. Video này không cần quá dài và quá công phu. Chỉ đơn giản là quay live stream bằng điện thoại hoặc được chỉnh sửa chút ít bằng các công cụ online. Bạn có thể đăng video lên các trang mạng xã hội hoặc trên các trang báo liên quan như sẽ giới thiệu dưới đây.
3. Đặt banner trên các site báo lớn
Các trang báo lớn có lượt tiếp cận cao cũng là một công cụ Digital Marketing cho giáo dục khá là tuyệt vời. Đó là nơi lý tưởng để bạn đặt các banner quảng cáo sinh động và hút mắt. Banner có rất nhiều dạng và kích cỡ, nó có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên trang như ở đầu trang, sườn trang, chân trang, Balloon Ads, AdX…Nếu bạn đặt mục tiêu vào đối tượng những người đã đi làm và có thu nhập ổn định thì các trang nên hướng tới là Dân trí, CafeF, Cafebiz, VnEconomy…Nếu đối tượng là giới trẻ thì có thể đặt tại Kênh 14, Soha…Còn với những bà mẹ và gia đình thì nên sử dụng Afamily.
4. PR trên các trang báo
Tương tự như banner, PR là dạng chữ và hình ảnh quảng bá cho trung tâm của bạn qua các câu chuyện hoặc giới thiệu trực tiếp. Các bài PR thường có độ tin tưởng khá cao. Do nó không phải là bạn tự quảng cáo về mình mà được “khen” từ một bên thứ ba. Các bài PR có thể là nhận định của chuyên gia, ý kiến từ người học phản hồi về chất lượng hay kết quả đạt được nhờ trung tâm… Các bài PR có độ dài ngắn khác nhau. Tùy theo yêu cầu của bạn và được đặt tại các vị trí trang chủ hoặc chuyên trang phù hợp.
5. Email Marketing
Đây là cách thức tiếp cận khách hàng vừa tiết kiệm chi phí vừa khá trực tiếp. Tùy vào lượng dữ liệu có sẵn, bạn sẽ chia khách hàng ra thành những nhóm tập trung. Cung cấp cho họ những chương trình đặc biệt. Như ưu đãi 20% khi đăng ký trước ngày nào đó hoặc giảm giá lớn khi đăng ký theo nhóm.
Một lưu ý khi sử dụng Email Marketing là bạn nên có được sự đồng thuận từ khách hàng và không spam họ quá nhiều thông tin.
6. Sử dụng kết hợp các công cụ trong một chiến dịch truyền thông
Nếu như bạn đang chuẩn bị khai trương cơ sở mới. Hoặc có các chương trình khuyến mãi đặc biệt. Việc bạn cần làm là lên kế hoạch phân bổ nguồn lực, thời gian vào các công cụ, kết hợp một cách có hệ thống. Hãy lựa chọn các kênh Marketing hợp lý để đạt được doanh số lớn nhất nhé!
Trên đây là chia sẻ của Adsplus về bộ công cụ Digital Marketing cho giáo dục cực kì hiệu quả giúp bạn xem xét và định hướng cho mình chiến lược truyền thông phù hợp. Adsplus chúc bạn thành công nhé!
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Trong thời gian gần đây, tin tức lan truyền quá nhanh với tốc độ chóng mặt. Đi kèm với những tin tức thật, còn có những tin tức giả. Điều này sẽ gây hoang mang dư luận, người đọc sẽ rất khó để có thể phân biệt được nguồn tin nào là đáng tin cậy. Vì vậy mà Google đã ra mắt sáng kiến mới với thông tin "google chống tin tức giả".
Tại một cuộc họp báo ở NewYork (Mỹ), Google đã đưa ra thông báo họ đang triển khai một sáng kiến mới. Sáng kiến này mang tên Google News Initiative (google chống tin tức giả). Không những thế dự án này còn được đầu tư hơn 300 triệu đô la cho 3 năm tiếp theo.
Mục đích của sáng kiến này chính là hỗ trợ cho các nhà xuất bản kiếm tiền. Không những thế mà còn chống lại các tin tức giả. Bao gồm một số sản phẩm thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp báo chí và truyền thông.
Xem thêm:
- Google Drive sẽ xóa toàn bộ dữ liệu “18+” của người dùng
- App Google Ads vừa cập nhật với 3 tính năng mới
Trong một thông cáo báo chí, Google cho biết rằng họ tin một số hy vọng. Đó là nó có thể giúp các doanh nghiệp nhỏ trong ngành công nghiệp truyền thông thông qua các sáng kiến. Ví dụ như: Subscribe with Google. Tính năng này sẽ giúp bạn mua các lượt đăng ký thông qua tài khoản Goolge một cách dễ dàng hơn. Tính năng này cung cấp cho các nhà xuất bản dữ liệu. Cùng với đó là công cụ để mở rộng phạm vi tiếp cận. Từ đây thúc đẩy các cuộc trò chuyện và thu hút các lượt đăng ký.
Công ty này cũng đã viết trên một bài đăng của họ. Bài viết cho biết họ đã trả 12,6 tỷ đô la cho các tổ chức sản xuất tin tức. Từ đó điều hướng hơn 10 tỷ lần nhấp chuột mỗi tháng tới các trang web của nhà xuất bản.
Các nhà điều hành của các nhà xuất bản vẫn đang theo dõi sát sao động thái Google chống tin tức giả này. Raju Narisetti, CEO của Gizmodo Media Group thông báo rằng Google đang nỗ lực để giảm bớt mối quan hệ căng thẳng với các nhà sản xuất tin tức. Google cũng đang cố gắng dập tắt các tin tức giả mạo thông qua các công cụ khác của News Initiative có tên là Disinfo Lab.
Bạn có đặt niềm tin lớn vào việc google chống tin tức giả sẽ thành công? Hãy chia sẻ cùng Adsplus để nêu lên quan điểm của mình nhé.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Google. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Tốc độ lan truyền thông tin nhờ có Internet trở nên một cách “chóng mặt” trên mạng xã hội. Có vẻ các cách marketing truyền thống đã trở nên có chút “lỗi thời”. Điều này khiến cho các đại gia như L’Oréal, Maybeline, Innisfree,… cũng nhanh chóng thay đổi chiến lược marketing mỹ phẩm của mình để bắt kịp với xu hướng thế giới.
Hãy cùng với Adsplus khám phá chiến lược marketing mỹ phẩm mới nhất nào!
Thời gian gần đây, ta có thể thấy những topic về làm đẹp xuất hiện hơn 4 tỷ lần một năm trên Google. Cùng với đó, quyết định mua hàng của người tiêu dùng ngày càng bị ảnh hưởng. Đa số là bởi các phương tiện truyền thông xã hội. Đương nhiên các “ông lớn” của ngành mỹ phẩm cũng nhận ra điều đó. Họ cũng đã nhanh chóng thay đổi chiến lược marketing bằng cách tập trung vào những “long tail (các cụm từ khóa gồm 4 hay 5 từ trở lên) trong content” cho “giai đoạn đánh giá” của người tiêu dùng.
Họ cũng nhận ra rằng, không nên chỉ có những content liên quan đến đa số. Thay vào đó là sẽ tạo ra nhiều loại asset khác nhau. Qua đó, để đáp ứng được hết mọi yêu cầu khác nhau của khách hàng. Nhờ vậy, ngân sách dành cho Digital cũng đã tăng gấp đôi so với trước.
Các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng thường khuyến khích sự đổi mới thông qua một loạt những sáng kiến. Ví dụ như, L’Oréal đã dành riêng một khoản tiền cho The Next Fund. Đây là ý tưởng về việc các thương hiệu sẽ chia sẻ những thành công, thất bại trong Digital Marketing của mình. Họ sẽ chia sẻ với một nhóm những thương hiệu khác.
