wdt_admin
Kỳ 4: 5 cách sửa lỗi theo dõi chuyển đổi trên...
Google Shopping là một hình thức chạy quảng cáo phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, trên Google Shopping đôi khi vẫn xuất hiện nhiều lỗi. Một trong số đó là lỗi chuyển đổi trên Google Shopping. Vậy làm thế nào để có thể khắc phục lỗi theo dõi chuyển đổi trên Google Shopping?
Bạn đã làm việc chăm chỉ để thiết lập cửa hàng thương mại điện tử mới của mình hàng giờ liền, đảm bảo mọi khía cạnh của nó đều hoàn hảo.
Bạn đã xây dựng và tối ưu hóa các chiến dịch Google Shopping của mình để thu hút hơn. Đồng thời còn giúp thúc đẩy nhiều lưu lượng truy cập chất lượng đến website của bạn nhưng lại không có kết quả.
Tỷ lệ nhấp của bạn vượt quá 2% và bạn có một luồng chuyển đổi ổn định. Tuy nhiên, giá trị chuyển đổi lại là 0.
Đây là tình trạng mà nhiều chủ sở hữu cửa hàng thương mại điện tử đang phải đối mặt. Sự cố theo dõi chuyển đổi có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến đến tình trạng. Vậy làm sao để khắc phục lỗi theo dõi chuyển đổi trên Google Shopping. Hãy cùng Adsplus đi tìm câu trả lời nhé!
Xem thêm:
- Google hướng dẫn về ngăn chặn thư rác và lạm dụng trên nền tảng
- CPC là gì? Vì sao nên chọn hình thức CPC trong quảng cáo Google Ads
1. Chỉ sử dụng 1 quy tắc chuyển đổi trong AdWords
Đây là một lỗi khá phổ biến trong việc theo dõi chuyển đổi trên Google Shopping. Nói một cách đơn giản, bạn chỉ cần sở hữu một loại theo dõi chuyển đổi được kích hoạt trong Google Ads, dựa trên website (AdWords) hoặc dựa trên Analytics.
5 cách sửa lỗi theo dõi chuyển đổi trên Google Shopping
Sự cố này bắt nguồn từ thực tế là để theo dõi hoạt động trang web trong Google Analytics, bạn phải cài đặt Mã theo dõi Universal Analytics vào mục <head> trong trang web thương mại điện tử của bạn. Thao tác này sẽ theo dõi hoạt động cho Analytics. Do đó, bạn còn có thể kết nối hoạt động này với tài khoản Google Ads của mình một cách đơn giản khi thiết lập.
Tuy nhiên, nếu bạn cài đặt và tạo quy tắc chuyển đổi trong Google Ads cho cả hai nền tảng để theo dõi. Bạn sẽ tăng gấp đôi số lần bán hàng và nó sẽ ảnh hưởng đến việc tối ưu hóa các chiến dịch Google Shopping của bạn.
Để kiểm tra điều này:
- Mở thanh ‘Công cụ’ trong trang Ads chính của bạn
- Nhấp vào mục ‘Chuyển đổi’
- Nếu bạn thấy cả 2 lựa chọn 'Theo dõi dựa trên trang web' và 'Phân tích' đều được bật, hãy tắt tính năng của một trong 2 để các số liệu của bạn chính xác hơn.
2. Thiêt lập thẻ hỗ trợ kiểm tra của Google
Tiện ích mở rộng thẻ hỗ trợ Google (Google Tag Assistant) là một công cụ hữu ích cho trình duyệt website của bạn. Nó giúp đảm bảo mã theo dõi Universal Analytics được cài đặt đúng trên website của bạn.
5 cách sửa lỗi theo dõi chuyển đổi trên Google Shopping
Như đã thấy trong hình trên, thẻ hỗ trợ Google cho phép bạn xem liệu mã Analytics của bạn có được cài đặt đúng trên trang web thương mại điện tử hay không.
- Nếu một khuôn mặt cười màu xanh lá cây hiện lên, biểu thị rằng mọi thứ đều hoạt động tốt.
- Nếu trên màn hình xuất hiện khuôn mặt màu xanh dương chứng tỏ rằng mã Analytics đã được lắp đặt đúng nơi. Tuy nhiên, bạn cần phải được xác nhận hoặc sửa chữa một chút.
- Còn nếu bạn nhìn thấy khuôn mặt buồn màu đỏ, điều này có nghĩa là Mã theo dõi Universal Analytics của bạn được cài đặt không chính xác.
Vậy làm sao để khắc phục sự cố này?
Hãy chắc chắn rằng đoạn mã của bạn được cài đặt trong đoạn mã bắt đầu bằng <head> và kết thúc bằng </head>. Nếu mã của bạn ở bất kỳ đâu ngoài các thông số đó, rất có thể bạn không theo dõi đúng.
3. Xem xét lại mục tiêu và kênh trên Google Analytics
Điều làm cho Analytics trở nên tuyệt vời là bạn có thể theo dõi tất cả các nguồn giúp thúc đẩy chuyển đổi và bán hàng trên website của mình.
Bằng cách thiết lập mục tiêu trong Google Analytics, bạn có thể theo dõi các hành động khác nhau được thực hiện trên website của mình. Để từ đây bạn có thể tối ưu hóa tốt hơn các trang nhất định và chiến dịch Google Shopping.
Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng Mục tiêu Google Analytics để theo dõi doanh thu của mình. Hãy lưu ý tùy chọn Kênh vì nó có thể ảnh hưởng đến việc theo dõi nguồn gốc của giao dịch/doanh thu.
Một trong những mục tiêu phổ biến nhất là "Mục tiêu đích - Destination Goal". Mục này sẽ giúp bạn kích hoạt chuyển đổi khi ai đó truy cập trang đích cụ thể.
Kích hoạt chuyển đổi khi ai đó truy cập vào URL đích "/ checkout / thank_you".
Trong trường hợp này, mục tùy chọn 'Giá trị' bị tắt. Do đó, cửa hàng thương mại điện tử phải bật theo dõi Thương mại điện tử để thu thập dữ liệu doanh thu khi giao dịch được hoàn tất.
Như được hiển thị ở đây, tùy chọn Kênh bị tắt. Điều này có nghĩa là bất kể khách truy cập website đến đích đến trang đích như thế nào, giao dịch sẽ được tính.
Nếu kênh được bật, khách hàng truy cập sẽ phải hoàn tất các bước chính xác được nêu chi tiết trong kênh để giao dịch được theo dõi đúng.
Để hiểu rõ hơn, hãy xem ví dụ sau đây:
5 cách sửa lỗi theo dõi chuyển đổi trên Google Shopping
Theo ví dụ trên, để theo dõi đúng một giao dịch, khách hàng truy cập sẽ phải thực hiện theo từng bước trong thứ tự chính xác này.
Người bán này muốn xem có bao nhiêu người đã truy cập từ từng tùy chọn khác nhau. Tuy nhiên, họ không biết rằng họ không thể hoàn thành kênh được đính kèm với mục tiêu mua hàng đích của họ. Điều này có thể dẫn đến việc Analytics phân bố không chính xác các giao dịch và doanh thu.
4. Kiểm tra thẻ chuyển đổi dựa trên Ads của bạn
Khi bạn cài đặt đoạn mã theo dõi chuyển đổi dựa trên AdWords trên website thương mại điện tử của mình. Hãy nhớ rằng bạn cần phải điều chỉnh mã để theo dõi đúng giá trị chuyển đổi.
Nếu bạn sử dụng nền tảng Thương mại điện tử như BigCommerce hoặc Shopify trên nền tảng. Bạn phải có các biến thể riêng của các đoạn mã giá trị chuyển đổi biến mà bạn sẽ cần phải thêm vào mã theo dõi chuyển đổi dựa trên AdWords của mình. Dưới đây là ví dụ đối với BigCommerce.
5 cách sửa lỗi theo dõi chuyển đổi trên Google Shopping
Nếu bạn có website tùy chỉnh, có các tùy chọn có sẵn thông qua AdWords trực tiếp. Tính năng này sẽ cho phép bạn điều chỉnh đoạn mã dựa trên khuôn khổ website của bạn.
5 cách sửa lỗi theo dõi chuyển đổi trên Google Shopping
Khi bạn điều chỉnh chính xác mã theo dõi của mình, Google AdWords sẽ bắt đầu kéo các giá trị chuyển đổi chính xác. Việc này sẽ giúp bạn có thể đưa ra quyết định chiến lược sáng suốt.