Dưới đây là một số câu chuyện xây dựng hình ảnh thương hiệu của L’Oréal:
Đầu tiên trong việc marketing mỹ phẩm, phải kể đến website Makeup.com của L’Oréal. Đây là một nguồn content hữu ích đến từ ban biên tập. Cùng với đó là một mạng lưới các vlogger rộng lớn. Những Beauty Blogger nổi tiếng trên YouTube như Michelle Phan hay Eva Gutowski (mylifeaseva) đều thường chia sẻ những nội dung mang đậm dấu ấn thương hiệu trên các kênh riêng của họ. Qua đó, giúp tăng độ phủ của L’Oréal lên gấp nhiều lần.
Cuối cùng, trong thử nghiệm Marketing gần đây nhất, L’Oréal đã chuyển từ việc xuất bản sách sang hướng người dùng có tương tác trực tiếp thông qua công nghệ. Tại Liên hoan phim Cannes tháng 5 vừa qua, thương hiệu đã cho ra mắt Makeup Genius, một ứng dụng quét khuôn mặt và cho phép bạn thử gần như tất cả mọi sản phẩm L’Oréal khác nhau. Tờ New York Times gọi đây là một tiến bộ lớn cho “interactive mirror”, một công nghệ khơi dậy sự quan tâm của rất nhiều người.
Bằng cách đầu tư vào những nền tảng có tính tương tác cao và nội dung phong phú, L’Oréal đã bắt đầu định vị mình là một thương hiệu khá gần gũi. Họ không muốn mọi người nhìn mình là gã khổng lồ khó gần trong ngành mỹ phẩm. Và L’Oréal sẽ còn tiến rất xa trong ngành Digital Marketing ở tương lai.
Lời kết
Nhìn chung, trước sự tiến bộ không ngừng của thời đại và mối đe dọa từ rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong thị trường mỹ phẩm, các “gã khổng lồ” đã phải thay đổi đáng kể chiến lược marketing của mình. Đó cũng là xu hướng chung mà những ai đang kinh doanh trên thị trường này cần nắm bắt kịp thời. Qua đó, điều chỉnh cho các chiến lược marketing mỹ phẩm của mình.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Digital Marketing. Cùng với đó là các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Ngày nay, nhu cầu về làm đẹp và thư giãn của các chị em phụ nữ đã và đang tăng cao. Để phục vụ điều đó có rất nhiều thẩm mỹ viện ra đời. Kinh doanh lĩnh vực này mang lại nguồn lợi nhuận khá lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên ngành thẩm mỹ lại có đặc thù riêng. Muốn phát triển bền vững bạn cần đầu tư rất nhiều từ những bước đầu tiên. Từ việc thu hút khách hàng, tạo dấu ấn, lòng tin. Đến việc thỏa mãn cho từng nhu cầu của khách hàng. Chính vì thế, hôm nay Adsplus.vn sẽ chia sẻ một vài bí quyết về Marketing thẩm mỹ viện để giúp bạn kinh doanh hiệu quả hơn nhé, cùng tìm hiểu nào.
Bài viết dưới đây Adsplus sẽ giới thiệu đến bạn cách để marketing thẩm mỹ viện:
1. Marketing thẩm mỹ viện qua Facebook
Quảng cáo trên Facebook chính là kênh thích hợp cho spa, thẩm mỹ viện. Kết hợp bài PR trên các báo lớn nơi có nhiều giới trẻ quan tâm. Lập trang Fanpage giúp thẩm mỹ viện có thể tương tác tích cực hơn với khách hàng thân thiết. Tăng lượng khách hàng tiềm năng mới đang sử dụng Facebook mỗi ngày.
Fanpage là nơi thích hợp để thể hiện hết về các mặt cơ sở vật chất, công nghệ dịch vụ. Thông qua việc post những hình ảnh và video đẹp lung linh của chính thẩm mỹ viện của mình. Hình ảnh đẹp ở đây bao gồm ảnh về khách hàng sau khi làm đẹp, ảnh về phản hồi của khách, ảnh về không gian của spa. Hay đơn giản là các thiết bị hiện đại mà spa đang sử dụng. Dĩ nhiên điều đó sẽ thu hút được sự quan tâm của khách hàng.
2.Tối ưu SEO
Đưa trang web lên top Google là cách vô cùng hiệu quả. Để các khách hàng đang thực sự có nhu cầu làm đẹp biết đến thương hiệu thẩm mỹ viện của bạn. Tối ưu từ khóa tìm kiếm trên Google hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào công ty quảng cáo truyền thông cũng như mức chi phí đấu thầu từ khóa mà bạn chọn. Thế nên hãy chọn một agency chuyên nghiệp nếu muốn chiến dịch Marketing thẩm mỹ viện của bạn thành công.
Những yếu tố ảnh hưởng đến SEO
Từ khóa:
Từ khóa chính là yếu tố đánh giá bạn hiểu hành vi khách hàng bao nhiêu.
Một ví dụ minh họa nhỏ: Bạn thử đặt mình vào vị trí khách hàng và đang có nhu cầu trị mụn, trị nám. Thì bạn sẽ nghĩ ngay tìm kiếm thông tin về các dịch vụ Thẩm mỹ viện trên Google và từ khóa bạn tìm kiếm là gì? Chắc chắn không phải là từ khóa “trị mụn” hay “trị nám”. Vì nó quá chung chung mà thay vào đó bạn sẽ tìm từ khóa chi tiết hơn. Như “trị mụn ở đâu uy tín”, “trị mụn tận gốc ở đâu”.
Các từ khóa chi tiết mới là cầu nối giữa bạn và khách hàng, đó chính là yếu tố mang khách hàng đến cho bạn. Hãy suy nghĩ cẩn thận để xem những từ khóa mà bạn dùng cho chiến dịch quảng cáo của mình thực sự có hiệu quả chưa ?
Vị trí đứng top
Khi khách hàng có nhu cầu thường có xu hướng tìm hiểu. Xem thông tin ở tất cả các website xuất hiện trong trang nhất của Google. Sau đó họ mới đánh giá, so sánh và đưa ra quyết định rằng nên sử dụng dịch vụ ở đâu. Bạn quảng cáo để thu hút khách hàng vào website của mình và đối thủ của bạn cũng vậy. Cùng một mục tiêu nhưng quảng cáo của bạn ở vị trí cao hơn; nên số tiền bạn chi trả cho quảng cáo nhiều hơn so với đối thủ. Liệu sự lựa chọn của bạn có đúng đắn và khôn ngoan? Một quảng cáo hiệu quả là quảng cáo mang lại khách hàng tiềm năng thật sự chứ không phải là vị trí mà quảng cáo đó xuất hiện.
Nội dung quảng cáo
Quan trọng nhất lời quảng cáo có phù hợp với các quy tắc mà Google đặt ra chưa? Đây cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của chiến dịch Marketing thẩm mỹ viện của bạn. Bởi lời quảng cáo có giá trị là phải đánh trúng vào tâm lý khách hàng. Kích thích họ có hành động phản hồi thì mới là yếu tố mang lại thành công cho bạn.
Tóm lại, trên đây là những bước để làm nên một chiến dịch marketing thẩm mỹ viện hiệu quả. Mà đã đang được áp dụng khá nhiều ngày nay. Nếu bạn đang phân vân không biết nên tạo chiến dịch thế nào. Thì hãy tham khảo thử nhé, chúc bạn thành công !
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Bạn không thể đăng nhập vào các dịch vụ của Google và khi cố đăng nhập bạn sẽ nhận đươc một thông báo lỗi hoặc được đưa đến trang “tài khoản của bạn bị vô hiệu hóa”. Nếu bạn gặp các trường hợp trên tức là tài khoản Google bị vô hiệu hóa. Nhưng bạn đừng lo lắng, Adsplus sẽ hướng dẫn bạn khôi phục tài khoản Google một cách đơn giản nhất.
Tại sao tài khoản bị vô hiệu hóa?
Tài khoản Google bị vô hiệu hóa nếu chủ sở hữu không tuân thủ chính sách của Google. Dưới đây là một số lý do phổ biến khiến tài khoản của bạn bị vô hiệu hóa.
- Phần mềm độc hại, lừa đảo và các hoạt động có hại khác.
- Tấn công hoặc xâm nhập tài khoản.
- Sử dụng nhiều tài khoản để lạm dụng.
- Gửi spam.
- Bóc lột trẻ em.
- Vi phạm chính sách sản phẩm.
Không phải tất cả các dịch vụ của Google vô hiệu hóa tài khoản vì những lý do này. Đôi khi Google cần phải hủy bỏ và xóa tài khoản. Google sẽ sử dụng phán xét tốt nhất của mình trong những tình huống này. Trong một số trường hợp khẩn cấp hoặc nghiêm trọng, Google cos thể không đưa ra thông báo.
Cách khôi phục tài khoản bị vô hiệu hóa
- Nếu tài khoản Google bạn bị vô hiệu, bị khoá, hoặc đang trong thời gian bảo trì : bạn tạm thời không thể truy cập vào tài khoản của mình. Bạn có thể khôi phục quyền truy cập ngay, thường trong 24 giờ tới 1 tuần.
- Nếu bạn đã đăng nhập, nhưng vẫn nhận được thông báo “Lỗi Tạm thời (502)”: điều này có nghĩa là tài khoản Gmail của bạn tạm thời không hoạt động. Nói chung, các lỗi này tự khắc phục chỉ trong vài phút. Do đó bạn hãy chờ một chút nhé trước khi đăng nhập lại. Và lưu ý rằng trong khi tài khoản của bạn không truy cập được thì thư và thông tin tài khoản vẫn an toàn.
- Nếu bạn đă đăng nhập tài khoản Google. Nhưng vẫn tiếp tục nhận được các thông báo lỗi khác. Bạn hãy thử dọn sạch bộ nhớ cache và cookie của trình duyệt. Để biết hướng dẫn dọn sạch bộ nhớ cache và cookie. Hãy sử dụng trình đơn Trợ giúp trong trình duyệt của bạn.
Nếu như bạn gặp các trường hợp trên thì bạn cũng đừng lo lắng. Những gợi ý ở trên của Adsplus sẽ giúp bạn khôi phục được tài khoản Google bị vô hiệu hóa. Một cách đơn giản và nhanh chóng nhất.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Google và các Tips chạy Google Ads hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Một nghiên cứu mới từ Trusted Media Brands và Advertiser Perceptions chỉ ra một số yếu tố. Họ nói rằng các marketer dự định sẽ tăng chi phí cho branded video tạo ra bởi người xuất bản. Do đó, họ sẽ đầu tư ít hơn vào những định dạng truyền thống. Ví dụ như quảng cáo pre-roll, mid-roll và post-roll.
Theo khảo sát, gần 4 trên 10 marketer (38%) tin rằng branded video ngày càng quan trọng hơn. Đặc biệt đối với chiến lược video tổng thể của họ hơn là những dạng quảng cáo số truyền thống. Cuộc khảo sát mới gần đây Digital Video Outlook cũng tiết lộ rằng. Có hơn 44% marketer và agency đồng ý rằng những nội dung từ những người xuất bản kết nối người dùng tốt hơn là nội dung được tạo ra bởi một content agency độc lập hay bởi bản thân một nhãn hiệu nào đó.
33% marketer cho rằng họ sẽ tăng chi tiêu ads cho những nội dung được sản xuất bởi nhà xuất bản
Vince Errico, chief digital officer của Trusted Media Brands nói rằng. “ Một trong những mục tiêu chính của các marketer ngày nay rất quan trọng. Đó là kết nối thực giữa người tiêu dùng và nhãn hiệu của họ. Khi các nhãn hiệu tìm cách để sản xuất video một cách hiệu quả. Để từ đây họ có thể tương tác với đối tượng khách hàng chủ chốt của họ. Branded video sẽ tiếp tục có tầm quan trọng lớn hơn. Và các marketer sẽ coi các nhà xuất bản là những content creator đáng tin cậy. Bởi họ có thể tạo ra những content thú vị, có hình ảnh sinh động trong môi trường thương hiệu an toàn.”
Quảng cáo pre-roll 30 giây vẫn sẽ duy trì
Các marketer cho thấy được tối ưu chi phí tăng lên khi chi tiêu vào branded video so với quảng cáo pre/mid/post roll
Nhà xuất bản là vũ khí bí mật của branded content
Các digital marketer báo cảo rằng một trong những lợi ích hàng đầu khi phân phối nội dung. Những nội dung được đăng trên những tài khoản, trang xuất bản chất lượng cao là môi trường thương hiệu an toàn (39%). Theo sau đó là yếu tố về kiến thức sáng tạo nội dung (33%). Đo lường cũng được cho là một lợi ích hàng đầu đối với những nhà xuất bản với 31%.
Các nền tảng xã hội tiếp tục là những nhóm thế lực về quy mô và nhắm đối tượng mục tiêu.
Các nền tảng xã hội nhận được điểm cao nhất về khả năng nhân rộng so với những trang nội dung/nhà xuất bản (60% vs 30%) và tương tác (52% vs 35%).
Đo lường và lợi tức đầu tư (ROI) cũng là điểm mạnh của những nhà xuất bản chất lượng cao
Vấn đề về sự minh bạch vẫn đang được quan tâm trên các nền tảng mạng xã hội. Khi so sánh những trang nhà xuất bản chất lượng cao với những nền tảng mạng xã hội, nhà xuất bản được đánh giá là có khả năng đo lường thành công tốt nhất (53% vs 31%), hiệu quả/ROI (49% vs 33%) và mức độ dễ dàng hợp tác (47% vs 31%).
Khảo sát The Trusted Media Brands được thực hiện vào tháng 11 năm 2017 với gần 300 người đưa ra quyết định về digital media ở Mỹ từ Advertiser Perceptions Omnibus Panel.
Nguồn: Makeitnoise.com
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Để một thương hiệu ghi dấu ấn trong tâm trí người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần tiếp thị thương hiệu của mình đến với người tiêu dùng. Bạn có thể thông qua các phương pháp nghiên cứu, thiết kế, PR, truyền thông về thương hiệu ... rất công phu, tỷ mỉ. Tuy nhiên, công sức của cả một tập thể có thể sẽ bị đổ xuống biển chỉ vì những lỗi hết sức ngớ ngẩn. Thậm chí là không đáng có của một hay nhiều người trong đội.
Tiếp thị thương hiệu
Hẳn một số người chúng ta vẫn còn nhớ đến thương vụ thê thảm của Nova. Đây là chiếc xe được “cưng” nhất của Chevy tại Mexico. Bởi cái tên Nova trong tiếng Tây Ban Nha nghĩa là “không làm ăn gì được”, ngôn ngữ chính của quốc gia thuộc Châu Mỹ này. Tất nhiên, chẳng có người nào muốn mang về nhà một chiếc xe với tên gọi đầy xui xẻo như thế.
Bạn có thể cười phá lên khi nghe câu chuyện này. Sau đó tự hỏi: “Thời đại bây giờ mà các công ty lớn vẫn còn những sai lầm ngớ ngẩn như thế sao?”. Vậy mà liên tiếp những sai lầm như thế vẫn tiếp tục diễn ra. Kể cả với các tập đoàn lớn trong chiến lược toàn cầu hoá thương hiệu cũng mắc sai lầm.