5. Sử dụng URL tĩnh làm URL mục tiêu trong Analytics
Khi nói đến việc theo dõi chính xác chuyển đổi trong Analytics hoặc AdWords. Chỉ có một lời khuyên, đó là càng đơn giản thì càng tốt. Nếu bạn có một trang được kích hoạt mỗi lần giao dịch hoàn tất. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi số lượng doanh thu bạn đã thực hiện trong phạm vi ngày đã chọn của mình. Chưa kể, việc tạo đối tượng RLSA nhắm mục tiêu đến những người mua trước đó. Thậm chí là những người đã bỏ qua quá trình thanh toán trước khi hoàn thành sẽ dễ dàng hơn.
Ví dụ về URL của trang đích (landing page):
Trang này sẽ dễ dàng được Google Analytics nhận ra. Công cụ sẽ theo dõi doanh số của bạn rất đơn giản thông qua Mục tiêu.
Có nhiều trường hợp mà mỗi đơn đặt hàng sẽ kích hoạt trang đích mới chứa số đơn đặt hàng duy nhất và thông tin khác. Điều đó có thể gây ra sự khác biệt về cách Google theo dõi bán hàng. Đây là điều cần xem xét tránh vì nó có thể ảnh hưởng đến cách bạn phân tích hiệu suất Google Mua sắm. Thậm chí, đôi khi tính năng này sẽ xây dựng các chiến lược liên tục.
Bên cạnh việc quản lý tốt tài khoản trên Google Merchant Center. Các doanh nghiệp khi chạy quảng cáo Google Shopping còn phải chú ý kiểm tra thường xuyên các theo dõi chuyển đổi đơn hàng của mình.
Google Shopping là một công cụ quảng cáo mua sắm trực tuyến hữu ích
Nó sẽ giúp các doanh nghiệp đến gần khách hàng của mình hơn với chi phí quảng cáo hợp lý. Mặc dù Google Shopping đã được áp dụng thành công và rộng rãi nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, đây vẫn còn là dịch vụ tương đối mới tại Việt Nam. Do đó, việc xảy ra các lỗi khi chạy quảng cáo Google Shopping là điều không tránh khỏi.
Adsplus hy vọng thông qua các thông tin vừa nêu trên sẽ giúp các bạn khắc phục lỗi về việc theo dõi chuyển đổi trên Google Shopping. Trong kỳ tiếp theo, Adsplus sẽ cập nhật thông tin về các cải tiến của Google. Để từ đây sẽ giúp các nhà doanh nghiệp giải quyết những vấn đề thách thức khi sử dụng dịch vụ Google
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Google. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Mega Sales là giai đoạn mà các doanh nghiệp tăng tốc trong việc đẩy mạnh doanh thu của mình. Không những thế, họ còn đẩy mạnh các chiến dịch nhằm thu hút khách hàng mục tiêu. Dưới đây là một số chiến lược trong từng thời điểm Mega Sales trên TikTok năm 2022.
Điền ngay thông tin để tải
Ebook TikTok Mega Sales 2022
Hướng đến giải trí cho các chiến dịch Mega Sales
Mùa Mega Sales là giai đoạn mua sắm quan trọng trong năm. Đây là giai đoạn mà các doanh nghiệp tăng doanh thu nhanh chóng nhờ sự gia tăng của các hoạt động mua hàng.
Không đứng ngoài cuộc đua Mega Sales, TikTok cùng với TikTok Shop đã bắt đầu tăng tốc. Nền tảng đã đưa ra nhiều lợi ích khách nhau cho cả thương hiệu và người dùng trong thời điểm vàng này. Không chỉ thế, TikTok còn thể hiện mình là một trong những nền tảng thích hợp trong mùa bán hàng này.
Sức mạnh của TikTok Ads:
Trong 10 người dùng thì có đến 4 người sẽ mua thứ gì đó trong giai đoạn Mega Sales sau khi xem quảng cáo trong TikTok. Con số này được đánh giá cao hơn bất kỳ nền tảng nào khác.
Chi tiêu trung bình của người dùng TikTok cao hơn:
Trong mùa Mega Sales, chi tiêu trung bình của người dùng TikTok cao hơn 1.44 lần so với người dùng ở các nền tảng khác. Con số này cho thấy TikTok đang trở thành nền tảng có lượt chi tiêu nhiều hơn hết.
Người dùng TikTok luôn sẵn sàng mua sắm
TikTok sở hữu đến 45% người dùng mua sắm bốc đồng các sản phẩm trên nền tảng. Đặc biệt, họ còn có xu hướng mua sắm các sản phẩm khi nhìn thấy người ảnh hưởng giới thiệu.
Chuẩn bị và lập kế hoạch cho chiến dịch mùa Mega Sales
Giai đoạn A: Trước Mega Sales - Thiết lập nền tảng cho chiến dịch
Giai đoạn B: Thông báo bán hàng - Truyền cảm hứng và kích thích
Giai đoạn C: Quảng bá bán hàng - Khám phá và cân nhắc
Giai đoạn D: Ngày đếm ngược và ngày Mega Sales: Tái thiết lập mục tiêu và chuyển đổi
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về TikTok. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
TikTok là một nền tảng mạng xã hội phát triển mạnh mẽ nhất trong lịch sử. Không những thế, nền tảng này còn đi đầu trong định dạng video ngắn trên toàn cầu. Thêm vào đó, tích xanh là một yếu tố quan trọng để giúp gia tăng lượt hiển thị và sự tin tưởng. Dưới đây là cách để có thể đạt được dấu tích xanh trên TikTok.
Xem thêm:
- TikTok ra mắt “Quản lý phân bổ” giúp theo dõi hiệu suất quảng cáo
- Làm sao để sử dụng TikTok như một sàn thương mại điện tử?
Dấu tích xanh trên TikTok có nghĩa là gì?
Việc sở hữu dấu tích xanh trên TikTok cho thấy được rằng tài khoản của bạn đã được xác minh là chính chủ. Việc xác minh thường dành cho những người nổi tiếng, người ảnh hưởng hay các thương hiệu. Nếu không có dấu tích xanh sẽ giúp các tài khoản khó bị giả mạo hơn.
Tại sao phải xác minh trên TikTok?
Tóm lại, việc được xác minh trên TikTok có thể giúp thiết lập và củng cố thương hiệu của bạn. Nếu bạn là nhạc sĩ, diễn viên, nhà văn hoặc thậm chí là chủ doanh nghiệp, cách đạt được tích xanh trên TikTok có thể nâng sự nghiệp của bạn lên một tầm cao mới.
Nhưng dưới đây là phân tích chi tiết hơn về lý do tại sao tài khoản của bạn nên sở hữu tích xanh.
Xác thực
Việc sở hữu tích xanh đồng nghĩa là tài khoản của bạn đã được TikTok xác nhận là chính chủ. Dấu tích xanh sẽ giúp tạo uy tín và cho biết rằng bạn là người thực sự.
Phơi bày
Mặc dù chưa được xác nhận rằng thuật toán của TikTok ủng hộ các tài khoản đã xác minh. Hay các tài khoản đã xác minh sẽ có nhiều khả năng hiển thị trên FYP của bạn hơn. Tuy nhiên, nếu tài khoản của bạn tiếp xúc nhiều hơn có nghĩa là nhiều lượt thích hơn, điều này có thể dẫn đến nhiều người theo dõi hơn.
Đáng tin cậy
Tài khoản đã xác minh thường tương tác với các tài khoản đã xác minh khác. Được xác minh có nghĩa là những người nổi tiếng hoặc người có ảnh hưởng yêu thích của bạn trên ứng dụng có thể thực sự trả lời nhận xét và tin nhắn trực tiếp của bạn. Họ thậm chí có thể trả lời các yêu cầu của bạn về quan hệ đối tác kinh doanh.
Bạn cần bao người dùng để có thể đạt được tích xanh trên TikTok?
Cách để có thể đạt được tích xanh trên TikTok không được nền tảng nêu ra chi tiết. Do đó, việc sở hữu bao nhiêu người theo dõi trên TikTok để có thể được tích xanh là không cố định. Hiện nay, rất nhiều người ảnh hưởng có hàng trăm ngàn người theo dõi nhưng lại không có tích xanh. Cũng vì thế các thương hiệu không thể yêu cầu được dấu tích xanh cho trang của mình.