Xem thêm:
- ‘CommunityTok’ – công cụ tìm kiếm Insight người dùng cho thương hiệu
- KOL và KOC: Họ là ai và tầm quan trọng của họ với thương hiệu
Lại một ví dụ về các tập đoàn đặt tên thương hiệu mà không tìm hiểu kỹ văn hóa của quốc gia mà họ nhắm tới. Gần đây, Microsoft tung ra sản phẩm Vista trên toàn thế giới. Người dân Latvia (một quốc gia nhỏ vùng Baltic) giật mình khi thấy một sản phẩm có tên “mụ già nhếch nhác” nằm chễm chệ trong các cửa hiệu máy tính và phần mềm của đất nước họ.
Người ta không hiểu là do Microsoft đã không nghiên cứu kỹ lưỡng về cái tên Vista này. Hay đó là sự “nhắm mắt làm liều” vì dù sao Vista vẫn vận hành tốt trên các thị trường lớn của thế giới. Với người dân Latvia và giới chuyên môn, thì đó lại là một sai lầm nghiêm trọng. Lỗi này thể hiện sự thiếu tôn trọng các nền văn hoá, cũng như các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới của một tập đoàn toàn cầu.
Xem thêm:
- Ngành nào hiện đang sở hữu giá trị thương hiệu cao nhất năm 2021 ?
- Chạy quảng cáo TikTok nắm giữ sự sống còn của thương hiệu
Có lẽ vấn đề tiếp thị thương hiệu ra thế giới sẽ đơn giản hơn nếu như chúng ta chỉ cần lo nghĩ về tên gọi của sản phẩm. Tuy nhiên, các sản phẩm thành công trên thị trường toàn cầu đều mang lại một bài học chung. Đó là phải nghiên cứu kỹ lưỡng, lựa chọn thương hiệu một cách khắt khe. Do đó, điều này đóng vai trò quyết định đối với chuyện thành công hay thất bại của sản phẩm ấy.
Nhìn chung, có năm sai lầm ngớ ngẩn rõ ràng nhất mà các công ty có thể tránh được. Đặc biệt khi họ muốn mở rộng thị trường mới hoặc đẩy mạnh thương hiệu của mình trên một thị trường có sẵn.
Không nắm rõ ý nghĩa của tên gọi
Vấn đề ý nghĩa ở đây được xem xét một cách sâu rộng. Đặc biệt là hiểu nhau qua nhiều ngôn ngữ, văn hoá khác nhau của từng quốc gia. Tên gọi của công ty hay sản phẩm của bạn. Rất có thể lại là một từ ngữ mang ý nghĩa tiêu cực, không được đón chào đối với một số quốc gia. Việc tiến hành những nghiên cứu cần thiết là một phần rất quan trọng trong việc quyết định tên gọi của sản phẩm. Để từ đây có thể tránh những sai lầm không đáng có. Ví dụ như cái tên “không làm ăn gì được” của Chevy hay “Mụ già nhếch nhác” của Microsoft.
Tiếp thị thương hiệu
Để thực hiện những nghiên cứu này, đòi hỏi công ty bạn phải có trong tay những chuyên gia hàng đầu về ngôn ngữ. Cần đối chiếu, so sánh tên gọi với các nhóm ngôn ngữ trên thế giới. Cùng với đó là ngôn ngữ chính của các quốc gia khác. Trên cơ sở đó, điều chỉnh được tên gọi của sản phẩm theo một cách dễ nhớ, dễ gọi tên. Cuối cùng là tránh đụng phải những từ mang ý nghĩa gây phản cảm đối với người dân của một quốc gia nào đó.
Xem nhẹ vai trò của các màu sắc
Tiếp thị thương hiệu
Màu sắc cũng đóng góp một vai trò nhất định đến tính thẩm mỹ của các website. Bên cạnh đó là sản phẩm hoặc các công cụ marketing của sản phẩm. Bên cạnh đó, mỗi màu sắc nhiều khi lại mang ý nghĩa chuyển tải một thông điệp riêng. Thật không may cho những nhà kinh doanh nếu quên mất một vấn đề quan trọng. Đó là quan niệm về màu sắc của mỗi quốc gia, mỗi nền văn hoá nhiều khi lại trái ngược nhau hoàn toàn.
Ví dụ, các quốc gia Bắc Mỹ sử dụng màu đỏ cảnh báo nguy hiểm trong hướng dẫn sử dụng. Nhưng với một số quốc gia khác, người dân lại dùng màu đen hay xanh để cảnh báo nguy hiểm. Tại Châu Á, màu trắng thường được sử dụng trong tang lễ. Trong khi đó, tông màu này được người dân Châu Âu ưa chuộng trong đám cưới. Nếu các công ty của Mỹ, châu Âu chuyên về dịch vụ hôn lễ cho các đôi uyên ương. Đặc biệt bạn buộc phải nắm rõ được ý nghĩa của các loài hoa, trang phục... Họ sẽ gặp nhiều rắc rối khi kinh doanh ở châu Á.
Lạm dụng tính hài hước
Đúng là “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Nhưng nếu bạn sử dụng thuốc bổ mà không đọc kỹ hưỡng dẫn trước khi sử dụng hay sử dụng quá liều thì cũng... rắc rối to. Nhiều khi, những câu chuyện, hành động, cử chỉ được cho là hài hước đối với quốc gia này lại trở nên vô nghĩa. Thậm chí là có phần vô duyên đối với một số nền văn hoá khác. Tối kỵ nhất vẫn là những chuyện hài hước đụng chạm đến tôn giáo. Hoặc các hình ảnh mang tính biểu tượng của quốc gia khác. Hay thậm chí là các vấn đề nhạy cảm về màu da, sắc tộc.
Tiếp thị thương hiệu
Các cảnh quay, poster quảng cáo mang phong cách Mỹ thường có cảnh thè lưỡi, rụt vai, chỉ trỏ. Hay các cảnh trào phúng quá trớn với những người xung quanh. Những cảnh quay này lại không phù hợp với người dân châu Á. Nơi vốn thích nụ cười nhẹ nhàng, dịu dàng và trầm lắng mang một hàm ý sâu xa nào đó. Để an toàn và tiết kiệm chi phí khi dàn dựng các cảnh quay quảng cáo khi xâm nhập vào thị trường châu Á. Nhiều công ty Mỹ và châu Âu thường sử dụng quảng cáo có nhân vật chính là trẻ em. Vì hầu như trẻ em nơi nào cũng nghịch ngợm, vui nhộn như nhau cả.
Sử dụng hình ảnh không đặc trưng
Có những hình ảnh, chi tiết được phổ biến rộng rãi và quan tâm nhiều ở quốc gia này. Nhưng khi vượt ra ngoài lãnh thổ quốc gia, nền văn hóa đó. Lúc này những hình ảnh đó chỉ là những thứ bình thường, không mang một ý nghĩa đặc biệt nào hết.
Tiếp thị thương hiệu
Bởi vậy, khi tiếp thị thương hiệu, các thông điệp cần dùng những hình ảnh quen thuộc với thị trường mục tiêu của bạn nhất. Ví dụ như, khi Walt Disney, World Resort xuất bản các tài liệu quảng cáo tại khu vực Bắc Mỹ. Các nhà thiết kế đã tung ra thông điệp “Khu nghỉ mát rộng 47 dặm vuông. Con số này tương đương với một nửa diện tích đảo Rohde”. Những người dân không sống ở Bắc Mỹ sẽ không biết đến đảo Rohde này. Bởi vậy, khi qua Anh, Disney lại tung ra thông điệp mới rằng “Khuôn viên rộng hơn cả Manchester”. Hay khi đến Nhật lại là “Tương đương với diện tích của hệ thống tàu điện ngầm”.
Như vậy, việc lựa chọn hình ảnh, chi tiết mang tính loại suy, dễ hình dung cho người dân. Từ đó cũng góp phần thành công không nhỏ cho chiến dịch tiếp thị thương hiệu của bạn.
Thiếu tính hoà nhập với cộng đồng
Nhiều người vẫn quan niệm sai lầm rằng: Chỉ cần lên mạng Internet, nghĩa là sản phẩm và công ty họ đã thực sự vươn ra biển lớn. Tuy nhiên, từ việc xuất hiện trên mạng internet cho đến việc hành động theo biến đổi xu hướng của thị trường toàn cầu. Từ đó đáp ứng tiêu chuẩn của các thị trường nước ngoài vẫn còn là một khoảng cách khá xa.
Một nghiên cứu của Forrester Reasearch cho biết. Những người truy cập là khách nước ngoài thường ghé thăm các website. Từ đó, đặt mua hàng nhiều hơn gấp 3 lần người truy cập khác nếu website ấy hiển thị ngôn ngữ chính của quốc gia họ.
Vì vậy, việc đảm bảo hoà nhập với cộng đồng cần được thể hiện ngay trên mạng. Website của bạn cần được dịch qua ngôn ngữ chính của các thị trường mục tiêu. Cùng với đó là cách trình bày hình ảnh, sản phẩm, màu sắc phải phù hợp với văn hoá người dân tại đó. Tiêu chí của nhà tiếp thị thương hiệu tốt bây giờ. Đó là toàn cầu hoá hình ảnh, chiến lược, nhưng địa phương hoá kế hoạch hành động.
Tiếp thị thương hiệu trên quy mô quốc tế là vấn đề mang tính nhạy cảm và dễ sa vào những sai lầm nghiêm trọng về văn hoá, ngôn ngữ. Bởi vậy, chiến lược tiếp thị thương hiệu trên toàn cầu phải được xây dựng một cách bài bản, lường trước những khó khăn, những sai lầm chung mà các công ty thường mắc phải, để đảm bảo sự thành công cho thương hiệu.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Ngày càng có nhiều người dùng đã chán và bắt đầu rời bỏ. Facebook phải đối mặt với những bê bối làm lộ các dữ liệu "lớn như chưa từng có". Hiện nay, đang đối mặt cuộc Khủng hoảng facebook mà CNBC gọi là "một phép thử lớn chưa từng có".
Phép thử này có liên quan tới dữ liệu người dùng. Theo đó Facebook để Công ty truyền thông tên là Cambridge Analytica đã tiếp cận trái phép các nguồn dữ liệu của hơn 50 triệu người dùng tại Mỹ. Trong thời điểm đó và trong chiến dịch bầu cử tổng thống vào năm 2016.
Một điều đáng nói hơn là trong vụ bê bối liên quan đến công ty Cambridge Analytica. Đây là hãng truyền thông này đã không vi phạm quy định nào với chính sách của Facebook.
Vụ bê bối này đã làm nổi lên một vấn đề trong cách kinh doanh và khai thác dữ liệu người dùng của Facebook. Doanh nghiệp này đã kiếm tiền bằng cách thu thập dữ liệu của người dùng. Sau đó Facebook bán chúng lại cho các nhà quảng cáo. Chính vì vậy, người dùng hầu như không thể ngăn chặn nguồn dữ liệu cá nhân được mua bán cho bên thứ ba như thế nào. Nền tảng cũng không xác định chính xác được mục đích sử dụng của họ là gì. Từ đó gây ra cuộc Khủng hoảng facebook
Xem thêm:
- Chính phủ Anh yêu cầu Facebook bán Giphy ngay lập tức
- Facebook và Instagram vẫn tiếp tục thu thập dữ liệu trái phép?
Aleksandr Kogan – Một Giáo sư của Đại học Cambridge đã truy cập dữ liệu của hơn 50 triệu người dùng facebook. Ông đã tạo ra các cuộc khảo sát khác nhau và được thực hiện bởi 270.000 người . Sau đó, Facebook đã cung cấp cho Kogan các nguồn dữ liệu của bất kỳ ai tham gia cuộc khảo sát. Không những thế nền tảng cũng như các dữ liệu của bạn bè họ. Trong một số thông báo, Facebook cho biết rằng: “Kogan đã tiếp cận nguồn các dữ liệu này một cách hợp pháp. Nền tảng thông qua kênh thích hợp và được quản lý bởi các nhà phát triển Facebook ở thời điểm đó”.
Vì thế cho nên,Kogan chỉ vi phạm chính sách của Facebook. Khi mà bán dữ liệu người dùng cho bên thứ ba, bao gồm cả Cambridge Analytica. Đây là 1 hãng nghiên cứu dữ liệu do cựu trợ lý của Tổng thống Trump –Steve Bannon đảm nhiệm.
Đến ngay cả Facebook cũng thừa nhận với CNN rằng là không thể giám sát các nhà quảng cáo. Những người đã sử dụng dữ liệu người dùng hay chưa. Điều này cũng giống như việc bạn bán thuốc lá cho 1 ai đó và nói không là được đưa nó cho bạn của họ.
Xem thêm:
- Facebook Lead Ads đã giảm CPA, kết quả được tăng cường
- Facebook Ads và Instagram Ads: 6 cân nhắc chính để lập ngân sách
Trong sự giới hạn trong khả năng giám sát dữ liệu của Facebook ngày càng được thể hiện rõ trong việc Giáo sư Kogan đã bán dữ liệu cho 1 bên thứ ba. Facebook cho biết rằng,đã phát hiện ra vi phạm này kể từ năm 2015. Và sau đó, tất cả các bên đều khẳng định dữ liệu đều đã bị hủy. Tuy nhiên là, chỉ vài ngày trước đây thôi, Facebook lại thông báo rằng “không phải toàn bộ dữ liệu đã được xóa bỏ”.
Sau cuộc Khủng hoảng facebook, Paul Grewal đại diện pháp lý của Facebook cho hay. “Bảo vệ thông tin người dùng là trọng tâm của mọi việc chúng tôi làm”. Đây có lẽ là một lời giải thích bào chữa công chúng. Tuy nhiên, nó khó có thể chấp nhận về việc Facebook đang kinh doanh bằng cách cung cấp thông tin người dùng cho các bên thứ ba. Tuy nhiên, nó lại không nêu rõ mục đích sử dụng cuối cùng.
Facebook cho biết rằng, họ đã giúp người dùng quản lý tốt hơn các thông tin cá nhân. Các thông tin đã chia sẻ với các nhà quảng cáo và phát triển ứng dụng kể từ năm 2014. Mặc khác, các biện pháp này cũng không đảm bảo rằng một số người vẫn có thể sử dụng nguồn dữ liệu Facebook. Bán nó cho bên thứ ba,thực sự gây bức xúc cho người dùng
Xem thêm:
- Facebook phát triển tools dành riêng cho các group
- Facebook đặt ra những hạn chế mới đối với quảng cáo nhắm mục tiêu
Thời điểm đó, tại Quốc hội Mỹ, 1 cuộc bàn luận của cơ quan quản lý đang dần nóng hơn. Các nhà lập pháp cũng đang tìm kiếm các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn họ từng làm khi phát hiện ra Nga có can thiệp đến kết quả cuộc bầu cử vào năm 2016.
Zuckerberg xuất hiện trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện. Mục đích là để giải thích về việc Facebook để lộ thông tin 50 triệu người dùng Mỹ làm mục tiêu cho các nhà quảng cáo chính trị. Sau đó là việc vận động cử tri trước sự lên tiếng kêu gọi của Thượng nghị sỹ Amy Klobuchar
Sau đó, Zuckerberg và ban lãnh đạo Facebook vẫn chưa có các động thái nào. Và họ để lại nhiệm vụ phát ngôn cho một luật sư có tên là Grewal . Và không ai đưa ra lời giải thích đầy đủ là tại sao Facebook không công bố vi phạm của Kogan từ lúc đơn vị này phát hiện kể năm 2015.
“Chúng tôi đang kiểm tra toàn diện kể cả ở bên trong và bên ngoài để xác định chính xác của thông tin các nguồn dữ liệu Facebook vẫn chưa thực sự bị xóa. Chúng tôi cam kết rằng ,thực hiện mạnh mẽ các chính sách bảo vệ thông tin cho người dùng”, Grewal nói.