Thay vào đó, TikTok có hệ thống kiểm duyệt của riêng mình. Nền tảng sẽ tìm kiếm, xác minh để trao tích xanh TikTok cho người sáng tạo có nội dung chất lượng.
Cách nhanh nhất để đạt được tích xanh trên TikTok
Bước 1: Tìm thị trường ngách của bạn và chinh phục nó
Để thiết lập thương hiệu trên mạng xã hội, bạn nên đăng các nội dung phổ biến và xác thực hằng ngày. Sau khi trở nên quen thuộc, việc thu hút, giữ chân và phát triển lượng người theo dõi sẽ dễ dàng hơn. Đó là lý do tại sao bạn nên phát triển các nội dung hấp dẫn, lôi cuốn để giữ chân người dùng.
Thương hiệu nên bắt kịp các thách thức của TikTok và sử dụng các Hashtag của riêng mình. Thực tế cho thấy rằng người dùng rất thích các thương hiệu tham gia vào các xu hướng trên TikTok.
Và bởi vì âm nhạc là một trong những yếu tố quan trọng nhất trên TikTok. Do đó, bạn cập nhật các bài hát và nghệ sĩ đang thịnh hành trên nền tảng này. Đưa những người đó vào video của bạn có thể là một cách dễ dàng để tận dụng mức độ phổ biến của họ.
Bạn cũng nên thực hiện một số phân tích về video của chính mình. Loại nội dung nào đang hoạt động tốt và loại nội dung nào thu hút được nhiều sự chú ý hơn? Điều này có thể giúp đo lường tác động của nội dung của bạn với người dùng. Đồng thời cũng sẽ cho bạn biết thời gian đăng bài nào mang lại cho bạn kết quả tốt nhất.
Bước 2: Làm nổi bật trên các phương tiện truyền thông
Điều này cho thấy các phương tiện truyền thông truyền thống vẫn còn phù hợp. Nó chắc chắn sẽ giúp bạn được giới thiệu trên một tạp chí hoặc một tờ báo hoặc trên truyền hình và đài phát thanh. Nhưng xuất hiện trong các bài đăng trực tuyến, clip YouTube và trên podcast với những người sáng tạo được đánh giá cao hơn hết. Và đây cũng là một cách tuyệt vời để truyền bá thông điệp của bạn.
Bước 3: Được xác minh trên một nền tảng mạng xã hội khác
Các mạng xã hội như Facebook, Instagram và Twitter cho phép bạn đăng ký xác minh. Điều đó không có nghĩa là việc xác minh sẽ dễ dàng hơn, nhưng đơn giản hơn một chút.
Mỗi một trong những nền tảng đó đều có những yêu cầu riêng để người dùng có thể được xác minh:
- Facebook thích xác minh các tài khoản chuyên nghiệp, đại diện chính thức của một thương hiệu.
- Twitter xác minh các tài khoản đang hoạt động, đáng chú ý thuộc 1 trong 6 danh mục khác nhau. Trong một số trường hợp, bạn sẽ cần cung cấp bằng chứng về tính đáng tin cậy hoặc tính xác thực.
- Instagram là một nền tảng khó đáp ứng. Về cơ bản, nó sẽ chỉ xác minh các tài khoản có khả năng bị mạo danh.
Việc được xác minh trên các nền tảng xã hội khác cũng là cách giúp bạn đạt được tích xanh trên TikTok. Dấu tích xanh trên Facebook, Twitter hoặc Instagram cho phép nhóm TikTok biết rằng bạn là người thật trên nền tảng. Và bạn có thể kết nối các tài khoản đó với tài khoản TikTok của mình. Việc xác minh trên một số nền tảng khác thậm chí có thể giúp bạn được xác minh trên TikTok mà không cần bất kỳ người theo dõi nào!
Bước 4: Trở nên lan truyền
Điều này có vẻ khá rõ ràng. Nhưng hầu hết các tài khoản TikTik đều có ít nhất một lần lan truyền lớn trước khi xác minh. Việc xuất hiện trên trang "Dành cho bạn" có thể là một yếu tố đưa bạn vào tầm ngắm của TikTok.
Hoạt động và mức độ tương tác cao là yếu tố chính mà TikTok tìm kiếm khi xác minh tài khoản. Mặc dù không có các yếu tố chính xác để lan truyền trên TikTok, nhưng có một số cách bạn có thể giúp ích cho trường hợp của mình. Dưới đây là một số con đường để làm điều đó:
- Bắt đầu video một cách hấp dẫn. Bạn phải đảm bảo video của mình thu hút sự chú ý trong vài giây đầu tiên. Nếu không người dùng sẽ chỉ cuộn qua bạn.
- Kể một câu chuyện. Không phải ai cũng là có thể kể chuyện. Tuy nhiên, những người có thể nói lên quan điểm của mình một cách hài hước hoặc sâu sắc một cách hiệu quả sẽ có lợi thế hơn.
- Giữ video càng ngắn càng tốt. TikTok xem xét thời lượng xem trung bình khi đánh giá chất lượng. Người xem có nhiều khả năng xem toàn bộ video dài 8 đến 10 giây hơn là một đoạn video dài một phút.
- Trả lời các bình luận. Điều này có thể giúp bạn thu hút những người theo dõi tiềm năng và đảm bảo nhiều người xem video của bạn hơn. Bạn nên cố gắng tạo một cộng đồng với mọi bài đăng.
Bước 5: Thực hiện theo các quy tắc
Giống như bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào, TikTok sẽ chỉ xác minh các tài khoản tuân theo các nguyên tắc cộng đồng và điều khoản dịch vụ của nó. Nếu bạn vi phạm các quy tắc đó, người kiểm duyệt của TikTok sẽ gắn cờ tài khoản của bạn. Bạn cũng nên nhớ rằng, một lá cờ cũng có khả năng ảnh hưởng đến cơ hội được xác minh của bạn.
Một mẹo cuối cùng
Mặc dù nghe có vẻ trái ngược, nhưng đừng quá tập trung vào việc xác minh. Nếu bạn làm theo các bước và đạt được các điểm ở trên một cách tự nhiên, chân thực, bạn sẽ đạt được điều đó.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về TikTok. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Hình ảnh là một trong những mục tiêu quan trọng trong giai đoạn cập nhật tiếp theo của Meta. Không chỉ thế, tính năng âm thanh trên Meta cũng đóng một vai trò quan trọng trong tương lai của nền tảng.
Tính năng âm thanh sẽ được phát triển theo AR và VR trong những lần cập nhật khác trên Meta. Nó sẽ đóng một vai trò quan trọng trong các tương tác nhập vai của người dùng. Đồng thời các âm thanh được nghe sẽ làm cho tâm trí và môi trường xung quanh trở nên sống động hơn.
Nghiên cứu mới nhất của Meta giúp tạo điều kiện cho trải nghiệm AR và VR chân thực hơn. Meta đang phát triển các công cụ âm thanh không gian mới đáp ứng với các môi trường khác nhau như được hiển thị trong hình ảnh.
Xem thêm:
- Meta hướng tới xã hội thực tế ảo VR với sự mở rộng của Horizon
- Cơ hội trong tương lai của Facebook AR và VR
Theo giải thích của Meta:
"Cho dù đó là hòa mình vào một bữa tiệc trong siêu thị hay xem một bộ phim gia đình trong phòng khách của bạn thông qua kính thực tế tăng cường (AR). Âm thanh đóng một vai trò trong việc trải nghiệm những khoảnh khắc này như thế nào? Chúng tôi hình dung một tương lai nơi mọi người có thể Kính AR. Sau đó hồi tưởng lại bộ nhớ ba chiều trông và âm thanh theo cách chính xác mà họ đã trải nghiệm. Hay họ sẽ cảm thấy đắm chìm bởi không chỉ đồ họa mà còn cả âm thanh khi chơi trò chơi trong thế giới ảo."
Điều đó có thể làm cho metaverse sắp tới trở nên nhập vai hơn nhiều. Thực sự metaverse có thể đóng một vai trò quan trọng hơn nhiều trong trải nghiệm so với những gì bạn có thể mong đợi ban đầu.
Meta đã chứng minh điều này, ít nhất ở một mức độ nào đó. Với phiên bản thế hệ đầu tiên của kính Ray-Ban Stories, bao gồm loa ngoài trời truyền âm thanh trực tiếp vào tai người dùng.
Để đưa các yếu tố âm thanh sống động sang giai đoạn tiếp theo. Meta đang tạo ra 3 mô hình mới để mở rộng âm thanh-hình ảnh cho các nhà phát triển.