Scandal này đã đến ,việc vào thời điểm Khủng hoảng facebook đang phải đối mặt với hàng loạt câu hỏi về sức hấp dẫn của nó, ít nhất tại Mỹ.
Xem thêm:
- Logo Meta của Facebook: khởi đầu cho một thời đại mới của kỹ thuật số
- Cách để lấy được tick xanh Facebook mới nhất
Số người dùng facbook hàng ngày tại Mỹ đạt khoảng 184 triệu người – mức sụt giảm so với quý trước rất nhiều . eMarketer ước tính là Facebook mất 2,8 triệu người dùng dưới tuổi 25 vào năm ngoái và giảm thêm 2 triệu nữa người vào năm nay.
Một vụ bê bối liên quan đến Cambridge Analytica có thể đẩy nhanh tốc độ Khủng hoảng facebook hơn và chán dùng nó hơn của người dùng. Facebook ngày càng dễ bị thao túng bởi các tổ chức chính trị… Và cuối cùng, thủ phạm trong vụ bê bối để lộ thông tin dẫn đến cuộc khủng hoảng facebook này trong mắt công chúng Mỹ không phải Cambridge Analytica hay Nga mà chính là Facebook.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Facebook. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Phát triển thương hiệu
Sau khi nghiên cứu thị trường, tìm hiểu ngành nghề và bản thân thương hiệu, các doanh nghiệp đưa ra một chiến lược thương hiệu phù hợp, từ đó tiến hành quảng bá, phát triển thương hiệu và mở rộng độ nhận biết thương hiệu tới công chúng. Giai đoạn đầu tiên, khi thương hiệu vừa xuất hiện có ảnh hưởng rất quan trọng, sẽ làm tiền đề cho mọi hoạt động sau này. Sau đó, khi mà các chiến dịch cụ thể đã được lên kế hoạch rõ ràng thì bắt đầu triển khai phát triển thương hiệu sẽ phải được tiến hành khoa học và linh hoạt cho từng giai đoạn, giúp việc nhận diện thương hiệu được nhanh chóng, bền vững và đạt được hiệu quả cao.Phát triển thương hiệu
Có thể chia các bước tiến hành quá trình phát triển thương hiệu như sau: Đánh giá cơ hội phát triển khi thương hiệu xuất hiện- Lập kế hoạch chi tiết xây dựng phát triển thương hiệu
- Đánh giá vấn đề mà khách hàng cần
- Sàng lọc lựa chọn ý tưởng
- Lập kế hoạch tối ưu hóa kế hoạch tiếp thị
- Theo dõi sát sao chất lượng sản phẩm sau khi đưa ra thị trường
Phát triển thương hiệu
- Quảng cáo: thuyền thống, online
- Tiếp thị trực tiếp, qua mail, sms hoặc qua các ấn phẩm quảng cáo
- Tổ chức buổi triển lãm, hội chợ, chăm sóc khách hàng
- Tổ chức các chương trình khuyến mại, sự kiện
- Tổ chức các chương trình PR
- Kêu gọi tài trợ/hợp tác thương hiệu, liên doanh
- Theo dõi hiệu quả của các chiến lược truyền thông, các danh mục đầu tư vào sản phẩm của bạn
- Theo dõi hiệu quả của dịch vụ
- Theo dõi hiệu quả của truyền thông
- Theo dõi hiệu quả của việc áp dụng bao bì, giấy gói
- Theo dõi hiệu quả chiến lược về giá
Với Google Play chúng ta có thể mua sắm trực tuyến trên mạng dễ dàng qua các ứng dụng, thay đổi tài khoản Google Play cho Android sẽ cho phép cho chúng ta kiểm soát tài khoản sử dụng để tải các ứng dụng cũng như mua sắm thông qua các ứng dụng đã được tích hợp tại Google Play cho hệ điều hành Android. Nhưng liệu cách thay đổi tài khoản Google Play có dễ dàng.
Google Play là nơi chúng ta có thể chọn những ứng dụng cho phù hợp với sở thích, nhu cầu sử dụng của mình trên thiết bị Android. Sau đây Adsplus xin giới thiệu đến bạn cách thay đổi tài khoản Google Play cho hệ điều hành Android nhé.
Để thay đổi tài khoản Google Play cho hệ điều hành Android các bạn cần:
- Thiết bị của bạn phải có kết nối mạng thông qua kết nối Wifi hoặc kết nối 3G.
- Các bạn cần phải có tài khoản Gmail để thực hiện việc đăng nhập tài khoản, nếu chưa có hãy xem lại cách đăng ký Gmail.
- Các bạn có thể tải Google Play cho Android về.
Các bước thực hiện việc thay đổi tài khoản Google Play cho Android
Bước 1: Các bạn cần phải tiến hành đăng nhập vào tài khoản Gmail đã đăng ký ở trên vào thiết bị Android của mình. Các bạn có thể xem lại cách thêm tài khoản Gmail trên Android để thực hiện.
Bước 2: Sau khi đã tiến hành thêm tài khoản Gmail trên Android của mình. Để thay đổi tài khoản Google Play cho Android. Các bạn hãy cập vào ứng dụng Google Play ở trên thiết bị Android của mình.
Cách thay đổi tài khoản Google Play
Bước 3: Tại giao diện Google Play. Bạn hãy ấn chọn vào biểu tượng 3 dấu gạch ngang ở khung tìm kiếm như hình dưới đây.
Cách thay đổi tài khoản Google Play
Bước 4: Tại màn hình của bạn sẽ xuất hiện bảng thông tin tài khoản. Để thay đổi tài khoản Google Play cho Android. Bạn cần ấn chọn vào biểu tượng đại diện Gmail như hình dưới đây.
Cách thay đổi tài khoản Google Play
Bước 5: Ngay lập tức Google Play cho Android sẽ được tải lại và cập nhật, sử dụng tài khoản Gmail bạn vừa mới thêm vào.
Thay đổi tài khoản Google Play không còn khó khăn nữa
Với hướng dẫn cách thay đổi tài khoản Google Play cho Android. Chúng ta đã có thể thay đổi tài khoản một cách nhanh chóng và thuận tiện rồi. Tuy nhiên trong trường hợp nếu thiết bị di động của bạn là hàng xách tay và không có Google Play. Lúc này các bạn có thể sử dụng ứng dụng Google Installer nhé.
Ứng dụng Google Installer sẽ cho phép các bạn có thể cài đặt những ứng dụng của Google chỉ sau một cú click chọn mà thôi. Ngoài ra nếu như thiết bị của bạn đã ấn chọn mua “nhầm” ứng dụng. Các bạn có thể thực hiện các lấy lại tiền. Cách lấy lại tiền từ ứng dụng trên Google Play cho Android khá đơn giản. Lúc này bạn chỉ việc ấn chọn nút hoàn tiền - Refund mà thôi.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Google. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Nếu bạn đang phải nỗ lực để tăng lượng truy cập vào website của mình. Hay bạn đang muốn cải thiện đăng ký email, có được nhiều thứ hạng đứng top đầu. Từ đó, thu hút được nhiều khách hàng hơn, có thể do lí do vì tỷ lệ thoát trang của bạn quá cao. Hay nói cách khác, người dùng và khách hàng truy cập trang đích của bạn sẽ thoát ra nhanh chóng. Thậm chí trước khi họ đem lại cho bạn cơ hội để chuyển đổi chúng. Do đó, bạn nên giảm tỷ lệ thoát trang theo các cách sau đây.
Bật mí các cách làm giảm tỷ lệ thoát trang cực kỳ hiệu quả
Khi bạn muốn tăng các số liệu đo lường nhất. Tức là bạn không muốn tỷ lệ thoát trang cao hơn. Nhưng như thế nào thì được xem là một tỷ lệ thoát trang tốt?
Một trong những cách để tăng tỷ lệ chuyển đổi của bạn là bạn phải có nhiều trang đích (landing pages) hơn. Một nghiên cứu cho thấy rằng gần đây các công ty có 40 trang đích trở lên sẽ có được nhiều khách hàng tiềm năng gấp 12 lần so với những công ty có 5 trang đích hoặc ít hơn.
Xem thêm:
- Đâu là chìa khóa marketing cho người lớn tuổi?
- Marketer nên sử dụng TikTok nếu muốn marketing trên TikTok
Khi bạn bắt đầu thấy tỷ lệ thoát trang cao trên các trang đích của chính mình. Đó chính là tín hiệu cho thấy chiến lược Marketing website và nội dung của bạn cần phải nhanh chóng thiết kế lại một cách nghiêm túc.
Giảm tỷ lệ thoát trang và giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi của bạn. Khi bạn đã thấu hiểu được cấu trúc chuyển đổi đó. Bạn có thể phát triển chiến lược nội dung rõ ràng hơn hết để phát triển doanh nghiệp của bạn.
Tỷ lệ thoát là gì?
Khi bạn đang nỗ lực để tăng hiệu suất tìm kiếm từ khách hàng trên trang web của mình. Một trong những điều bạn nên làm chính là giảm tỷ lệ thoát trang cao. Nói một cách khác, tỷ lệ thoát cao nguyên nhân do một triệu chứng có sai sót trong chiến lược của bạn. Tức là bạn không thu hút đúng đối tượng khách truy cập trang web hoặc khách truy cập đến không có trải nghiệm người dùng tốt.
Một trong những lý do khiến khách hàng mục tiêu của bạn có thể rời khỏi trang web của bạn là thiếu khả năng đọc. Vì vậy bạn nên cải thiện khả năng đọc trong nội dung của bạn.
Một gợi ý tiếp theo chính là tránh quảng cáo – không nên làm gián đoạn trải nghiệm người dùng.
Bạn hãy tạo một lời kêu gọi hành động hấp dẫn theo phương thức Call-to-Action: CTA.
Bật mí các cách làm giảm tỷ lệ thoát trang cực kỳ hiệu quả
Áp dụng và cải thiện việc Kể chuyện về thương hiệu của bạn
Bật mí các cách làm giảm tỷ lệ thoát trang cực kỳ hiệu quả
Bài viết trên đây đã giới thiệu cho bạn một số cách để giảm tỷ lệ thoát trang và tăng tỷ lệ chuyển đổi của bạn. Tuy nhiên, nếu như website của bạn không có nội dung chất lượng cao, ngay cả khi bạn thành công trong việc giảm tỷ lệ thoát xuống một nửa, thì nguy cơ tăng trở lại của bạn sẽ rất cao. Để tránh được điều đó, bạn nên lập ra một chiến lược nội dung và kế hoạch biên tập chúng thật tốt. Chúc bạn thành công nhé!
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Để một bài quảng cáo Facebook hiển thị đúng người - đúng lúc - đúng thời điểm tiếp cận khách hàng mục tiêu. Chúng cần hiểu và làm đúng theo nguyên tắc của nó là tốt nhất. Bài viết sau đây nêu ra 5 nguyên tắc vàng để bài quảng cáo facebook của bạn có gái trị và mang lại doanh thu cao hơn
1. WE – Trọng số tương tác quảng cáo facebook
Cái này thể hiện qua Fanpage nhiều hơn
Có nhiều bạn cũng thắc mắc, cùng là một bài viết đó. Nhưng dù page bạn này nhiều like hơn. Nhưng khi post vẫn không tiếp cận khách hàng nhiều bằng page của khác của người khác. Các bạn vào một fanpage, xem chỉ số của bài viết đó. Xem “tỷ lệ tham gia trung bình” của các bài viết đó có lớn hơn 2% không ?.
Nếu như thấp hơn 2% : điều đó chứng tỏ fanpage của các bạn rất ít lượt tương tác. Bài viết chỉ hiển thị thôi nhưng khách hàng, người dùng facebook không quan tâm lắm.
Làm như thế nào để tăng chỉ số này lên ? Các bạn nên nhớ rằng, Facebook luôn hướng tới các giá trị cộng đồng nhiều hơn. Đây không phải chỗ chỉ để bạn bán hàng thôi. Nếu các bạn chỉ viết các bài về bán hàng và sản phẩm của mình. Bạn không có các bài viết chia sẻ đến các đối tượng mục tiêu. Thì dù có chạy quảng cáo facebook tốn nhiều tiền đều đều. Thì quảng cáo của các bạn cũng rất khó được Facebook đánh giá cao. Hãy nhớ rằng 20% bài viết về bán hàng và 80% bài viết về cộng đồng. Hoặc có thể thay đổi linh hoạt tùy mục đích bán hàng của mình).
2.UE – Điểm số lôi cuốn
Ở 500 lượt hiển thị đầu tiên, Facebook sẽ quyết định và đưa ra điểm số phù hợp (1-10)
>>Seeding ver2 : vì sao lại là ver2. Bỏ đi các cách seeding truyền thống theo kiểu đặt hàng, khen ngợi sản phẩm theo lối mòn. Người dùng facebook hiện nay đủ nhận thức được đâu là thật và đâu giả. Người ta sẽ dễ dàng click để xem một cuộc cãi vã nảy lữa trên mạng xã hội. Hơn là vào xem những số điện thoại hay các cmt seeding theo kiểu truyền thống.
Ví dụ: Bạn đang bán thuốc giảm cân : Thay vì bạn seeding “Chị ơi em giảm được 3kg sau 1 tuần rồi rồi” thì hãy thử “Mịe con kia, lừa đảo thế! thuốc uống giảm cân gì mà uống 10 ngày rồi mới giảm có 2kg” – Shop trả lời “Và Như em đã tư vấn với chị rồi, thuốc nhà em giảm cân rất an toàn, nó sẽ chậm hơn một chút, hơn nữa cũng cần vận động nhiều hơn để trao đổi chất dễ hơn, chị ngồi máy khâu cả ngày hơn 10 tiếng đồng hồ không hề vận động, giảm được 10kg là hiệu quả lắm rồi”. Sau đó chị em phụ nữ khác vào bình luận nói “ừ đúng rồi”…..
Không chạy ngay quảng cáo facebook sau khi mới tạo trang : Nếu để ý một chút, thỉnh thoảng các bạn sẽ thấy facebook báo là bài viết này của bạn hiển thị rất tốt X% so với các bài viết khác, và ngay lập tức các bạn vào lựa chạy quảng cáo đúng post đó luôn. Lý giải cho việc này đó là: “Muốn là một bài quảng cáo tốt, trước hết nó phải là một bài viết tốt trước”
3. DE- Time – Decay
Đó là thời gian phân rãi đều các bài viết. Luôn có nội dung mới thay thế liên tục cho các mẫu quảng cáo cũ về sản phẩm . Luôn cập nhật nội dung hàng ngày mới lạ ,hấp dẫn lên Fanpage
4. CPM – Giá trên 1000 lượt hiển thị facebook
Sau cùng thì CPM chính là cách Facebook tính tiền quảng cáo của các bạn đấy. Các bạn có thể làm thử set một nhóm quảng cáo với 3-4 các quảng cáo nhỏ bên trong rồi xem kết quả như thế nào
Facebook sẽ liên tục cố gắng phân phối để tìm kiếm 1 CPM nhanh nhất, rồi sau đó bám theo nó để phân phối, điều đó có nghĩa là dù các bạn có set 3-4 quảng cáo trong 1 nhóm thì cũng sẽ chỉ thấy 1 quảng cáo được cắn tiền, còn lại thì cắn rất ít hoặc là không cắn tiền
CPM là đầu tiên rất quang trọng, nó mang tính định hướng cho quảng cáo phân phối, nên ngày xưa có một số bạn cứ bông đùa là set ads đêm cho rẻ, cũng là có lý do của nó
Còn tất nhiên là CPM đắt hay rẻ vẫn ra đơn
Với cả mình thì mình thích CPM rẻ và ra đơn chứ không dại gì chọn CPM giá cao cả đúng không nào.