"Những mô hình này, tập trung vào giọng nói và âm thanh của con người trong video. Chúng được thiết kế để thúc đẩy chúng ta hướng tới một thực tế sống động hơn với tốc độ nhanh hơn."
Theo ghi nhận của Giám đốc điều hành Meta, Mark Zuckerberg:
"Nhận được âm thanh không gian phù hợp sẽ là một trong những điều mang lại yếu tố" tuyệt vời "đó trong những gì chúng tôi đang xây dựng cho metaverse. Rất vui khi thấy điều này phát triển như thế nào."
Tương tự như các yếu tố âm thanh trong Ray-Ban Stories. Yếu tố 'wow' đó cũng có thể là yếu tố khiến nhiều người mua tai nghe VR hơn. Điều này có thể giúp mở ra giai đoạn kết nối kỹ thuật số mà Meta đang xây dựng.
Như vậy, nó có thể trở thành một bước tiến lớn và sẽ rất thú vị khi xem Meta trông như thế nào để xây dựng các công cụ âm thanh không gian nhằm nâng cao hệ thống VR và AR.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Facebook. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
TikTok không chỉ là một nền tảng giải trí với các định dạng video ngắn hấp dẫn. Hiện tại, TikTok đã và đang phát triển trở thành một nền tảng đa chức năng cho người dùng. Workshop Bí kíp vận hành - Khuấy đảo TikTok 2022 sẽ giúp bạn đọc vị nền tảng này.
TikTok đã trở nên phổ biến với các tính năng giải trí tiên phong khiến cho các "ông lớn" nền tảng giải trí phải "học theo". Không chỉ là giải trí mà TikTok giờ đây đang dần 'chen chân' vào thế giới thương mại điện tử đầy tiềm năng với TikTok Shop. Vậy liệu doanh nghiệp cần nắm bắt được những xu hướng nào để có thể tiếp cận nhanh chóng với người dùng. Thêm vào đó, liệu vận hành cửa hàng trên TikTok Shop có tương tự như trên các nền tảng khác. Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp tại Workshop Miễn phí: Bí kíp vận hành - Khuấy đảo TikTok 2022.
Xem thêm:
- TikTok chào đón tháng thời trang bùng nổ với #FashionForYou
- TikTok là nền tảng quảng cáo sáng tạo hàng đầu trên toàn cầu
Tham gia buổi Workshop bạn sẽ được tìm hiểu về:
- Trend & Insight - Khám phá xu hướng người dùng TikTok
- Bí kíp tăng thu nhập với TikTok và TikTok Shop
- Khuấy đảo TikTok Ads, mang về doanh thu khủng
- Lưu ý về các chính sách "buộc" nắm
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về TikTok. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Các thuật ngữ CPC là gì? Làm sao để có thể tối ưu hóa CPC cho các chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp.
CPC là gì?
CPC là chữ viết tắt tiếng Anh của từ Cost per Click. Đây là hình thức quảng cáo trả phí được thanh toán dựa vào số click/bấm vào quảng cáo. Hình thức này góp phần mang lại hiệu quả lợi nhuận cho các doanh nghiệp.
VD: khi người dùng trên Facebook bấm vào quảng cáo của bạn thì bạn sẽ mất một khoản tiền cho mỗi click. CPC tốt cho Lead Generation ( tìm kiếm và dẫn dụ người dùng).
CPC sẽ chỉ bị tính khi mọi người nhấp vào quảng cáo của bạn. Đó là lí do rõ ràng nhất để bạn lựa chọn hình thức quảng cáo CPC. Điều này có nghĩa là bạn có thể có được hàng ngàn "hiển thị miễn phí". Nếu bạn có ngân sách thấp (5 đô la một ngày hoặc thậm chí 20 đô la) và bạn không có thời gian để tối ưu hóa. Lúc này lựa chọn tối ưu nhất cho bạn vẫn là hình thức quảng cáo CPC.
Bên cạnh đó, CPC còn là một hệ thống quảng cáo thông minh. Nó cho phép lựa chọn khách hàng phân vùng mục tiêu theo nhiều tiêu chí phân khúc. Ví dụ: tuổi, giới tính,vị trí địa lí,...
Góp phần mang lại hiệu quả lợi nhuận cho các doanh nghiệp.
Ưu nhược điểm của hình thức quảng cáo CPC:
Mặc dù, bên cạnh CPC mang lại nhiều ưu điểm cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng cũng mang đến những nhược điểm khác nhau trong một số chiến dịch. Dưới đây là một vài ưu và nhược điểm mà CPC mang lại:
Ưu điểm: Ưu điểm lớn nhất của CPC đó chính là việc bạn sẽ tối ưu được ngân sách quảng cáo. Cụ thể trong trường hợp quảng cáo hiển thị đến những đối tượng người dùng không có nhu cầu với sản phẩm, dịch vụ. Lúc này, họ sẽ không nhấp vào quảng cáo thì doanh nghiệp bạn sẽ không mất bất kì khoản phí nào cả
Nhược điểm: Chi phí quảng cáo ở hình thức quảng cáo CPC có phần nhỉnh hơn một chút so với CPM. Doanh nghiệp chỉ có thể tối ưu mẫu quảng cáo mà không thể xác định được số lượt nhấp chuột hay những nhấp chuột phát sinh lợi ích trong một thời điểm cụ thể nào đó.
Tại sao CPC lại quan trọng?
CPC được lựa chọn phổ biến trong các chiến dịch vì những lợi thế mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Vậy tại sao CPC lại quan trọng trong các chiến dịch Marketing của thương hiệu?
- ROAS tương đối - lợi tức chi tiêu quảng cáo dựa trên ngân sách và CPC của bạn.
- Lập kế hoạch và dự báo lưu lượng truy cập ước tính dựa trên ngân sách của bạn.
- Thông tin chi tiết cạnh tranh về cách CPC trung bình của bạn so với thị trường.
- Độ mạnh quảng cáo tương đối của bạn.
Liên quan đến ROAS, hiểu giá mỗi nhấp chuột có thể giúp đưa ra các dự báo chính xác hơn.
Ví dụ: nếu bạn có giá mỗi nhấp chuột cao nhưng ngân sách hàng ngày thấp. Lúc này những nhấp chuột đó vào website của bạn phải làm việc chăm chỉ hơn nhiều để đạt được ROAS mục tiêu.
Điều đó có nghĩa là trải nghiệm người dùng của website (hoặc ứng dụng) cần được tối ưu hóa hoàn toàn để khuyến khích càng nhiều doanh số bán hàng càng tốt.
Một lý do khác khiến giá mỗi nhấp chuột quan trọng? Nó giúp bạn hiểu mức độ cạnh tranh của bạn trong các cuộc đấu giá từ khóa.
Nếu quảng cáo của bạn liên tục nhận được CTR (tỷ lệ nhấp) thấp. Lúc này một lý do lớn có thể là do CPC tối đa của bạn thấp hơn đối thủ cạnh tranh.
Giá mỗi nhấp chuột cũng là một yếu tố quyết định độ mạnh của quảng cáo và xếp hạng quảng cáo.
Nếu bạn có bản sao quảng cáo xuất sắc và trải nghiệm người dùng trực quan, nhưng CTR của quảng cáo thấp. Lúc này bạn có thể thu hẹp vấn đề xuống mức CPC tối đa của mình.
CPC tốt là gì?
Bạn đang thắc mắc CPC bao nhiêu là tốt? Câu trả lời là: Nó phụ thuộc. Tuy nhiên, vẫn có nhiều yếu tố sẽ giúp bạn có thể cải thiện CPC cho chiến dịch của mình.
Các yếu tố quyết định CPC tốt bao gồm:
- Ngành.
- Loại thiết bị.
- Loại đối sánh từ khóa.
- Cuộc đua, cuộc thi.
- Từ khóa thương hiệu so với không phải thương hiệu.
- Xếp hạng quảng cáo.
Hãy giải quyết yếu tố đầu tiên: Ngành. Các ngành khác nhau cho thấy có các CPC rất khác nhau.
Dựa trên một nghiên cứu đầu năm 2022 từ LOCALiQ của Wordstream, Luật sư và Dịch vụ pháp lý tự hào có CPC trung bình cao nhất là 8,67 đô la.
Ngành Bất động sản nằm ở mức thấp hơn, với CPC trung bình là 1,36 đô la.
Thông thường, sự cạnh tranh trên một từ khóa càng cao, thì CPC càng cao. Bạn cũng có thể mong đợi CPC trung bình sẽ thấp hơn nếu mức độ cạnh tranh thấp hơn.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Hướng đến mục đích mở rộng tính năng Reels trên toàn nền tảng. Meta đang thêm vào các tính năng nhằm làm mới Reels trên Facebook và Instagram. Đồng thời người dùng còn có thể tạo Reels từ các video có sẵn bằng Creator Studio.
Xem thêm:
- Instagram chia sẻ các tips để tối ưu content cho nội dung Reels
- Reels hiện đang tạo ra nhiều lượt tiếp cận nhất cho Instagram
Remix ảnh
Trên Instagram, được đăng bởi Lindsey Gamble trên mạng xã hội. Một số người dùng Instagram hiện đang được thông báo về tùy chọn 'Remix cho ảnh' mới khi đăng hình ảnh tĩnh trong ứng dụng.
Như Instagram giải thích, Remix ảnh cho phép người dùng tạo Reels dựa trên nội dung bài đăng trong nguồn cấp dữ liệu của người khác. Sau đó họ có thể tự tải xuống trên clip của riêng họ. Điều đó có nghĩa là mọi người có thể sử dụng lại nội dung của người khác theo cách họ thích. Tuy nhiên, bạn có thể tắt tùy chọn trong cài đặt của mình nếu bạn không muốn điều đó xảy ra.
Việc cho phép người dùng phối lại bất kỳ video trong Instagram. Việc này giúp nội dung trên nền tảng phong phú hơn bao giờ hết. Hiện tại, nội dung Stories chiếm hơn 20% thời gian trên ứng dụng. Do đó, thật hợp lý khi Instagram phát triển tính năng Reels trên nền tảng.
Việc nâng cao các tính năng trên Reels sẽ giúp các thương hiệu và người dùng tương tác đa dạng hơn. Reels đồng thời cũng giúp các thương hiệu thu hút khán giả tương tác tốt hơn với bài đăng. Đồng thời tính năng này còn giúp các thương hiệu mở rộng phạm vi tiếp cận.
Thêm vào đó, giờ đây người dùng đã có thể tạo các video Reels trên Meta thông qua Creator Studio.
Tạo Reels trên Creator Studio
Hiện tại người dùng có thể tạo các Reels thông qua các video hiện có thông qua Creator Studio. Vừa qua, Meta cũng đã thông báo tính năng Reels mới này cho toàn bộ người dùng trên nền tảng.
Meta sẽ cung cấp cho người dùng các hướng dẫn tạo các Reels từ video sẵn có. Không những thế người dùng cũng có thể sử dụng Creator Studio để tạo các Stories dạng ngắn.
Đây là một cách khác giúp các thương hiệu và nhà sáng tạo tạo ra nhiều video Reels hơn nữa. Việc này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển các nội dung ngắn qua Stories và Reels của Meta. Thêm vào đó, Meta hiện cũng đang tìm kiếm những cách mới để hiển thị nhiều video hơn nữa trên nền tảng.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Facebook. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Remarketing giúp thương hiệu tiếp cận lại người dùng trên cả website và mạng xã hội. Remarketing là gì? Các phương pháp Remarketing phổ biến nhất hiện nay.
Remarketing có lẽ là phương pháp tiếp cận người dùng hữu hiệu ở nhiều ngành nghề. Nhiều người dùng sẽ nhấp vào quảng cáo theo đuổi họ sau khi tìm hiểu một sản phẩm trên website. Do đó, khi được sử dụng đúng cách Remarketing sẽ trở thành công cụ hữu ích với nhiều ngành hàng khác nhau.
Xem thêm:
- SMS Marketing Trends – cơn gió mới cho doanh nghiệp SMEs
- Google Ads Dynamic – tính năng remarketing hiệu quả cho doanh nghiệp
Để tận dụng hiệu quả công cụ Remarketing cho thương hiệu của mình. Trước tiên hãy tìm hiểu Remarketing là gì?
Remarketing là gì?
Remarketing là một phương pháp Marketing cho phép bạn sử dụng quảng cáo để tiếp cận lại những người dùng đã tương tác với website hay các sản phẩm của thương hiệu.
Remarketing sử dụng pixel được đặt trên website để tiếp cận những cá nhân đã truy cập các trang cụ thể hoặc thực hiện các hoạt động nhất định.
Trong khi đó, Remarketing dựa trên mức độ tương tác cho phép bạn tiếp cận những người đã tương tác với nội dung của bạn hoặc đã xem video.
Dưới đây là 8 phương pháp Remarketing phổ biến hiện nay:
1. Người dùng nhấp vào trang giá
Nếu một người mua sắm truy cập vào trang định giá, họ có thể đang tiến xa hơn trong quá trình nghiên cứu sản phẩm so với những người khác xem trang chủ.
Họ có thể đang so sánh chi phí so với đối thủ cạnh tranh. Thậm chí là họ còn đào sâu vào các tính năng cụ thể có sẵn theo cấp giá. Đôi khi họ lại dễ dàng phản hồi với các cuộc gọi đến từ nhân viên tư vấn.
2. Khách truy cập trang cụ thể theo ngành
Việc phân chia khán giả theo ngành cụ thể đổi khi sẽ phức tạp. Đặc biệt khi bạn đang cố gắng tiếp cận với những chuyên gia trong từng ngành.
Nếu bạn có từng trang riêng cho từng ngành, bạn có thể tạo đối tượng Remarketing riêng biệt cho từng trang đó. Nếu không, bạn có thể tạo ra những nhóm chuyên gia cho từng ngành. Từ đây bạn có thể tạo ra các quảng cáo khác nhau để tiếp cận với từng người dùng theo nhu cầu của họ.
3. Remarketing trên nhiều kênh
Hãy tận dụng đa kênh để có thể tiếp cận với nhiều người dùng đã tiếp cận website và chiến dịch của bạn. Đây là một cách tuyệt với giúp bạn tiếp cận người dùng từ nền tảng này sang nền tảng khác.
Cách này cũng giúp bạn sử dụng nền tảng Remarketing tiết kiệm hơn so với một số nền tảng khác.
4. Người dùng đã bỏ sản phẩm vào giỏ hàng
Những người đã bỏ sản phẩm vào giỏ hàng là những người đã trải qua giai đoạn tìm kiếm sản phẩm mong muốn. Họ để sản phẩm mong muốn vào giỏ hàng và chỉ còn thiếu giai đoạn thanh toán.
Phương pháp Remarketing với những người dùng ở giai đoạn này chỉ là khuyến khích. Sử dụng các CTA kêu gọi người dùng quay lại giỏ hàng và hoàn tất bước thanh toán.
5. Người đã từng mua sản phẩm
Nếu ai đó đã mua hàng từ website của bạn trước đây. Lúc này bạn có thể sử dụng phương pháp Remarketing họ sau đó để khuyến khích họ mua hàng khác.
Các sản phẩm bạn quảng cáo và thời gian Remarketing trong tương lai phụ thuộc vào loại sản phẩm được mua.
Ví dụ, nếu ai đó vừa mua một chiếc ba lô mới. Đôi khi họ có thể sẵn sàng mua các thiết bị liên quan khác như dụng cụ leo núi.
Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý về tần suất xuất hiện trước mặt người dùng. Đôi khi xuất hiện quá nhiều sẽ mang lại ảnh hưởng tiêu cực với người dùng.
6. Chuyển đổi khách hàng lên kênh cao hơn
Đặc biệt trong giao dịch B2B, việc biến khách hàng tiềm năng thành người mua hàng thường khó khăn và mất thời gian. Thậm chí, việc này cũng cần rất nhiều sự tương tác giữa thương hiệu và người dùng.
Các doanh nghiệp có thể kêu gọi khách hàng tiềm năng tham dự các hội thảo miễn phí. Hay cũng có thể cung cấp cho họ các tài nguyên một cách miễn phí. Bạn cũng có thể thiết kế các biểu mẫu trên Website để người dùng có thể đăng ký tư vấn và nhận tài liệu từ bạn. Thậm chí là sử dụng các cách khác nhau để gia tăng điểm tiếp xúc với người dùng.
Bạn có thể xây dựng chiến dịch Remarketing cho những người đã tham gia các hội thảo hay tải các tài nguyên của bạn. Sau đó, bạn có thể thiết lập các chiến dịch để tiếp cận ở kênh thấp hơn như giới thiệu sản phẩm.
7. Người xem video
Remarketing trên nền tảng video sẽ giúp tiếp cận các người dùng chưa có ý định truy cập vào website. YouTube, Meta và LinkedIn là ba kênh phổ biến cho phép tạo chiến lược Remarketing.
Trong YouTube, bạn có thể phân đoạn mọi người dựa trên các tiêu chí sau:
- Đã xem bất kỳ video nào từ một kênh.
- Đã xem một số video nhất định.
- Đã xem bất kỳ video nào (dưới dạng quảng cáo) từ một kênh.
- Đã xem một số video nhất định (dưới dạng quảng cáo).
- Các tương tác trên kênh, bao gồm lượt truy cập, đăng ký và lượt thích video.
Trong Meta, bạn có thể phân đoạn mọi người dựa trên các tiêu chí sau cho bất kỳ video nào hoặc tập hợp video nào bạn chọn:
- Đã xem một video trong ít nhất 3, 10 hoặc 15 giây.
- Đã xem video đến 25%, 50%, 75% hoặc 95%.
Cuối cùng, LinkedIn cho phép bạn phân đoạn khán giả xem video theo 25%, 50%, 75% hoặc 95%.
8. Trang tương tác
Đối tượng tương tác trang Facebook / Instagram, có sẵn trong giao diện Quảng cáo Meta. Tính năng này cho phép một cách khác để nắm bắt ý định của người dùng bên ngoài website của bạn.
Nếu người dùng chọn thích hoặc bình luận trên một bài đăng trên Facebook. Lúc này bạn sẽ biết mức độ người dùng quan tâm đến những gì bạn cung cấp.
Hiện tại, bạn có thể nhắm mục tiêu mọi người dựa trên các tiêu chí sau:
- Những người thích hoặc theo dõi trang của bạn.
- Tất cả những người đã tương tác với trang của bạn.
- Bất kỳ ai đã truy cập trang của bạn.
- Những người tương tác với bất kỳ bài đăng hoặc quảng cáo nào.
- Những người đã nhấp vào bất kỳ nút gọi hành động nào.
- Những người đã gửi tin nhắn đến trang của bạn.
- Những người đã lưu trang của bạn hoặc một bài đăng.
Bạn cũng có thể kết hợp các tiêu chí này để bao gồm / loại trừ mọi người khỏi một nhóm để nhắm mục tiêu.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
TikTok là nền tảng quảng cáo đầy tiềm năng ở thời điểm hiện tại. Không chỉ thế TikTok còn được đánh giá là nền tảng quảng cáo sáng tạo hàng đầu trên toàn cầu.
TikTok được xem là ứng dụng vàng ở thời điểm hiện tại. Nền tảng sở hữu hơn 1 tỷ người dùng liên tục cuộn qua các video ngắn không hồi kết của nền tảng. Thậm chí những video này còn giữ chân người dùng bằng nội dung phù hợp với sở thích của họ thông qua thuật toán.
Theo khảo sát mới nhất của Kantar Media Reaction, TikTok được đánh giá là thương hiệu truyền thông toàn cầu sáng tạo nhất. Nghiên cứu cũng cho thấy người tiêu dùng xem quảng cáo TikTok là quảng cáo vui nhộn và thú vị nhất. Đồng thời TikTok cũng tăng mức độ tin tưởng tổng thể giữa các Marketer hiện nay.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách chạy quảng cáo TikTok Ads đơn giản nhất
- Hướng dẫn TikTok Shop và tất cả mọi điều bạn cần biết
TikTok là nền tảng quảng cáo sáng tạo nhất
Người dùng cho rằng các quảng cáo trên TikTok là thú vị nhất. Trong khi đó, các thương hiệu cũng đánh giá rằng quảng cáo trên TikTok là sáng tạo nhất.
TikTok luôn mang lại cho thương hiệu những cách sáng tạo nhất để tương tác với khán giả. Đồng thời nền tảng cũng thay đổi cách khán giả giải trí. Do đó, các quảng cáo trên TikTok cũng phải mang tính giải trí nhiều hơn các nền tảng khác. Các nội dung giải trí sẽ giúp thu hút sự chú ý cho quảng cáo trên TikTok.
Tiêu điểm nghiên cứu
Khán giả luôn cho rằng quảng cáo trên TikTok là thú vị nhất. TikTok đã mô phỏng lại trò chơi giải trí và người dùng hưởng ứng nó. Sức mạnh nội dung của TikTok bao gồm kết nối mọi người thông qua văn hóa, khám phá và cộng đồng.
TikTok đã thay đổi cái nhìn về nền kinh tế sáng tạo. Người sáng tạo đang trở nên thành công và nền tảng phù hợp nhất cho họ là TikTok. Trên TikTok, người sáng tạo là thành phần quan trọng trong bí quyết tạo ra thành công của chiến dịch.
Nền tảng luôn hướng đến xây dựng lòng tin với các Marketer. Do củng cố sự tin tưởng với người dùng nên TikTok ngày càng được các Marketer tin tưởng.
TikTok xếp thứ 2 về giá trị quảng cáo. Trong hai năm qua, TikTok xếp thứ nhất về giá trị quảng cáo. Mặc dù không đứng đầu trong 2022, nhưng TikTok đã duy trì một tiêu chuẩn rất cao đã góp phần vào một thứ hạng cao khác. Điều này quan trọng vì giá trị quảng cáo cao hơn sẽ thúc đẩy kết quả chiến dịch có tác động hơn cho các thương hiệu.
Cách đổi mới và nâng cao quảng cáo sáng tạo trên TikTok
TikTok hiện tại vẫn đang đứng số 1 về sự đổi mới trong quảng cáo sáng tạo. Dưới đây là một số cách sáng tạo giúp xây dựng thương hiệu trên TikTok:
Áp dụng phương pháp tiếp cận để gia tăng tương tác
Xây dựng chiến lược nội dung tích hợp thông qua việc kết hợp quảng cáo trả phí và nội dung không phải trả tiền. Trong khi đó việc tận dụng người sáng tạo là một cách thúc đẩy kết quả cho thương hiệu của bạn. Hãy nhớ: Không phải trả tiền + Có trả tiền = Luôn được Tương tác!
Bằng cách tham gia vào văn hóa cộng đồng của TikTok. Các nhà quảng cáo trên TikTok có cơ hội thể hiện là người cộng tác, thân thiết và dễ tiếp cận hơn với người dùng. Là một người tham gia tích cực sẽ mở ra cơ hội hợp tác đích thực.
Đòn bẩy người sáng tạo. Nội dung của người sáng tạo đang phát triển bối cảnh truyền thông hiện tại. Hợp tác với người sáng tạo để khuếch đại nội dung và đối tượng nghiên cứu của bạn theo những cách mà chỉ TikTok mới có thể làm được.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về TikTok. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
TikTok không chỉ là nền tảng giải trí mà còn là nơi thời trang và làm đẹp được nâng cao. Thậm chí nền tảng này còn là nơi giúp thúc đẩy các hoạt động trong ngành, nâng cao tiếng nói của người sáng tạo và thương hiệu mới.
Tháng thời trang không chỉ là cơ hội để đưa các nội dung về thời trang và làm đẹp hàng đầu. Mà còn là để tôn vinh những nhà sáng tạo, nhà thiết kế, người mẫu, thương hiệu thời trang và làm đẹp đa dạng. Tất cả đều là những nội dung đa dạng, truyền cảm hứng cho niềm vui và sự sáng tạo trên nền tảng.
Tháng thời trang tập trung vào #FashionForYou. Đây là một sự tôn vinh toàn diện về phong cách cá nhân, thể hiện bản thân và độc đáo. Cho dù bạn đang ở đường phố Paris hay đang sải bước trên hành lang ở nhà. #FashionForYou khuyến khích toàn bộ cộng đồng của chúng ta tham gia vào xu hướng thời trang bất kể họ ở đâu. Từ 9/9 đến 14/10, TikTok sẽ mang đến cho cộng đồng một tháng đầy ắp các chương trình dành riêng để biến ước mơ #FashionMonth của họ thành hiện thực.
Những nhà sáng tạo nổi bật trong lĩnh vực Thời trang & Làm đẹp
Trong hai năm qua, TikTok luôn làm nổi bật một số nhà sáng tạo thời trang và làm đẹp hàng đầu. Cho dù họ tập trung vào thời trang bền vững, thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập trong ngành hay giới thiệu các xu hướng thời trang táo bạo. TikTok luôn hướng họ như những nhà sáng tạo hàng đầu trong lĩnh vực Thời trang và làm đẹp.
Những người đi đầu trong lĩnh vực Thời trang & Làm đẹp của TikTok năm 2022 là:
- @antonibumba - Antoni Bumba
- @dylanmulvaney - Dylan Mulvaney
- @estertaniaj - Ester Tania
- @griffinmaxwellbrooks - Griffin Maxwell Brooks
- @ hal.baddie - Devin Halbal
- @itsjakeflemm - Jake Fleming
- @jaegurley - Jae Gurley
- @kristinazias - Kristina Zias
- @lexsonator - Lexson Millington
- @lilrotini - Arabella Bartelloni
- @mathieusimoneau - Mathieu Simoneau
- @meicrosoft - Mei Pang
- @pierrahh - Pierrah Hilaire
- @saracampz - Sara Camposarcone
- @slimreaperofficial - Nydia Twitty
- @theeglamnaija - Nai❤️Jelee
- @tinyjewishgirl - Clara Perlmutter
- @ttaanyaa - Tanya Ravichandran
- @xoxoemira - Emira D’spain
Trao đổi trực tiếp với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thời trang và làm đẹp
Để chào đón tháng thời trang, TikTok đã tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp với các chuyên gia hàng đầu trong ngành. Trong buổi phát sóng này, người dùng hoàn toàn có thể trò chuyện trực tiếp với các chuyên gia. Dưới đây là danh sách một số buổi phát trực tiếp:
- 13/9: "Hãy sẵn sàng cùng tôi" đi chơi đêm tại NYFW với @juliafox và @papermagazine
- 19/9: Chuyến tham quan Sneaker với @ 24kgoldn
- 27/9: Tham quan Tuần lễ thời trang Paris với @christinechiu và @whowhatwear
- 28/9: Tham quan tủ quần áo và kiểm tra độ thích hợp với Maluma (@papijuancho)
Sự kết hợp giữa các nhà thiết kế và Tạp chí Vogue
Trong tháng thời trang, TikTok hiện đang làm việc để giới thiệu các nhà thiết kế với cộng đồng TikTok và Vogue Runway. Tạp chí Vogue sẽ giới thiệu bốn nhà thiết kế khác nhau trên khắp thế giới khi họ chỉ ra các xu hướng phổ biến hiện tại. Hãy nhớ theo dõi @voguemagazine trong suốt tháng thời trang để xem những nhà thiết kế nào đang được chú ý!
#Fashion
TikTok khuyến khích người dùng nâng cao vẻ đẹp của mình lên một tầm cao mới trong tháng thời trang.
- Hiệu ứng Fenty Match Stix Snatch TikTok. @fentybeauty đã hợp tác với người sáng tạo @gracechoi để tạo ra hiệu ứng mới này. Hiệu ứng này cho phép người dùng tìm thấy đường viền và điểm nhấn hoàn hảo của họ.
- Bộ lọc ảnh bìa của Willow Smith. @glamouruk đã hợp tác với người sáng tạo @blahblahbalraj để tạo ra một hiệu ứng mới mang đến cho cộng đồng TikTok cơ hội tạo lại diện mạo của Willow Smith từ buổi chụp ảnh bìa Glamour UK vào tháng 9 năm 2022 của cô ấy.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về TikTok. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
TikTok đang tung ra một sáng kiến mới để giúp các doanh nghiệp nhỏ tìm hiểu các mẹo và thủ thuật chính để tối đa hóa thành công. Giờ đây các SMEs có thể học với TikTok về cách Marketing kênh của họ.
Chương trình học Marketing với TikTok có tên là 'Follow Me'
Chương trình giáo dục miễn phí mới sẽ bao gồm một loạt các mẹo và thông tin chi tiết của chuyên gia. Nội dung này sẽ giúp doanh nghiệp tinh chỉnh và cải thiện phương pháp Marketing trên TikTok của bạn.
Chuỗi 6 tuần học dựa trên email sẽ cung cấp tổng quan về các lưu ý chính về phương pháp hay nhất. Nội dung bao gồm
- Giới thiệu về TikTok Follow Me
- Thiết lập tài khoản doanh nghiệp
- Sáng tạo trên TikTok
- Thúc đẩy lượt tiếp cận và kết quả
- Cách sử dụng Ads Manager
- Giữ đà cho kênh TikTok tiếp tục phát triển
Theo giải thích của TikTok:
"Chương trình sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp SMEs các tài nguyên về cách bắt đầu trên TikTok. Follow Me sẽ đóng vai trò là hướng dẫn cho các SMB muốn chia sẻ câu chuyện của họ, xây dựng cộng đồng của họ trên TikTok và đạt được các mục tiêu kinh doanh của họ. ”
Khóa học cũng sẽ bao gồm thông tin chi tiết từ các Đại sứ doanh nghiệp nhỏ của TikTok. Họ bao gồm Cassie Sorenson, Tassel Amor và Jacob Zander chia sẽ cách doanh nghiệp của họ xây dựng nội dung trên TikTok.
"Cassie và Jacob sẽ chia sẻ hành trình TikTok của họ. Đồng thời họ cũng cung cấp các mẹo về cách khai thác tốt nhất sức mạnh của cộng đồng và giải trí. Để từ đây thúc đẩy kết quả kinh doanh thực sự."
Đó có thể là một cách tốt để học trực tiếp từ những người đã thành công trên TikTok
Họ là những người đang tiếp tục phát triển và thống trị xu hướng văn hóa đại chúng. Nhiều doanh nghiệp thực sự đang xem xét cách họ có thể truy cập vào TikTok. Để từ đây họ có thể tăng cường quảng bá và nhận biết thương hiệu.
Theo ước tính, TikTok đang trên đà vượt 1,5 tỷ người dùng vào năm 2022. Điều này sẽ khiến nó trở thành một trong ba nền tảng truyền thông xã hội hàng đầu trên thế giới tính theo tổng số người dùng. Sự phổ biến ở khắp mọi nơi có thể rất có giá trị trong việc nâng cao nhận thức về thương hiệu và đạt được đối tượng rộng hơn.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về TikTok. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
YouTube được biết đến không chỉ là một nơi giúp người dùng có thể giải trí. Mà giờ đây YouTube còn là nền tảng cung cấp các nội dung thiên về giáo dục. Ngoài ra, nền tảng cũng tạo ra tính năng kiếm tiền trên YouTube dành riêng cho các nhà sáng tạo nội dung giáo dục.
Cho dù cần trợ giúp về một dự án tự làm hay bạn đang tìm trợ giúp về bài tập. YouTube đã trở thành nguồn tài nguyên giáo cho nhiều người dùng. Hiện tại, với khoảng 93% người xem YouTube hiện đang sử dụng nền tảng này để thu thập thông tin.
Dựa vào vấn đề này, YouTube hôm nay đã công bố một trình phát YouTube dành riêng cho giáo dục. Trình phát này hiện cho phép các nhà giáo dục hiển thị nội dung YouTube mà không có quảng cáo thông qua một số nền tảng của bên thứ ba. Đồng thời YouTube cũng cung cấp cho những người sáng tạo đủ điều kiện tùy chọn cung cấp các khóa học miễn phí hoặc trả phí trực tiếp trong -ứng dụng. Do đó, các nhà sáng tạo lúc này hoàn toàn có thể kiếm tiền trên YouTube.
Xem thêm:
- YouTube cập nhật tính năng trả lời bình luận bằng Shorts
- YouTube thêm chỉ số vào ứng dụng và cách quản lý Livestreams mới
Theo YouTube - tính năng giáo dục mới bao gồm:
“Để cải thiện trải nghiệm YouTube trong môi trường giáo dục trên toàn cầu. YouTube sẽ ra mắt YouTube Player for Education. Đây sẽ là một trình phát YouTube nhúng mới hiển thị nội dung trên các ứng dụng giáo dục. Đồng thời trình phát này sẽ được sử dụng mà không gây phiền nhiễu như quảng cáo, liên kết bên ngoài hoặc đề xuất."
Điều đó sẽ giúp giáo viên sử dụng nội dung YouTube trong chương trình giảng dạy của họ. Đồng thời họ còn có thể chia sẻ các liên kết có liên quan với học sinh mà không bị gián đoạn thêm.
YouTube cho biết họ đang hợp tác với các công ty công ty giáo dục lâu đời như EDpuzzle, Đại học Purdue và Purdue Global trong giai đoạn đầu của sáng kiến. Hiện tại các công ty này cũng có kế hoạch mở rộng thêm trong tương lai gần.
Cũng cần lưu ý rằng YouTube đã có sẵn thông qua Google Classroom
Hiện tính năng này đang được sử dụng bởi hơn 150 triệu sinh viên, nhà giáo dục và các nhà lãnh đạo trường học trên khắp thế giới. YouTube cho biết Player for Education mới cải thiện trải nghiệm Lớp học. Đồng thời tính năng này cũng sẽ cung cấp các cải tiến cho những người dùng này.
Ngoài ra, YouTube hiện sẽ mang đến cho một số người sáng tạo cơ hội cung cấp các khóa học miễn phí hoặc trả phí. Các nội dung trả phí được phát triển để có thể cung cấp trải nghiệm học tập có cấu trúc và chuyên sâu cho người xem".
Các khóa học mới của YouTube sẽ có thể được mua trực tiếp trong ứng dụng. Từ đây YouTube đã mở ra một con đường khác cho các nhà giáo dục kiếm tiền từ nội dung trên nền tảng."
Trước tiên, YouTube sẽ ra mắt Khóa học ở Hoa Kỳ và Hàn Quốc, trước khi mở rộng sang nhiều quốc gia hơn trong tương lai. Ban đầu, tùy chọn này sẽ chỉ khả dụng cho những người sáng tạo YouTube được chọn.
Và cuối cùng, YouTube cũng bổ sung Câu đố. Tính năng này sẽ cho phép người sáng tạo giúp người xem kiểm tra kiến thức của họ.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Google. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
YouTube bổ sung Sở thích xem, Hoạt động xem và Thông tin chi tiết được cá nhân hóa để giúp người sáng tạo xác định các nội dung độc nhất của họ. Tất cả sẽ được cập nhật như một tính năng mới trên YouTube Research.
Xem thêm:
- YouTube ra mắt tính năng Podcasts mới trên toàn nền tảng
- YouTube cập nhật tính năng trả lời bình luận bằng Shorts
Dựa trên sự thành công của YouTube Search Insights, một tính năng nghiên cứu từ khóa được phát hành vào 2021. Nền tảng chia sẻ video hiện đang thử nghiệm 3 tính năng mới trên tab Nghiên cứu Analytics.
Các tính năng mới, Sở thích xem, Hoạt động xem và Thông tin chi tiết được cá nhân hóa. Tính năng này nhằm giúp người sáng tạo nội dung xác định các lĩnh vực mà khán giả quan tâm.
Các tính năng YouTube Research mới sẽ được ra mắt
Thông tin chi tiết về tìm kiếm được ra mắt với mục tiêu giúp người sáng tạo phát triển nội dung xoay quanh các chủ đề tiềm năng mà khán giả của họ quan tâm. Tính năng này hiện tại đã nhận được phản hồi tích cực. Hiện tại có đến "80% người sáng tạo trong thử nghiệm bày tỏ sự hài lòng với công cụ này" theo Pierce Vollucci, Giám đốc sản phẩm cấp cao của YouTube trong video.
Mặc dù YouTube đã và đang làm việc để mở rộng tính năng này nhằm bao gồm nhiều ngôn ngữ và thị trường hơn. Tuy nhiên tính năng Search Insights hiện chỉ cung cấp thông tin về những gì người xem đang tìm kiếm.
Các tính năng mới được công bố, Sở thích theo dõi, Hoạt động xem và Thông tin chi tiết được cá nhân hóa. Tất cả sẽ giúp người sáng tạo nội dung tìm thấy các lĩnh vực mới mà họ hướng đến. Bên cạnh đó các nội dung này còn có thể khiến người xem quan tâm.
Sở thích theo dõi nhằm giúp người sáng tạo nội dung xác định các video hàng đầu, video mới nổi hoặc video gần đây trong một chủ đề. Điều này nhằm cho phép họ tận dụng các chủ đề và video thịnh hành hiện tại.
Hoạt động xem sẽ hiển thị những loại nội dung mà khán giả của người sáng tạo đang xem. Điều này có thể sử dụng để đánh giá mức độ quan tâm đến các loại nội dung liên quan.
Thông tin chi tiết được cá nhân hóa sẽ được tùy chỉnh cho phù hợp với kênh của người sáng tạo
Tính năng này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về sở thích độc đáo của khán giả hoặc các video đã lưu của họ. Tính năng lưu, ban đầu chỉ có trên máy tính để bàn. Tuy nhiên, giờ đây tính năng này cũng đã có trong ứng dụng dành cho thiết bị di động.
"Người sáng tạo thường lấy cảm hứng từ các video ở các ngách liền kề. Vì vậy, chúng tôi đánh dấu chủ đề hoặc khu vực có liên quan gần với nội dung hiện tại". Vollucci cho biết trong video.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Google. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn
Instagram vừa ra thông báo sẽ khởi động lại tính năng "repost" nội dung cho một nhóm nhỏ người dùng. Tuy nhiên, nền tảng vẫn chưa chỉ ra rõ đâu là nhóm đối tượng sẽ được thử nghiệm.
Tab Repost đang được kiểm tra
Matt Navara, một nhà tư vấn truyền thông xã hội, đã chụp ảnh màn hình Instagram của Adam Mosseri, Giám đốc hiện tại của Instagram. Anh ấy đã chia sẻ nó cho những người theo dõi Twitter của mình vào 7/9.
Khi nhìn vào màn hình, người dùng có lẽ đã nhận ra tab Repost. Tab này có lẽ sẽ chứa các nội dung đã được người dùng đăng lại trên nền tảng. Nếu may mắn, một số người dùng sẽ nhận được lời mời trải nghiệm thử tính năng mới mẻ này của nền tảng. Theo như dự đoán, có vẻ Instagram đã ấp ủ dự án này khá lâu. Hiện tại nền tảng này đang triển khai các bản thử nghiệm Beta cho tính năng này trên toàn cầu.
Xem thêm:
- Instagram chia sẻ các tips để tối ưu content cho nội dung Reels
- Reels hiện đang tạo ra nhiều lượt tiếp cận nhất cho Instagram
Theo kịp các nền tảng khác
Tính năng Repost nội dung trên Instagram dường như còn lâu mới xuất hiện. Nền tảng này đã cho phép người dùng chia sẻ các bài đăng trong câu chuyện của họ. Tuy nhiên, người dùng lại không thể chia sẻ trong nguồn cấp dữ liệu của họ.
Twitter từ lâu đã công bố loại tính năng này với chức năng Retweet. Tính năng này hiện cho phép người dùng chia sẻ lại các tweet từ người dùng đến nguồn cấp dữ liệu Twitter của họ.
TikTok cũng đã tham gia nhóm chia sẻ lại bằng cách thử nghiệm phiên bản đăng lại của riêng mình. Tuy nhiên, nó không có khả năng hiển thị tất cả các bài đăng được chia sẻ của người dùng.
Tại sao điều này lại quan trọng ?
Từ trước đến nay, người dùng Instagram phải sử dụng ứng dụng của bên thứ 3 để có thể đăng lại nội dung. Việc kết nối các ứng dụng của bên thứ 3 với bất kỳ hồ sơ nào đều có nguy cơ ảnh hưởng đến quyền riêng tư và các vấn đề bảo mật.
Bằng cách thêm tính năng Repost, người dùng có thể loại bỏ các ứng dụng bên thứ 3 không mong muốn và có thể đăng lại nguyên bản.
Ngoài ra, tính năng Repost cho phép người dùng chia sẻ lại nội dung trực tiếp trong nguồn cấp dữ liệu của họ. Thay vì trước đây họ chỉ có thể đăng lại Story.
Từ góc độ nội dung, tính năng Repost tạo cơ hội cho người tạo nội dung được khám phá nhanh hơn. Vì người dùng có thể chia sẻ nội dung trực tiếp lên nguồn cấp dữ liệu của họ, nên các nội dung chia sẻ lại đều có nguồn.
Hiện nay chỉ có một số người dùng nhất định có thể thử nghiệm tính năng mới này của Instagram. Tuy nhiên, nền tảng cũng không nêu khi nào tính năng này sẽ được công bố chính thức.
Adsplus.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ Adsplus để biết thêm những thông tin mới nhất về Facebook. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
- Tham khảo các gói setup tài khoản quảng cáo Google Ads, Facebook Ads tại 1ad.vn