Với 5 ý nghiã của các chỉ số quen thuộc trên quảng cáo facebook các bạn đã có thể vạch cho mình một chiến lược giúp đăng bài một cách hợp lý và thu hút được người dùng, qua đó giải đáp thắc mắc là “Vì sao cùng một bài post mà Fanpage này tương tác nhiều, Fanpage kia thì tương tác ít?” nhé. Chúc các bạn thành công với các chiến dịch quảng cáo trên facebook của mình
5. BID- Giá thầu
Đối với một bài viết đó là thứ hạng hiển thị. Đối với quảng cáo facebook sẽ có thêm Bid
Các biến số We ,Ue ,Bid và De gần như bằng nhau xếp về thứ hạng, nếu trong bài quảng cáo facebook các chỉ số We, Ue, De cao rồi thì Bid không cần cao quá nữa.
Phần lớn mọi người đều để bid tự động, nhưng trong một số trường hợp khác có thể bid tay một cách linh hoạt để chiếm lĩnh được vị trí, thời điểm hiện thị tốt hơn.
Với 5 ý nghiã của các chỉ số quen thuộc trên quảng cáo facebook các bạn đã có thể vạch cho mình một chiến lược giúp đăng bài một cách hợp lý và thu hút được người dùng, qua đó giải đáp thắc mắc là “Vì sao cùng một bài post mà Fanpage này tương tác nhiều, Fanpage kia thì tương tác ít?” nhé. Chúc các bạn thành công với các chiến dịch quảng cáo trên facebook của mình.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Facebook. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất tạo ra lợi nhuận cũng như đem đến sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Thay vì bỏ bê, các doanh nghiệp cần phải bắt đầu đầu tư một cách nghiêm túc vào quy trình chăm sóc khách hàng.
Sản phẩm có thể giống nhau. Nhưng mỗi doanh nghiệp sẽ đem lại những trải nghiệm khác nhau cho khách hàng. Ngoài chất lượng, muốn giữ chân được khách hàng, dịch vụ hậu mãi cần được doanh nghiệp chú trọng đến. Tuy nhiên, nhắc đến công việc chăm sóc khách hàng. Nghe thì dễ nhưng để làm tốt được thì rất khó. Cho nên, không chỉ doanh nghiệp lớn mà còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tất cả nên bắt tay vào việc xây dựng cho mình một quy trình chăm sóc khách hàng chuẩn mực. Adsplus.vn Blog sẽ giới thiệu dưới đây 5 bước tiến hành để xây dựng quy trình hiệu quả:
1. Tiến hành thu thập ý kiến của khách hàng
Bước đầu tiên, doanh nghiệp phải tiến hành khảo sát lấy ý kiến của khách hàng. Doanh nghiệp không nên chỉ khảo sát khách hàng cũ. Mà còn cần mở rộng đến cả những đối tượng có khả năng trở thành khách hàng tiềm năng của mình trong tương lai. Trong bảng khảo sát, khách hàng cần được chia nhóm tương ứng với các tiêu chí. Sao cho phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Ví dụ như: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vị trí địa lý,…
Có 3 cách để tiến hành việc khảo sát người tiêu dùng: trực tiếp, gián tiếp và online.
Sau khi nhận được kết quả khảo sát. Doanh nghiệp sẽ biết được thêm nhiều thông tin. Chẳng hạn điều gì làm khách hàng cảm thấy hài lòng hoặc không hài lòng. Nhóm khách hàng thường xuyên là ai, khách hàng mong muốn gì ở doanh nghiệp,…
2. Đánh giá tình hình chăm sóc khách hàng hiện tại của doanh nghiệp
Với bước quan trọng thứ hai, một quy trình chăm sóc khách hàng hiệu quả được xây dựng. Doanh nghiệp cần phải dành nhiều thời gian để tự đánh giá lại việc công tác chăm sóc khách hàng hiện có của mình. Có nhiều doanh nghiệp bỏ bê, xem nhẹ công việc này. Nếu có thì đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng thường kiêm nhiệm. Làm nhiều việc cùng một lúc và không được đào tạo một cách bài bản.
Việc đánh giá là để doanh nghiệp làm rõ các vấn đề:
- Sự hiệu quả của phương thức chăm sóc khách hàng hiện tại.
- Mức độ tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng.
- Chất lượng của đội ngũ nhân viên.
- Mức độ đầu tư của doanh nghiệp cho khâu chăm sóc khách hàng.
- Sự cần thiết trong việc áp dụng công nghệ vào chăm sóc khách hàng.
3. Liệt kê những yếu tố quan trọng trong chăm sóc khách hàng
Doanh nghiệp cần tham khảo các quy trình chăm sóc khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau. Có thể là trên thế giới hoặc tại Việt Nam. Ngoài ra, nên cập nhật thêm xu hướng xây dựng ứng dụng chăm sóc khách hàng trên di động.
Trên thế giới, ứng dụng chăm sóc khách hàng trên di động không còn là khái niệm mới mẻ nữa. Nó đã trở thành xu hướng trong những năm gần đây. Và dự báo là sẽ bùng nổ mạnh mẽ trong năm 2017. Tại Việt Nam, có thể kể đến các ứng dụng chăm sóc khách hàng nổi bật như. Ứng dụng thay thế thẻ thành viên xLoyalty, Quà tặng Galaxy của Samsung, mConnect của Mạng viễn thông Mobifone,…
Sau đó, lên danh sách những những yếu tố quan trọng nhất trong chăm sóc khách hàng. Đưa ra phân tích và đánh giá, cuối cùng là nhận diện những yếu tố thực sự phù hợp với doanh nghiệp của mình để đưa vào quy trình chăm sóc khách hàng.
4. Xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng
Sau khi làm các bước khảo sát ý kiến từ khách hàng, đánh giá tình hình thực tế của doanh nghiệp. Sau đó tham khảo và cập nhật xu hướng chăm sóc khách hàng. Doanh nghiệp sẽ bước vào giai đoạn tiến hành xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng.
Với những yếu tố khách hàng đã cảm thấy hài lòng. Doanh nghiệp cần giữ nguyên, củng cố, phát triển và những yếu tố khiến khách hàng mất thiện cảm hoặc không còn phù hợp thì cần loại bỏ, những yếu tố còn thiếu thì bổ sung thêm.
Ngoài sự tham gia của những người quản lý doanh nghiệp trong quá trình xây dựng quy trình. Bộ phận bán hàng và chăm sóc khách hàng cũng cần đóng góp ý kiến. Lí do là vì họ chính là những người trực tiếp đón nhận ý kiến phản hồi từ khách hàng hằng ngày nên những góp ý của họ rất xác đáng.
5. Áp dụng quy trình chăm sóc khách hàng vào thực tế
Sau khi hoàn thiện các bước, quy trình chăm sóc khách hàng sẽ được đưa vào áp dụng. Nhìn chung, hiệu quả của nó sẽ không mang lại doanh nghiệp ngay lập tức. Cần phải kiên nhẫn chờ đợi, thời gian nhanh hay chậm là tùy thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Việc thực thi buộc phải tuân thủ triệt để quy trình. Sau một thời gian áp dụng, doanh nghiệp mới có thể đưa ra những đánh giá, kết luận, cần tránh sự vội vàng. Nếu quy trình chưa hoàn thiện, doanh nghiệp sẽ tiếp tục tiến hành sửa đổi, bổ sung.
Adsplus.vn Blog chúc các bạn sẽ xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng thành công với 5 bước đơn giản trên!
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Kinh doanh. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói set up tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn